Chi phí nuôi trồng cá Vược của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 72)

Việc đầu tư giống và một số chi phí vật tư khác là một khâu hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến năng suất của các hộ nuôi cá vược. Nếu hộ đầu tư không nhiều cho chăm sóc, quản lý ao đầm, không phòng chống dịch bệnh hợp lí thì sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư về thức ăn hợp lý, trong mỗi giai đoạn phát triển và sinh trưởng của các sẽ giúp cho cá vược có thể chống chọi với dịch bệnh tốt hơn và đem lại năng suất cao hơn. Sau khi nghiên cứu, tổng hợp số liệu thu được bảng kết quả về chi phí bình quân đầu tư của các hộ cá vược khi thu hoạch 1 tấn cá thương phẩm, được thể hiện ở bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7 Chi phí bình quân đầu tư nuôi cá vược trên 1 tấn cá thương phẩm

STT Chỉ tiêu

Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%)

1 Chi phí trung gian 49,46 95,14 47,93 96,34 47,59 96,96

1.1 Giống 5,26 10,11 4,38 8,81 4,04 8,24

1.2 Thức ăn 37,64 72,41 36,92 74,20 36,63 74,64

1.3 Thuốc và hóa chất 0,44 0,84 0,31 0,62 0,28 0,58

1.4 Cải tạo ao 1,67 3,22 1,68 3,38 1,34 2,72

1.5 Lãi vay phải trả 0,19 0,36 0,38 0,77 1,09 2,23

1.6 Bảo dưỡng máy móc 0 0 0 0,01 0,04 0,08

1.7 Chi phí khác 4,26 8,19 4,26 8,55 4,16 8,49

2 Khấu hao TSCĐ 2,53 4,86 1,82 3,66 1,49 3,04

Tổng chi phí 51,99 100 49,75 100 49,08 100

57

Theo kết quả nghiên cứu, tổng chi phí nuôi trên 1 tấn cá thương phẩm giữa các hộ theo quy mô có sự khác nhau. Đối với các hộ có quy mô nhỏ, tổng chi phí đầu tư cao hơn tổng chi phi phí đầu tư của hộ có quy mô trung bình và lớn, bình quân 1 tấn cá thương phẩm hộ quy mô nhỏ phải đầu tư mất 49,46 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí bình quân 1 tấn cá thương phẩm của hộ trung bình là 47,93 triệu đồng và chi phí của hộ quy mô lớn thấp nhất là 47,59 triệu đồng. Nhìn chung, có sự khác nhau giữa các khoản chi phí đầu tư gữa các nhóm hộ là do những yếu tố dưới đây:

Xét về chi phí đầu tư giống: Chi phí đầu tư giống bình quân của nhóm hộ quy mô nhỏ cao nhất so với các nhóm hộ khác. Cụ thể, đầu tư mua giống cá Vược của hộ nhỏ là 5,26 triệu đồng/ 1 tấn cá thương phẩm. Trong khi đó, đầu tư mua cá giống của nhóm hộ trung bình là 4,38 triệu đồng/ 1 tấn cá thương phẩm. Và nhóm hộ lớn có chi phí mua cá giống là 4,04 triệu đồng/ 1 tấn cá thương phẩm. Chi phí về giống có sự chênh lệch như vậy, nguyên nhân là do số lượng cá giống thả vào ao giữa các nhóm hộ là khác nhau, mật độ thả cá của hộ quy mô lớn là nhỏ nhất, mật độ thả cá của hộ nhỏ và trung bình ngang nhau, tuy nhiên do hộ nhỏ mua cá giống của các tư nhân, đại lý trong xã với lượng mua ít, nên mức giá thường cao hơn hộ trung bình và hộ lớn. Một số hộ nuôi nhỏ trên địa bàn xã nuôi không liên tục, lượng giống phát sinh theo từng thời điểm, chính vì thế mà các hộ nhỏ thường mua với với lượng lẻ tẻ do đó mà gây tốn kém.

Xét về chi phí thức ăn: Chi phí thức ăn cho nuôi cá Vược là khoản đầu tư mà các nhóm hộ trên địa bàn phải bỏ ra một lượng lớn nhất, chiếm từ 70% tổng vốn đầu tư cho nuôi cá Vược. Chi phí thức ăn của nhóm hộ nhỏ là cao nhất, 1 tấn cá vược thương phẩm mất 37,64 triệu đồng tiền chi phí thức ăn, chiếm 72,41% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Trong khi đó, chi phí của nhóm hộ trung bình và hộ lớn thấp hơn. Cụ thể, ở nhóm hộ trung bình chi chí thức ăn trên 1 tấn cá thương phẩm mất 36,92 triệu đồng, chiếm 74,20 % trong tổng chi

58

phí của nhóm hộ, còn đối với hộ lớn chi phí thức ăn trên 1 tấn cá thương phẩm mất 36,63 triệu đồng chiếm 74,64% trong tổng cho phí của nhóm hộ. Có sự chênh lệch chi phí thức ăn giữa các nhóm hộ là do mật độ nuôi trồng và hình thức nuôi của các hộ của các hộ. Các hộ thường sử dụng hình thức nuôi ghép, nuôi ghép 2 đối tượng là cá rô phi và cá vược, đặc tính của cá rô phi là sinh sản tốt, cá rô phi con là nguồn thức ăn rất tốt cho cá vược qua đó làm giảm chi phí thức ăn của cá vược trong ao. Tuy nhiên, không có sự chênh lệch quá lớn về lượng thức ăn giữa các nhóm hộ trên 1 tấn cá thương phẩm.

Chi phí cải tạo ao: bao gồm chi phí cải tạo hàng năm và chi phí cải tạo 3 năm một lần. Cải tạo ao là công việc quan trọng giúp đảm bảo vệ sinh, phòng trừ các loại bệnh gây hại cho cá, đồng thời làm sạch môi trường ao nuôi. Tại xã Thụy Hải, các hộ nuôi cũng khá quan tâm đến việc cải tạo ao, chi phí cải tạo ao của hộ quy mô lớn là nhỏ nhất, khoảng 1,34 triệu đồng cho việc cải tạo sau khi thu hoạch 1 tấn cá vược thương phẩm, chiếm 2,72% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Hộ nhỏ đầu tư cho cải tạo ao là 1,67 triệu đồng, chiếm 3,22% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Riêng đối với hộ quy mô trung bình, chi đầu tư cho cải tạo ao là lớn nhất, mất 1,68 triệu đồng, chiếm 3,38% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Tuy có sự chênh lệch chi phí cải tạo ao giữa các nhóm hộ, nhưng sự chêch lệch không quá lớn. Có thể nói, tình trạng của ao nuôi được các hộ nuôi rất quan tâm, bởi ao nuôi tốt sẽ quyết định kết quả sản xuất của hộ.

Chi phí thuốc chữa bệnh và hóa chất: đây là những khoản chi tiêu mà nhóm hộ tốn ít chi phí đầu tư. Trong quá trình nuôi, dịch bệnh là vấn đề diễn biến phức tạp nhưng đối với cá Vược dịch bệnh thường xảy ra theo mùa, loại bệnh cá Vược hay mắc phải là bệnh nấm, bệnh rận ở cá. Qua khảo sát thì các hộ nuôi thường không tốn nhiều chi phí cho thuốc chữa bệnh và hóa chất. Cụ thể với hộ nhỏ mất 0,44 triệu đồng, chiếm 0,84% tổng chi phí của nhóm hộ; hộ trung bình mất 0,31 triệu đồng, chiếm 0,62% trong tổng chi phí của nhóm

59

hộ; hộ lớn mất 0,28 triệu đồng cho thuốc chữa bệnh và hóa chất, chiếm 0,58% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Năm 2019 được đánh giá là thuận lợi nên sản lượng của cá Vược cao lại được giá nên người dân rất phấn khởi.

Lãi vay phải trả là khoản lãi vay mà các hộ nuôi cá phải trả theo kỳ hạn, chủ yếu là trả lãi vay cho các Ngân hàng. Nhìn chung người nuôi cá tại đây ít sử dụng vốn đi vay, đa số họ sử dụng vốn tự có để giảm thiểu chi phí lãi vay hàng năm. Lãi vay phải trả của hộ nhỏ là 0,19 triệu đồng, chiếm 0,36% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Lãi vay phải trả của hộ trung bình là 0,38 triệu đồng, chiếm 0,77% trong tổng chi phí của nhóm hộ. Lãi vay phải trả của hộ lớn là lớn nhất, mất 1,09 triệu đồng chiếm 2,23% tổng chi phí của nhóm hộ. Hộ lớn là hộ rất chịu khó đầu tư cho sản xuất, 60% số hộ quy mô lớn vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Còn lại đa số các hộ nuôi tại xã sử dụng hình thức vay tư nhân, vay vốn qua lại ngắn hạn giữa các hộ gia đình nên không mất lãi vay hàng năm, từ đó giảm thiểu tối ra chi phí sản xuất trong nuôi trồng.

Bảo dưỡng máy móc là khoản chi phí thấp nhất của các nhóm hộ, trên thực tế các hộ chỉ sử dụng một loại máy duy nhất trong quá trình nuôi cá đó là máy bơm nước, đặc tính là sử dụng từ 2-6 năm tùy độ bền, khi bị hỏng đa số máy bơm nước không sử dụng được và phải thay mới. Vì vậy, chi phí bảo dưỡng máy móc gần như không có. Ở nhóm hộ nhỏ chi phí bảo dưỡng máy móc bằng không.

Khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao tài sản cố định của các nhóm hộ có sự chênh lệch với nhau. Hộ nhỏ có chi phí khấu hao lớn nhất là 2,53 triệu đồng, hộ trung bình là 1,28 triệu đồng, hộ lớn là 1,49 triệu đồng. Hộ nhỏ là hộ tốn nhiều chi phí khấu hao tài sản cố định nhất. Chi phí khấu khao tài sản cố định của hộ nuôi bao gồm chi phí đào ao hoặc mua ao, chi phí xây dựng bờ kè và nhà trông coi, chi phí máy móc và trang thiết bị của hộ. Nhìn chung, tài sản

60

cố định của hộ chưa được đầy đủ, một số máy móc trang thiết bị hộ không có hộ sẽ đi thuê về để sử dụng.

Chi phí khác của các hộ nuôi cá Vược chủ yếu là chi phí tiền điện sử dụng cho quá trình nuôi. Mật độ cá càng lớn thì thì chi phí khác cũng lớn, hộ nuôi thường sử dụng nhiều máy bơm vào thời tiết mùa hè nắng nóng. Chi phí khác của hộ trung bình và hộ nhỏ là lớn nhất mất 4,26 triệu đồng, lần lượt chiếm 8,19% và 8,55% tổng chi phí của nhóm hộ sau khi thu hoạch 1 tấn cá thương phẩm. Hộ lớn mất 4,16 triệu đồng, chiếm 8,4% tổng chi phí sau khi thu hoạch 1 tấn cá thương phẩm. Như vậy, chi phí tiền điện tỷ lệ thuận với mật độ thả cá của hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 72)