Địa tô chênh lệch

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 48)

Ruộng đất là TLSX cơ bản trong nông nghiệp, có những đặc điểm sau: đại bộ phận là ruộng đất xấu, diện tích có hạn và không thể tăng lên được. Hơn nữa ruộng đất đều có sự độc quyền kinh doanh của các nhà tư bản. Nhà TB nào kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình sẽ thu được p siêu ngạch tương đối ổn định và lâu dài, p siêu ngạch này sẽ chuyển hóa thành địa tô chênh lệch rơi vào tay chủ ruộng đất, nhà TB kinh doanh nông nghiệp thì được p bình quân.

Trong nông nghiệp nếu chỉ canh tác trên ruộng đất tốt, trung bình và gần thị trường thì không đủ để thỏa mãn nhu cầu xã hội, nên các ruộng đất xấu và ở xa cũng được đưa vào canh tác. Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm là do điều kiện trên ruộng đất xấu quyết định. Như vậy tư bản đầu tư trên ruộng đất có điều kiện thuận lợi sẽ có năng suất cao hơn, có giác cả sản xuất cá biệt thấp hơn. Khi bán nông phẩm ra theo giá cả thị trường sẽ thu được p siêu ngạch, p siêu ngạch đó sẽ chuyển hóa thành địa tô chênh lệch roi vào túi chủ ruộng đất.

Vậy địa tô chênh lệch là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi, là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất thị trường được xác định ởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu với giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và đại tô chênh lệch II - Địa tô chênh lệch I: là địa tô thu được gắn với độ màu mỡ và vị trí của đất đai. Có thể trình bày cơ chế hình thành địa tô chênh lệch I như sau:

Loại ruộng C+V P bq lượngSản Giá cả sx cá biệt Giá cả sx chung RCLI.1 Tổng 1 tạ 1 tạ Tổng Tốt 100 20 6 tạ 120 20 30 180 +60 Trung bình 100 20 5 tạ 120 24 30 150 +30 Xấu 100 20 4 tạ 120 30 30 120 0

Loại ruộng C+V P bq Chi phí vận tải Sản lượng Giá cả sx cá biệt Giá cả sx chung RCL1.2 Tổng 1 tạ 1 tạ Tổng Gần 100 2 0 0 4 tạ 120 30 33 132 +12 Xa 100 2 0 12 4 tạ 132 33 33 132 0

Qua hai bảng trên ta thấy rằng, với những chi phí như nhau, các mảnh ruộng đất tốt xấu khác nhau sẽ có sản lượng khác nhau, giá cả sản xuất cá biệt của 1 tạ sẽ khác nhau: 30, 24, 20. Nhưng hàng hóa bán ra là theo giá cả thị trường 30. Trên mảnh ruộng đất tốt và trung bình sẽ có p siêu ngạch (60 và 120), p siêu ngạch này sẽ biến thành địa tô chênh lệch I rơi vào túi chủ ruộng, còn nhà TB kinh doanh nông nghiệp thì được p bình quân.

- Địa tô chênh lệch II: là địa tô do thâm canh mà có. Thâm canh là liên tục đầu tư thêm trên cùng một mảnh ruộng. TB đầu tư thêm có hiệu quả cao hơn so với TB đầu tư có hiệu quả thấp trên ruộng xấu thì số TB đầu tư thêm này sẽ có p siêu ngạch. Trước khi hợp đồng thuê đất chưa hết hạn, p siêu ngạch này thuộc về nhà TB kinh doanh nông nghiệp. Khi ký lại hợp đồng, chủ ruộng đất sẽ nâng mức tô lên, qua đó chiếm hữu dược địa tô chênh lệch II.

Vì lẽ đó, chủ đất muốn thời hạn thuê đất ngắn, còn nhà TB thuê đất muốn thuê thời hạn dài và thường là chủ đất thắng thế. Cho nên các nhà TB thuê đất chỉ nghĩ cách vắt kiệt dộ màu mỡ ruộng đất trong thời gian thuê đất. Marx đã chỉ rõ rằng: “Mỗi một bước tiến trong nông nghiệp TBCN không những là một sự tiến bộ về nghệ thuật bóc lột công nhân mà còn là một sự tiến bộ về nghệ thuật cướp bóc màu mỡ ruộng đất; mỗi một sự tiến bộ về nâng cao trình độ màu mỡ của ruộng đất trong môyj thời gian nhất định cũng đồng thời là sự tiến bộ trong việc phá họai các nguồn màu mỡ lâu dài của đất đai”. Đó là mâu thuẫn của nền nông nghiệp TBCN.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 48)