Nội dung nghiên cứu về phát triển nuôi cá Vược của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28 - 35)

2.1.4.1 Đầu tư nguồn lực cho phát triển nuôi cá Vược

a. Đầu tư xây dựng hệ thống nuôi cá vược

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông ngòi, kênh rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.

Cơ sở hạ tầng phục vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển NTTS, bao gồm hệ thống để bao, ao, đầm, cống cấp, thoát nước, các công trình thủy lợi, hệ thống đường điện, đường giao thông. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng NTTS tốt cũng là một trong tiêu chí quan trọng để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển NTTS. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi nên chú trọng vào những vẫn để sau:

+ Đầu tư hệ thống giao thông như nâng cấp mở rộng các tuyến đường trục chính, các tuyến đường kết nối vùng nuôi trồng thủy sản. Tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán.

+ Đầu tư vào hệ thống thủy lợi như đầu tư vào nạo vét kênh trục chính, hệ thống cấp và thoát nước để ạo ra môi trường nước thông thoáng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

+ Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, các cơ sở sản xuất giống, cơ sở sản xuất phòng trị bệnh cho thủy sản nuôi. (Nguyễn Huy Hoàng, 2017)

b. Đầu tư lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Nguồn lực lao động là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất thủy sản. Lao động thủy sản gắn liền với lao động nông thôn.

18

Do đặc điểm tính chất kinh tế xã hội của các tổ chức sản xuất thủy sản, chủ yếu là kinh tế hộ, tư nhân, tập thể nê lực lượng lao động bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động mà có khả năng tham gia sản xuất.

Phần lớn nuôi cá vược sử dụng lao động nông hộ, nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong qua trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lí, trình độ của chủ hộ quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất.

c. Đầu tư về giống

Giống được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nuôi thủy sản, giống tốt sẽ quyết định tới sản lượng cũng như chất lượng đầu ra. Giống tốt phù hợp cho kháng bệnh cao, nhanh lớn, tăng khả năng chống chịu khi có sự thay đổi của môi trường, giảm chi phí phòng bệnh. (Lại Thị Hiền, 2016)

Con giống đầu tư vào mà có chất lượng tốt, được kiểm tra dịch trước khi đưa vào thả thì sẽ có khả năng sống cao hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết, có sức chống chịu với dịch bệnh tốt hơn nhiều so với những con giống không được kiểm dịch, những lô giống có tồn dư chất tăng trưởng cao, khi thả trong điều kiện tự nhiên những con giống này dễ bị nhiễm dịch bệnh hơn các con giống khác và có khả năng dân tới tình trạng nhiễm bệnh hàng loạt và chết, như thế sẽ gây tổn thất lớn cho bà con nông dân, ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra, có khi dẫn tới mất trắng làm cho nông dân lâm vào tình trạng điêu đứng. Do đó, chất lượng con giống ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cá vược.

d. Đầu tư về vốn

Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi khi tăng tổng số vốn sẽ tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa.

19

Đầu tư về vốn là đầu tư về các tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải, kho hàng, các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản phẩm hàng hóa còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.

Nguồn vốn có vai trò quan trọng, là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế của hộ dân. Đối với nuôi cá vược vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước đi tiếp theo của quá trình phát triển nuôi cá vược. Nuôi cá vược đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn nên hầu hết người dân đã chủ động đứng ra vay vốn ngân hàng NN&PTNT, các cá nhân, tập thể, người thân.

e. Ứng dụng khoa học kỹ thuật

Địa phương cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá vược, cung cấp thêm cho hộ nuôi một số kinh nghiệm thực tế về: kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, đạt năng suất và tỷ lệ sống cao; kỹ thuật nuôi cá qua các thời kì sinh trưởng, kỹ thuật vệ sinh môi trường và nguồn nước, giúp người nông dân vươn lên trong sản xuất cá theo từng giai đoạn.

Thành lập nhóm – tổ kĩ thuật nòng cốt (nông dân NTTS giỏi) ở từng hộ NTTS nói chung và HTX nuôi cá vược nói riêng để hỗ trợ các hộ mới bắt đầu phát triển nuôi ở những quy mô nhỏ và vừa.

Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật cho các hộ nông dân. Nuôi cá vược đòi hỏi người nuôi phải có nhận thức cao về kỹ thuật chăm sóc cá, về thị hiếu thị trường, người dân phải là người sáng suốt, quyết đoán, dám thử sức và chấp nhận. Có như vậy, họ mới giám đầu tư, mới chủ động trong sản xuất kinh doanh.

20

2.1.4.2 Chi phí phát triển nuôi cá Vược thương phẩm

Chi phí từ hoạt động nuôi cá vược thương phẩm là tổng các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn của các cơ sở nuôi. Để làm rõ các khoản mục chi phí trong nuôi cá vược thương phẩm , ta tiến hành phân loại chi phí như sau :

* Chi phí cố định: Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động. Xét cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Chi phí bất biến của các cơ sở nuôi cá vược thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), Chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền lương, chi phí trả lãi vay và thuế.

* Chi phí khấu hao: Là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật ... Chí phí khấu hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Khấu hao TSCĐ đối với nghề nuôi cá vược thương phẩm bao gồm khấu hao của tất các máy móc, cống hộc cấp thoát nước, nhà xưởng phục vụ cho việc nuôi cá vược . Để khấu hao chính xác cần xác định giá trị (theo nguyên giá - giá lúc mua, xây dựng ), số năm sử dụng tài sản, số vụ nuôi trong năm. Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố định khác nhau.

* Chi phí sửa chữa lớn: Là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa , đại tu ban đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn , hư hỏng trong quá trình sử dụng TSCĐ. Trong quá trình dừng nuôi, cơ sở sẽ có kế hoạch sửa chữa như: nạo vét cải tạo đáy, bờ ao/ đĩa; sửa chữa cống hộc ...

* Chi phí trả lãi vay: là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay trung, dài hạn phục vụ cho việc nuôi cá vược.

* Chi phí thuê máy móc, ao đìa: Là các khoản chi phí mà các cơ sở nuôi cá Vược thuê máy móc, ao/ đìa để phục vụ cho việc nuôi cá của mình .

21

Chi phí tiền lương công nhân: các khoản tiền lương nhân viên trả theo lương thời gian, thông thường tính trả lương theo tháng làm việc.

* Chi phí lưu động: Chi phí lưu động là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí lưu động tăng theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí lưu động. Khi khối lượng hoạt động bằng 0, chi phí lưu động cũng bằng 0. Chi phí lưu động của các cơ sở nuôi cá vược thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, chi phí sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác.

- Chi phí mua con giống: bao gồm tiền mua con giống từ các đơn vị cung cấp giống và tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi.

- Chi phí thức ăn: bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho cá ăn từ lúc thả giống đến khi thu hoạch. Tùy thuộc vào quan điểm và tiềm năng vốn của từng cơ sở nuôi mà cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp hay cho ăn bằng cá tạp; với với chất lượng tốt

- Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng : bao gồm các khoản chi phí mua các loại thuốc phòng trị bệnh cá , các vi sinh , vi lượng xử lý trong nước hoặc trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của cá .

- Chi phí tiền lương công nhân : các khoản tiền lương nhân viên trả theo sản phẩm , trả lương theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận .

- Chi phí sửa chữa nhỏ : là những khoản sửa chữa phát sinh đột xuất trong quá trình nuôi , giá trị nhỏ như sửa chữa máy móc , thiết bị bị hư hỏng ...

- Các khoản chi phí khác: là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu hoạch, lưới chắn, khung chắn lưới hộc, thuê thiết bị ...

22

Việc sản xuất theo công nghệ mới, sản xuất theo vùng tập trung có sự liên kết giữa 4 nhà (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp) đang là vấn đề được các nhà nông tiến bộ hiện nay áp dụng.

- Nhà nông: Nông dân là những người trực tiếp nuôi cá vược thương phẩm. Trong tình hình hiện nay, đơn vị có thể làm tốt nhất vai trò trung gian giúp cho người dân chính là HTX. Tổ chức này có thể đại diện cho các xã viên nông dân thương lượng về giá cả và phương thức mua bán với DN.

- Nhà trước: Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN để họ chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong mối liên kết. Ví dụ: hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn thuế, khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ trụ sở ... Hỗ trợ như vậy để các DN khi tham gia vào chuỗi này họ cảm thấy yên tâm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế bảo hiểm trong trường hợp giá biến động lớn, đảm bảo quyền lợi hài hòa cho cả DN, nông dân. Đối với nông dân , quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra.

- Nhà khoa học: Nhà khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình này nhằm giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất ... nhưng việc thiếu những cơ chế rõ ràng khiến vai trò của "nhà" này không được đề cao. Sự tham gia của các nhà khoa học hiện nay còn ít và hạn chế .

- Nhà doanh nghiệp: DN là cơ sở sản xuất kinh doanh với mục đích kiếm lời là chính. Các DN hiện nay còn lo sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này. Đặc biệt là khu vực tư nhân, khó khăn lớn nhất chính là việc thiếu vốn, sự quan tâm hỗ trợ của các "nhà" khác, và lại phải chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân. Trong trường hợp xảy ra thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng không trả được nợ, DN phải kéo dài thời gian nợ ngân hàng làm tăng vốn vay, giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến hoạt động tài chính. Vì vậy, DN khi ký hợp đồng còn ngần ngại đầu tư cho sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp vì đầu tư thì cao nhưng tỷ lệ rủi ro lớn. (Đỗ Huy Khôi, 2011)

23

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất phải hướng tới tiêu dùng và lấy tiêu dùng làm mục tiêu để hoạt động sản xuất kinh doanh, người nông dân phải tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì thế mà tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nhanh chóng là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt phân phối sản phẩm và kết thúc quá trình sản xuất của nông hộ.

2.1.4.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá Vược của các hộ nông dân

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ, thể hiện tính hiệu quả của sản xuất (Nguyễn Thị Thơm, 2014).

Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra (Nguyễn Thị Thơm, 2014)

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản phẩm và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

Muốn tính hiệu quả kinh tế thì phải tính được tổng chi phí trong quá trình nuôi và tổng doanh thu thu được sau khi thu hoạch. Trong sản xuất thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng đều phải tính đến hiệu quả kinh tế cho vụ nuôi sau khi thu hoạch nhằm phân tích, rút kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.

24

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28 - 35)