Nội dung côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 94 - 96)

Thứ nhất, Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại

Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất còn lạc hậu, thì nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hoá nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong những ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế khi điều kiện và khả năng cho phép, vẫn có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không chủ quan, nóng vội cũng như không trì hoãn, cản trở việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới, hiện đại trong

Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nên chưa có sẵn nền đại công nghiệp cơ khí do CNTB để lại. Vì vậy đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phát triển các ngành chế tạo TLSX là cơ sở, đòn bẩy để phát triển nền kinh tế, trong đó có nông lâm ngư nghiệp. Mặt khác, phải tiếp cận ngay nền kinh tế tri thức phát triển các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao. Hiện nay những lĩnh vực công nghệ cao được kể đến là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, công nghệ vật liệu xây dựng mới - bốn công nghệ mà bất kì một nền kĩ thuật nào cũng phải dựa vào, là thước đo trình độ phát triển của LLSX.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với CNH, HĐH. Nhưng cách thức tiến hành là khác nhau ở những nước khác nhau. Việt Nam là

nước đi sau, nên cách làm hiệu quả nhất để có công nghệ hiện đại là thông qua chuyển giao mới từ nước ngoài. Vấn đề đặt ra là: chúng ta phải đón được hướng đi mới của công nghệ, tạo điều kiện ứng dụng rộng rãi và phát hiện được ngành mũi nhọn. Như vậy sẻ rút ngắn được thời gian CNH, HĐH.

Vì vậy, đi đôi với quá trình chuyển giao, cần xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo phương hướng: nâng cao năng lực nội sinh là nhân tố quan trọng để thúc đẩy CNH, HĐH; hình thành cơ cấu công nghệ nhiều tầng kết hợp nhiều trình độ, nhiều qui mô, tranh thu tối đa công nghệ tiên tiến, cải tiến công nghệ truyèn thống.

Thứ hai, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả.

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.

Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP, đặc biệt là tỉ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng và lớn hơn so với công nghiệp và nông nghiệp cộng lại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng xuất lao động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.

- Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta là nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải củng cố và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trong đó thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ

sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

Thứ tư, sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

Để thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.

Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Tăng nguồn vốn con người cho đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu.

- Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hoá mô hình kinh doanh, với việc xây dựng dây truyền sản xuất hướng tới tự động hoá ngày càng cao, tin học hoá quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số; thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN THE POLITICAL ECONOMICS OF MARXISM AND LENINISM LEARNING GUIDENGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w