Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 101 - 102)

Trước hết, cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới; tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp đối với các nước và cụ thể hóa đối với nước ta. Trong đó, cần chú ý tới sự chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm; xu hướng đa trung tâm, đa tầng nấc đang ngày càng được khẳng định; nền tảng kinh tế thế giới có những chuyển dịch căn bản do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của công nghệ thông tin.

Đánh giá được những điều kiện khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế nước ta. Cần làm rõ vị trí của Việt nam để xác định khả năng và điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập.

Trong xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước nhằm đúc rút cả những bài học thành công và thất bại của họ để tránh đi vào những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu hậu quả.

101 1

Xây dựng phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế phải đề cao tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn về năng lực kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiềm lực khoa học công nghệ và lao động theo hướng tích cực, chủ động.

Chiến lược hội nhập kinh tế phải gắn với tiến trình hội nhập toàn diện đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thế giới và các tác động mặt trái phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế.

6.2.3.3. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế vàthực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 101 - 102)