Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 72)

Việt Nam

Trước Đổi mới 1986, ở Việt Nam có quan niệm cho rằng dưới CNXH hãy còn sản xuất hàng hóa. Phạm vi hoạt động của qui luật giá trị ngày càng bị thu hẹp. Do đó những phạm trù kinh tế có liên quan (như giá cả, tiền lương ...) đã bị tước đoạt mất nội dung kinh tế chính trị của nó.

Nhận thức mới hiện nay cho rằng nền kinh tế định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường, quan hệ hàng hóa - tiền tệ là quan hệ đích thực của CNXH chứ không phải là tàn dư của CNTB. Đó là vì: một là, phân công lao động xã hội - cơ sở chung của sản xuất hàng hóa - được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; hai là, trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp), cho nên vẫn có sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng và phát triển ở nước ta không phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, cũng không phải là kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa; nó cũng chưa phải là kinh tế thị trường XHCN mà là kinh tế thị trường định hướng XHCN vì chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH vừa có, vừa chưa có đầy đủ các yếu tố XHCN.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, vừa mang những đặc điểm chung của kinh tế thị trường hiện đại đã và đang tồn tại, phát triển ở các nước trên thế giới hiện nay, tuân theo những qui luật của kinh tế thị trường (nếu không thấy cái chung sẽ rơi vào siêu hình); vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của Việt Nam (nếu không thấy cái riêng là sai lầm về nguyên tắc).

Sau đây là những đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam xét trên các mặt mục tiêu, sở hữu, cơ chế vận hành, cơ chế phân phối.

Sau đây là những đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam xét trên các mặt mục tiêu, sở hữu, cơ chế vận hành, cơ chế phân phối. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Việc phát triển LLSX hiện đại gắn liền với việc xây dựng QHSX mới, XHCN. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính định hướng XHCN trong xây dựng QHSX là: phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Cho nên tiêu thức để phân biệt kinh tế thị trường ở Việt Nam với kinh tế thị trường khác là ở mục tiêu kinh tế-xã hội: CNXH vì cá nhân con người, vì tự do dân chủ, công bằng và hạnh phúc của cá nhân con người dưới CNXH. Nói cách khác, vì mục tiêu dân giàu, nươc mạnh, xã

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w