Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 55)

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp của đề tài là những số liệu có sẵn, đã được công bố qua sách báo, tạp chí, internet, luận văn tốt nghiệp, báo cáo khoa học, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến cá Vược, báo cáo tổng kết các ban ngành các cấp, các số liệu thống kê của huyện xã.

Các báo cáo tổng hợp của xã về tình hình nuôi trồng cá Vược, các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong 3 năm gần đây để phục vụ cho nghiên cứu.

42

Bảng 3.4 Thu thập nguồn thông tin thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn thu nhập Phương pháp

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở trên

thế giới và Việt Nam

Sách, báo, luận văn, luận án, internet có liên quan Tra cứu và chọn lọc thông tin 2

Dữ liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội.

Ban thống kê, địa chính xã

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm

3

Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng cá Vược hàng năm Ban thống kê, khuyến ngư xã Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu mới, chưa được công bố trên tài liệu nào. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến hành điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng những câu hỏi đã được xây dựng, phỏng vấn sâu cán bộ địa phương có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cá vược thương phẩm.

Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập bằng điều tra chọn mẫu: Điều tra trực tiếp 60 hộ nông dân nuôi trồng cá vược thuộc 2 thôn Quang Lang, Tam Đồng và phân theo quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Diện tích cũng như số hộ nuôi cá vược ở các thôn có sự chênh lệch cụ thể: Quy mô trung bình từ 5-15 sào Bắc Bộ tập trung đông các hộ tham gia nuôi cá vược. Quy mô nhỏ có diện tích nhỏ hơn từ dưới 5 sào Bắc Bộ. Quy mô lớn có diện tích >15 sào Bắc Bộ, là quy mô có số ít hộ nuôi cá vược nhất.

43

Bảng 3.5 Số hộ điều tra

Diễn giải Tổng

Tổng số hộ điều tra 60

Quy mô nhỏ (<5 sào Bắc Bộ) 20

Quy mô trung bình ( 5-15 sào Bắc Bộ) 30

Quy mô lớn ( >15 sào Bắc Bộ) 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,năm 2020)

- Điều tra, phỏng vấn nông dân: Xây dựng bảng hỏi, biểu mẫu sẵn để phỏng vấn. Trao đổi trực tiếp các nông hộ nuôi cá vược, qua đó tìm hiểu thực trạng nuôi cá, khó khăn, ảnh hưởng, cũng như tìm hiểu mong muốn của họ.

Thông tin chung: giới tính, nhân khẩu, trình độ văn hóa, lao động trong hộ, quy mô diện tích nuôi cá vược, số năm kinh nghiệm, …

Thực trạng nuôi cá vược: Diện tích nuôi cá, năng suất, sản lượng, chi phí nuôi, tài sản phục vụ nuôi cá, chi phí, vốn, ...

Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cá vược,

Thuận lợi và khó khăn, mong muốn, kiến nghị của các nông hộ phát triển nuôi cá vược. Ngoài ra, sử dụng công cụ lịch mùa vụ xem xét thời gian thả và thu hoạch cá vược thương phẩm.

- Phỏng vấn cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lí nhà nước: Trao đổi với cán bộ về những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sản xuất, địa phương đã thực hiện giải pháp như thế nào để khác phục những khó khăn còn còn tại.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 53 - 55)