Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhànước trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 55)

luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên.

Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước “của mình” và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.

Thứ năm, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên; là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.

Sự phân chia lãnh thổ xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 - 1945 và các cuộc chiến tranh cục bộ.

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của CNTB về mặt kinh tế là sự thống trị của độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

4.2. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thịtrường trường

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w