Những biểu hiện mới về sở hữu nhànước

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 64)

Chi tiêu ngân sách nhà nước là công việc thuộc quyền của giới lập pháp. Giới hành pháp bị giới hạn, thậm chí bị quản lý chặt chẽ bằng luật Ngân sách nhà nước. Chống lạm phát và chống thất nghiệp được ưu tiên. Dự trữ quốc gia trở thành nguồn vốn chỉ có thể được sử dụng trong những tình huống đặc biệt; Cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng và công ty lớn trở thành phổ biến.

Vai trò của đầu tư Nhà nước để khắc phục những chi phí tốn kém trong nghiên cứu khoa học cơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các nhu cầu mang tính xã hội ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển. Nhà nước đã dùng ngân sách của mình để tạo nên những cơ sở vật chất, gánh chịu các rủi ro lớn, còn các công ty tư nhân tập trung vào các lĩnh vực có lợi nhuận hấp dẫn.

Nhờ lợi thế vượt trội của mình về tiềm lực khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư bằng Ngân sách nhà nước cho nên các tập đoàn độc quyền lớn thường thu được lợi nhuận khổng lồ trong thực hiện các đơn đặt hàng trong các dự án đầu tư của Nhà nước.

Nhà nước tư sản hiện đại là nhân tố quyết định trong ổn định kinh tế vĩ mô thông qua thu - chi ngân sách, kiểm soát lãi suất, trợ cấp và trợ giá, kiểm soát tỉ giá hối đoái, mua sắm công,... Trong những điều kiện nhất định như khủng hoảng kinh tế, ngân sách nhà nước còn được dùng để cứu những tập đoàn lớn khỏi nguy cơ phá sản. Ví dụ: Ngày 28/02/2009 Chính phủ Mỹ nâng cổ phần nắm giữ trong Citigroup lên mức 36%. Citigroup đã được Chính phủ Mỹ bơm cho 45 tỷ USD và bảo lãnh cho 301 tỷ USD tài sản độc hại. AIG đã được Chính phủ Mỹ giải cứu hai lần bằng tổng số tiền lên tới 150 tỷ USD trong năm 2008. Đổi lại, Chính phủ Mỹ đã kiểm soát mức cổ phần gần 80% của hãng bảo hiểm này. Chính phủ Anh đã tung ra một gói giải cứu ngân hàng thứ hai trị giá khoảng 145 tỷ USD.

Tại một số nước, định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội trong chi tiêu ngân sách nhà nước được luật pháp hóa. Trong số đó có phần chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, an sinh xã hội. Nhờ đó ở những nước phát triển có môi trường xanh và sạch hơn, có nước như Na-uy có giáo dục và y tế miễn phí toàn dân, ở một số nước châu Âu người dân thực tế được hưởng phúc lợi xã hội khá cao. Nhưng sẽ là sai lầm nếu như coi những điều tốt đẹp đó là sự thức tỉnh của giai cấp tư sản hay là sự nhân đạo hóa của chủ nghĩa tư bản. Đó thực ra là những thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ nhiều năm của nhân dân tiến bộ ở những nơi đó, là những sự “chuẩn bị vật chất của chủ nghĩa xã hội” mà chủ nghĩa tư bản tạo ra trong quá trình phát triển của nó.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 64)