Quá trình sản xuấ tm và những kết luận rút ra được

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 36)

* Ví dụ nhà TB sản xuất sợi với những giả định sau đây:

- Để sản xuất 20kg sợi cần 20kg bông và giá trị của 20 kg bông biểu hiện bằng tiền là 20 USD

- Để sẩn xuất 20kg bông thành sợi phải lao động 12 giờ và hao mòn máy móc là 4 USD

- Giá trị SLĐ trong 1 ng ày (12 giờ) làm việc biểu hiện bằng tiền là 3 USD - Trong 1 giờ lao động, công nhân tạo ra một giá trị mới biểu hiện bằng tiền là

0,5 USD

Sau 1 ngày (12 giờ) có kết quả như sau:

Chi phí sản xuất Giá trị của 20 kg sợi

Tiền mua bông 20 USD Gía trị của bông chuyển vào

sợi 20 USD

Tiền hao mòn máy 4

USD Giá trị của máy chuyển vào sợi (nhờ lao động cụ thể)

4 USD Tiền mua SLĐ trong 1 ngày 3

USD Giá trị mới do lao động trừu tượng tạo ra trong 12 giờ

6 USD

Cộng 27 USD Cộng 30

USD Nhà TB đem bán 20kg sợi theo đúng giá trị là 30 USD, trừ chi phí 27 USD, có được giá trị thặng dư là 3 USD. Mục đích của nhà TB đã đạt được.

* Những kết luận rút ra được từ sự phân tích trên:

- Giá trị của hàng hóa được sản xuất ra gồm có 2 phần: GT TLSX (GT cũ) 24 USD và GT mới 6 USD. Phần GT mới này > GT SLĐ. Đó là vì đến CNTB, NSLĐ xã hội đã phát triển khá cao, công nhân chỉ cần một phần ngày lao động của mình đã tạo ra một lượng giá trị mới đủ để bù lại GT SLĐ, còn phần ngày lao động còn lại tạo ra giá trị thặng dư cho nhà TB.

- GT mới do lao động của công nhân tạo ra gồm có: GT SLĐ + m.

Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của GT mới thừa ra ngoài GT SLĐ do người bán sức lao động (người lao động làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản (người mua hàng hoá sức lao động).

Ngày lao động của công nhân cũng chia làm hai phần: thời gian LĐ cần thiết (còn gọi là TGLĐ được trả công) là phần ngày LĐ mà công nhân tạo ra một lượng GT mới ngang bằng với GT SLĐ + thời gian LĐ thặng dư (còn gọi là TGLĐ không

công) là phần ngày LĐ còn lại mà công nhân tạo ra m và bị nhà TB chiếm không. - Quá trình SX TBCN là một quá trình SX có tính chất hai mặt: một mặt, là

QTSX ra GTSD mà bất kỳ xã hội nào cũng có; mặt khác, là QTSX ra GT, song không chỉ là GT giản đơn chỉ đủ bù lại GT SLĐ, mà hơn thế nữa là một quá trình tăng them GT tức quá trình SX ra m.

3.I.2.2. Bản chất của Tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Theo Mác, TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột người lao động làm thuê; TB biểu hiện QHSX giữa nhà TB với người lao động làm thuê- một quan hệ như vậy quả thật không phải tự nhiên vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.

Trong quá trình SX giá trị thặng dư, các bộ phận TB khác nhau đóng vai trò khác nhau.

Bộ phận TB biểu hiện thàng GT TLSX (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu) không thay đổi về lượng giá trị sau một QTSX được Mác gọi là TB bất biến, ký hiệu là C. Bộ phận TB biểu hiện thành GT SLĐ có sự thay đổi lớn lên về lượng giá trị được Mác gọi là TB khả biến, ký hiệu là V. Do đó, giá trị hàng hóa có công thức như sau: GT = c + v + m.

Mác là người đầu tiên phân chia TB thành c và v nhằm vạch rõ thêm một bước thực chất bóc lột của TB ở chỗ: (i) nhờ có TBKB, nhà TB có quyền sử dụng SLĐ của công nhân làm thuê và làm cho GT lớn lên, còn TBBB chỉ là tiền đề vật chất cho GT lớn lên mà thôi; (ii) trên cơ sở đó, Mác đưa ra phạm trù tỷ suất GT thặng dư, ký hiệu là m’ = m/v x 100%. m’ vạch rõ chính xác trình độ bóc lột của TB và chỉ cho ta thấy rằng trong 1 ngày LĐ, phần TGLĐ không được trả công chiếm bao nhiêu % so với TGLĐ được trả công.

3.I.2.3. Hai phương pháp sản xuất ra m

Ngày LĐ được chia thành hai phần: TGLĐ tất yếu (thời gian tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị SLĐ) và TGLĐ thặng dư (thời gian tạo ra giá trị thặng dư)

Trong khi theo đuổi m, các nhà TB ra sức tăng TGLĐ thặng dư, nâng cao m’ bằng hai cách: sản xuất m tuyệt đối và sản xuất m tương đối.

- Phương pháp thứ nhất là sản xuất m tuyệt đối:

m thu được bằng cách kéo dài ngày lao động một cách tuyệt đối vượt quá TGLĐ cần thiết gọi là m tuyệt đối:____________________________________________ 8 g 4 g 4 g m' = m/v x 100% = 4/4 x 100% = 100%

Sx m tuyệt đối còn được thực hiện bằng các hình thức khác như tăng cường độ lao động, làm việc ngoài giờ trả công thấp hơn GT SLĐ.

- Phương pháp thứ hai là sản xuất m tương đối. Trong điều kiện ngày LĐ có giới hạn không đổi (giả định 8g), việc tăng m được thực hiện bằng cách rút ngắn TGLĐ cần thiết, nhờ đó TGLĐ thặng dư tăng lên tương ứng. Muốn rút ngắn TGLĐ cần thiết mà vẫn trả đúng GT SLĐ thì phải nâng cao NSLĐ xã hội trong các ngành SX ra TLSH cần thiết cho người lao động và các ngành SX ra TLSX có liên quan trực tiếp đến việc SX ra TLSH để sao cho giá trị của những TLSH cần thiết cho người lao động giảm xuống, nhờ đó GT SLĐ cũng giảm theo.

8 g 4 g 4 g m' = m/v x 100% = 4/4 x 100% = 100%

8 g 3g

5 g

m' = 5/3 x 100% = 166%

- Giá trị thặng dư siêu ngạch: Động lực trực tiếp của từng nhà TB là theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch - giá trị thặng dư cao hơn mức thông thường thu được bằng cách giảm GT cá biệt của hàng hóa thấp hơn GT xã hội. Đối với từng nhà TB giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi; nhưng xét trên toàn bộ xã hội lại là hiện tượng thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

3.1.3. Tiền công

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của GT SLĐ tức giá cả của SLĐ. Nhưng ở bề ngoài của đời sống xã hội TB, công nhân chỉ được trả công sau một thời gian LĐ nên người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của LĐ, là sự trả công LĐ song phẳng, nhà TB không xơ múi gì.

Vậy bản chất của tiền công trong CNTB là giá cả của SLĐ nhưng biểu hiện ra ngòai là giá cả của LĐ. Nó là hình thức biến tướng của GT SLĐ. Tiền công trong CNTB chỉ là sự trả công của một phần ngày LĐ tức TGLĐ cần thiết. tiền công trong CNTB đã xóa nhòa ranh giới phân chia ngày LĐ thành TGLĐ cần thiết và TGLĐ thặng dư, che đậy them một bước nữa thực chất bóc lột của TB ở chỗ cho rằng nhà TB trả công LĐ sòng phẳng, “người có của, kẻ có công” không ai bóc lột ai.

Có thể nói rằng lý luận về tiền công là sự bổ sung và hoàn thiện lý luận thặng dư của Mác.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w