nông dân tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
4.3.1 Định hướng phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã Thụy Hải
Tiếp tục xác định NTTS là nền kinh tế mũi nhọn của xã, nâng cao hiểu quả ngành khai thác và NTTS, đảm bảo anh ninh trật tự trên khu vực nuôi trồng và ngư trường hoạt động của người dân.
Phát huy các lợi thế về địa lý, ưu thế về tiềm năng thuỷ sản trên địa bàn xã để phát triển kinh tế thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng bằng các hình thức tăng sản lượng nuôi theo hướng tăng năng suất nuôi trồng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản xuất. Phát triển các hình thức và phương thức nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của
Cả huyện chỉ có 2 tư nhân thu gom cá Vược, họ mua giá bao nhiêu thì mình bán giá đó, họ mua theo giá thị trường, như năm 2019 được mùa cá Vược giá cao, giá cao nhất lên tới 85 nghìn đồng/ kg. Giá cả phụ thuộc vào họ nên cũng chẳng tham khảo được giá ở đâu cả.
Phỏng vấn cô Bùi Thị Thúy, 40 tuổi, ngày 23/11/2020, thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
75
vùng theo hướng tạo sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh.
Đẩy mạnh việc chế biến, tiêu thụ, cung ứng dịch vụ đầu vào cho nuôi cá vược. Chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trong việc liên kết các trung tâm sản xuất giống, các cơ sở thu mua, các đại lý bán buôn, bán lẻ đề cung cấp đầu vào chất lượng cho hộ nuôi và liên kết thu mua sản phẩm giúp người dân yên tâm về đầu ra.
Thực hiện đầu tư vốn, nguồn lực, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá vược. Tạo điều kiện cho các hộ thuê sử dụng đất sản xuất, được vay vốn đầu tư mua sắm ngư cụ.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể, chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản tại xã theo hướng ổn định và phát triển bền vững gắn chặt với bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản.