Lý luận của V.I.Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 56 - 57)

Sự thống trị và bành trướng sức mạnh của độc quyền tư nhân trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, một mặt thúc đẩy nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, mặc khác, kìm hãm và đe doạ tới sự ổn định của chế độ chính trị. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong tình hình đó, thúc đẩy trình độ độc quyền lên trạng thái cao hơn - độc quyền nhà nước. Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các đặc trưng kinh tế chủ yếu sau:

- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước

Là sự thâm nhập của các nhà tư bản độc quyền vào bộ máy nhà nước và ngược lại. Sự kết hợp về nhân sự được thể hiện ở chỗ thông qua các hội chủ, một mặt các đại biểu của các tổ chức độc quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu của các tổ chức độc quyền.

Sự xâm nhập lẫn nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước

+ Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân đồng thời làm gia tăng sở hữu nhà nước.

+ Sở hữu nhà nước không chỉ bao gồm những động sản và bất động sản cho hoạt động của bộ máy nhà nước, mà gồm cả những doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội. Sở hữu nhà nước được hình thành dưới nhiều cách thức khác nhau: xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách; quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại ; nhà nước mua cổ phần của các xí nghệp tư nhân...

Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các chức năng quan trọng sau:

+ Bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bằng việc tham gia vào những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và trình độ nghiên cứu khoa học cao.

+ Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.

trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.

Như vậy sở hữu nhà nước phản ánh xuyên tạc bản chất của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, vì nó biểu hiện ra như “có tính xã hội”; song thực tế nó vẫn là sở hữu tư bản tập thể của tư bản độc quyền.

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

Sự tham gia của nhà nước tư sản vào việc điều tiết quá trình kinh tế thông qua hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước, là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền.

Biểu hiện rõ nét nhất trong sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là các chính sách kinh tế trên nhiều lĩnh vực bao gồm: chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát, chính sách tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội, chính sách kinh tế đối ngoại.. .Các công cụ chủ yếu nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiện các chính sách kinh tế là: ngân sách thuế, hệ thống tiền tệ - tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa hay chương trình kinh tế và các công cụ hành chính - pháp lý.

4.3. Mối quan hệ giữa cạnh tranh - độc quyền và sự hoạt động của quyluật giá trị, quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn độc quyền

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 56 - 57)