Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 104 - 107)

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự chủ của một quốc gia là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.

Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác. Trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung vào một số biện pháp sau:

(1) Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển sang tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu.

(2) Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, tạo nền tảng cho phát triển ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường cần gắn kết chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và xúc tiến quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của sản phẩm hàng hóa trong nước;

(3) Quy định chặt chẽ và mạnh dạn trong đổi mới công nghệ. Đi liền với quá trình du nhập công nghệ, cần tăng nguồn tài chính đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, nhằm từng bước nghiên cứu phát triển, tiến tới tự chủ dần về công nghệ.

Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp

104 4

ứng yêu cầu và lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển đồng thời qua đó phát huy vai trò của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước, các tổ chức khu vực và thế giới. Để chủ động HNKTQT một cách có hiệu quả, trong thời gian tới cần chú ý thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

(1) Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện các FTA yêu cầu ở cấp độ cao hơn trong hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư...; có đại diện làm việc tại các tổ chức thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp quốc tế.

(2) Huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: cải cách thể chế; phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực.

(3) Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới

(4) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hành chính, đặc biệt là tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại để tạo sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Vấn đề thảo luận

1. Hãy thảo luận lịch sử phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp, làm rõ những tác động của các cuộc cách mạng đối với sự phát triển của xã hội loài người? Xuất phát từ vị trí của bản thân, thảo luận và trình bày về trách nhiệm của mình cần đóng góp gì để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư? 2. Hãy thảo luận để làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập

kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của Việt Nam? Việt Nam cần phải thích ứng với những tác động đó như thế nào?.

3. Có người nói, toàn cầu hóa kinh tế chính là chủ nghĩa tư bản toàn cầu, toàn

105 5

cầu hóa chính là Mỹ hóa; về vấn đề này, hãy phân tích, đánh giá và trình bày nguyên nhân hình thành cùng với hiệu ứng mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin (chương trình không chuyên)

2. Chỉ thị 16/CT-TTg (2017) “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

3. Jeremy Rifkin (2014), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bản dịch tiếng Việt, Nxb Lao động xã hội, H.

4. Manfred B. Steger (2011), Toàn cầu hóa, Nxb Tri thức.

Klaus Schwab (2015): Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, (Bộ ngoại giao dịch và hiệu đính), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2018.

106 6

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w