Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá Vược của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 38)

2.1.5.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cá vược. Nuôi cá vược đòi hỏi một môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi do các diễn biến của thời tiết nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu tới kết quả sản xuất của người dân, thậm trí có khi dẫn đến mất trắng. Nước ta có điều kiện tự nhiên rất đặc biệt, có những biến đổi khó lường, hơn nữa lại nằm trong khu vực biển Đông – một trong những khu vực có bão, gió mùa hoạt động với tần suất thường xuyên với hàng chục cơn bão lớn nhỏ mỗi năm. Vì vậy, cần có những đánh giá thực tế từ đó có những biện pháp kịp thời để giải quyết những khó khăn về điều kiện tự nhiên.

2.1.5.2 Quy hoạch nuôi trồng cá vược

Quy hoạch là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ ràng các vùng đủ điều kiện, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Quy mô nuôi cá là yếu tố quan trọng quyết định tới sự phát triển bền vững. Dựa trên đánh giá về tiểm năng nguồn lợi và nhu cầu thị trường làm cơ sở đưa ra những quy hoạch mang tính khoa học và khả thi. Trong đó nội dung quan trọng không thể thiếu trong phát triển nuôi cá vược là hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước cho vùng nuôi cá, đảm bảo an toàn để phát triển nuôi cá vược một cách ổn định (Phạm Thị Kim Cúc,2016).

Không chỉ vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp

25

lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái. Việc quy hoạch đối với phát triển nuôi cá vược có vai trò vô cùng quan trọng, quy hoạch, giúp cho bà con nông dân tập chung nuôi trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, thuận tiện cho việc chăm sóc cho đến khi thu hoạch thay vì buôn bán nhỏ lẻ, họ có thể bán cho các công ty xuất nhập khẩu với giá thành tốt hơn.

2.1.5.3 Yếu tố về cơ chế chính sách

Sự can thiệp của chính quyền, nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách là điều rất cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, đối với mỗi thời điểm cần có những sự thay đổi sao cho phù hợp với cơ cấu nền kinh tế. Không ít những chính sách mặc dù về nguyên tắc là đúng, là cần thiết nhưng trên thực tế khi áp dụng lại tạo ra những bất cập lớn, tạo ra những lỗ hổng trong nền kinh tế.

Các chính sách quy hoạch, hỗ trợ của nhà nước là điểm tựa quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Việc quy hoạch, hình thành các vùng, các cụm, khu sản xuất tập trung đã tạo điều kiện cho sự giao hưởng buôn bán, trao đổi, hợp tác. Phát triển NTTS phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách trong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất. Đồng thời phải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách khác. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề mà người NTTS đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương Những chủ

26

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành NTTS.

2.1.5.4 Tiếp cận thông tin thị trường

Bất kể một ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích là sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nhưng để có được thuận lợi thì các nhà sản xuất phải tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn có được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, điều đó không hề đơn giản chút nào trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành sản xuất vật chất mà sản phẩm tạo ra là các sản phẩm thủy sản. Khi tạo ra sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng, thì các hộ phải tìm cho mình một đầu ra để tiêu thụ cho sản phẩm của mình đó chính là thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao. Do tính chất đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm nhằm phục vụ tính đa dạng của nhu cầu trên thị trường. Đồng thời qua việc trao đổi hàng hóa thủy sản trên thị trường, làm cho các vùng sản phẩm chuyên môn hóa ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Thị trường quyết định lượng cung cầu và giá cả các loại mặt hàng thủy sản. Vì vậy thông qua thị trường mà người sản xuất mới biết được nên nuôi trông loại thủy sản nào, số lượng là bao nhiều mà thị trường đang cần để có được lợi nhuận cao. (Nguyễn Huy Hoàng, 2017)

2.1.5.5 Kinh nghiệm sản xuất của hộ

Lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTS. Lao động trong NTS đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi theo những hình thức và quy mô nhất định.

27

Lao động thuỷ sản cũng mang tính thời vụ rõ nét. Lực lượng lao động trong NTS dồi dào bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên. Do đặc điểm của nuôi cá Vược chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân nên lao động trong NTS rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho NTS là vấn đền cần đặc biệt quan tâm.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTS nói chung và nghề nuôi cá vược nói riêng. Ngành nuôi cá Vược càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển nuôi cá vược phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp, kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thuỷ sản nuôi. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá vược luôn là những yêu cầu bức thiết.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 35 - 38)