Khái quát tình hình phát triển nuôi cá Vược tại xã

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 62)

4.1.1.1 Quy mô nuôi trồng thủy sản tại xã Thụy Hải giai đoạn 2017- 2019

Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá vược nói riêng là nghề phát triển lâu đời trên địa bàn xã Thụy Hải. Nuôi cá vược đã giúp cho địa phương giải quyết lượng lớn lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân. Tổng diện tích đất tự nhiên để nuôi trồng thủy sản của toàn xã là 125,39 ha, trong đó diện tích đầm ngoài đê là 119,4 ha, bao gồm 269 chủ sử dụng, quy mô nhỏ chiếm 7,3ha, quy mô lớn chiếm 62,35ha, quy mô lớn chiếm 49,75ha. Diện tích đầm trong đê có diện tích là 5,99ha với một số hộ quy mô nhỏ và trung bình. Những năm gần đây, một số hộ dân chuyển diện tích đất làm muối kém hiệu quả bên trong đê thành ao đầm để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được xã khuyến, thậm trí có thể bị phạt hành chính vì sử dụng đất làm muối sai mục đích. Diện tích đất làm muối cũng bị bỏ hoang hoặc sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí tài nguyên đất tại địa phương.

Bảng 4.1 Quy mô nuôi trồng thủy sản tại xã Thụy Hải giai đoạn 2017-2019 Tổng QM nhỏ QM Trung

bình QM lớn

Diện tích đầm ngoài đê (ha) 119,4 7,3 62,35 49,75

Diện tích đầm trong đê (ha) 5,99 3,87 2,12 0

Toàn xã (ha) 125,39 11,17 64,47 49,75

(Nguồn UBND xã Thụy Hải, năm 2020) 4.1.1.2 Đặc điểm cơ bản của các hộ nuôi

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã lựa chon 60 hộ nuôi cá Vược đại diện để phán ánh tình hình nuôi cá vược của toàn xã và phân loại các hộ theo tiêu chí diện tích nuôi trồng được thể hiện qua bảng 4.3.

48

Nhóm hộ có quy mô nhỏ với 20 hộ có diện tích nuôi trồng là < 5 sào Bắc Bộ (<1800m2), nhóm hộ có quy mô trung bình với 30 hộ có diện dích nuôi trồng là 5-15 sào Bắc Bộ (từ 1800 - 5400m2), nhóm hộ có quy mô lớn với 10 hộ có diện tích gieo trồng là >15 sào (>5400m2).

Qua nghiên cứu, chủ hộ là người đóng vai trò quan trọng và quyết dịnh đến phương thức sản xuất, phương hướng và kế hoạch chăm sóc và nuôi cá Vược của hộ.

Bảng 4.2 Đặc điểm chung của hộ nuôi cá vược

Chỉ tiêu ĐVT Bình

quân

Nhóm hộ theo quy mô QM nhỏ QM trung bình QM lớn 1. Số hộ điều tra Hộ 60 20 30 10 2. Giới tính chủ hộ Nam % 73,33 70 76,67 70 Nữ % 26,67 30 35 30

3. Độ tuổi trung bình Tuổi 45,6 45,05 45,90 45,80

4. Trình độ văn hóa Tiểu học % 10 10 13,33 0 THCS % 51,67 55 53,33 40 THPT % 28,33 30 20 60 Sơ cấp, trung cấp, nghề % 5 5 6,67 0 Cao đẳng % 3,33 0 3,33 0 Đại học % 1,67 0 3,33 0 5. Nghề nghiệp NTTS % 91,67 80 96,67 100 Kiêm nghề NTTS % 8,33 20 3,33 0 6. Số năm NTTS Năm 13,51 13,4 13,7 13,1 7. Các chỉ tiêu bình quân

Nhân khẩu BQ/ hộ Khẩu 4,10 3,80 4,07 4,80

Lao động BQ/ hộ LĐ 2,07 1,95 2,10 2,20

Thu nhập BQ/ LĐ/ năm Tr.đ 100,48 66,28 98,17 168,63

Diện tích nuôi cá vược BQ/hộ Sào 10,24 3,35 9,85 25,20

49

Quan sát bảng 4.2, ta thấy được do đặc điểm của công việc nuôi cá nên nam giới vẫn đảm nhiệm chính trong gia đình, chiếm đến 73%, nữ giới chỉ chiếm 27%. Ở các nhóm hộ theo quy mô, nam giới cũng chiếm đa số chiếm từ 70 - 77%. Tại địa bàn nghiên cứu, nam giới thường xuyên là người có mặt ở ngoài ao đầm để chăm sóc cá, cho cá ăn, thay nước, kịp thời phát hiện nếu cá bệnh, còn nữ giới thường tham gia vào những khâu như tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thương thảo giá cả và đồng thời hỗ trợ nam giới khi vào vụ thu hoạch. Về trình độ văn hóa của các chủ hộ ở mức trung bình, chỉ có 10% chủ hộ học hết cấp I, 52% chủ hộ học hết cấp II, 28% chủ hộ học hết cấp III và có khoảng 10% chủ hộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng, đại học. Trong đó, tại quy mô hộ lớn có 60% chủ hộ học hết cấp III và 40% chủ hộ học hết cấp II. Như vậy, chúng ta thấy được với trình độ học vấn như vậy sẽ rất thuận lợi cho chủ hộ và cán bộ khuyến ngư trong việc tập huấn kỹ thuật, phát triển mở rộng quy mô nuôi cá của các hộ.

Do đặc điểm địa hình của địa phương là vùng ven biển do đó mà các hộ nông dân chủ yếu làm nghề nuôi trồng thủy sản chiếm đến 92%. Bên cạnh đó, các hộ cũng làm những nghề nghiệp liên quan như đánh bắt thủy sản biển, chế biến thủy sản, buôn bán nhỏ lẻ các sản phẩm từ biển, làm muối, ...

Về nhân khẩu của hộ, hộ lớn là hộ có bình quân nhân khẩu cao nhất, đạt 4,8 nhân khẩu/ hộ; số người đạt đến độ tuổi lao động là 2,2 lao động/ hộ, số người tham gia vào hoạt động nuôi cá vược là 2,2 lao động/ hộ Tuy nhiên, so với hộ có quy mô nhỏ và trung bình thì số hộ có quy mô lớn có diện tích là 25,2 sào. Thu nhập bình quân trên năm của mỗi lao động là 168,63 triệu đồng. Do đặc điểm về quy mô, vì vậy hộ lớn sử dụng nhiều lao động để phục vụ cho việc chăm sóc cá.

Số năm nuôi trồng thủy sản bình quân chung của các hộ điều tra là 13,5 năm. Thời gian nuôi lâu nhất của hộ điều tra là 29 năm, thời gian nuôi ngắn nhất của hộ là 4 năm.

50

Đối với hộ có quy mô trung bình thì bình quân số nhân khẩu là 4,07 nhân khẩu/ hộ. Trong đó, số lao động của hộ là 2,1 lao động/ hộ, trong đó số lao đọng tham gia hoạt động nuôi cá vược là 1,5 lao động/hộ với diện tích bình quân là 9,85 sào/ hộ. Thu nhập bình quân trên năm của mỗi lao động là 98,17 triệu đồng. Do người dân ở địa phương sống chủ yếu bằng nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản nên nghề nuôi cá vược được xem là nghề chính và có nhiều lao động tham gia.

Đối với hộ có quy mô nhỏ, đa số là những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu nhưng nhiều tuổi nên chỉ nuôi trồng ở quy mô nhỏ và không mở rộng, diện tích nuôi bình quân là 3,35 sào/ hộ với tổng số lao động là 1,95 lao động/ hộ, trong đó số lao động tham gia nuôi cá vược là 1,2 lao động/ hộ, bình quân nhân khẩu của hộ là 3,8 nhân khẩu/ hộ và thu nhập trung bình trên năm của mỗi lao động là 66,28 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 62)