phần ở nước ta
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng hoá của sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó, hệ thống lợi ích kinh tế cũng có tính đa dạng, gồm có: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân người sản xuất kinh doanh và lợi ích cá nhân người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.
Trong hệ thống các lợi ích đó, lợi ích xã hội giữ vai trò chủ đạo vì nó quyết định mục đích, phương hướng phát triển của nền sản xuất xã hội. Còn lợi ích kinh tế cá nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất, bởi vì: một là, nó là lợi ích thiết thực nhất, gắn liền với từng cá nhân người sản xuất kinh doanh, cá nhân người lao động; hai là, nó là cơ sở để thực hiện lợi ích tập thể và lợi ích xã hội: dân có giàu, nước mới mạnh.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các lợi ích trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: các lợi ích đó là những bộ phận cấu thành cùng tồn tại trong một hệ thống kinh tế xã hội, trong đó lợi ích cá nhân là cơ sở đẻ thực hiện lợi ích tập thể và xã hội. Lợi ích xã hội và lợi ích tập thể lại tạo điều kiện thúc đẩy và làm cho lợi ích cá nhân được thực hiện tốt hơn. Sự thống nhất và nhất trí giữa các loại lợi ích là động lực cơ bản của nền sản xuất xã hội. Ăng- ghen đã chỉ rõ: “Ở đâu không có sự nhất trí về lợi ích thì ở đó sẽ không có sự nhất trí về mục đích, lí tưởng, chứ đừng mong có sự nhất trí trong hành động”.
Mặt mâu thuẫn giữa các loại lợi ích thể hiện ở sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Nhìn chung, mỗi chủ thể thường có xu hướng thiên về theo đuổi lợi ích cá nhân, làm thiệt hại đến lợi ích tập thể và xã hội.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là trong quản lí kinh tế cần phải biết khéo kết hợp lợi ích xà hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân; lợi ích giữa các thành phần kinh tế với nhau để nhằm tạo ra và phát huy đầy đủ động lực cơ bản của nền sản xuất xã hội.