Kết quả và hiệu quả phát triển nuôi cá Vược của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 79)

Thụy Hải

4.1.5.1 Kết quả phát triển nuôi cá vược của hộ nông dân

Trong hoạt động sản xuất phát triển nghề nuôi cá vược, người sản xuất cần phải xác định cơ cấu đầu tư và mọi chi phí đầu tư một cách hợp lý. Người sản xuất làm được điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ được hía thành và ảnh hưởng tích cực tới nhiều yếu tố khác. Từ số liệu điều tra, thông qua tổng hợp và tính toán, tôi thu được bảng kết quả nuôi cá vược thương phẩm của các hộ dân tại xã Thụy Hải, thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8: Kết quả nuôi cá vược của hộ nông dân tính trên 1 tấn cá thương phẩm

STT Chỉ tiêu ĐVT

Phân theo quy mô

Bình quân QM nhỏ QM trung bình QM lớn

1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 81,40 81,30 81,00 81,23

2 Chi phí trung gian (IC) Tr.đ 49,46 47,93 47,59 48,33

3 Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ 31,94 33,37 33,41 32,91

Khấu hao TSCĐ Tr.đ 2,53 1,82 1,49 1,95

Công lao động thuê ngoài Tr.đ 0,71 0,31 0,14 0,39

Công lao động (L) Công 48,46 21,77 23,18 31,14

4 Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 29,41 31,55 31,92 30,96

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,năm 2020)

Kết quả trên 1 tấn cá vược thương phẩm của các hộ dân phân theo quy mô có sự khác nhau. Hộ trung bình là hộ có diện tích nuôi vừa đủ, dễ quản lí đặc biệt trong công tác chăm sóc và thu hoạch cá vược thương phẩm. Bên

64

cạnh đó, hộ này thường có kỹ thuật và trình độ tốt hơn hộ nhỏ, khả năng linh hoạt trong việc xử lí phát sinh tại sản lượng bình quân của hộ thường cao hơn so với các hộ khác.

Về giá trị sản xuất: Bình quân chung trên 1 tấn cá vược thương phẩm có giá trị sản xuất của nhóm hộ phân theo quy mô là 81,23 triệu đồng. Cụ thể, hộ nhỏ là hộ có giá trị sản xuất cao nhất là 81,40 triệu đồng, hộ trung bình có giá trị sản xuất 81,3 triệu đồng và giá trị sản xuất của hộ lớn là 81 triệu đồng/ 1 tấn cá thương phẩm. Hộ nhỏ là hộ có giá trị sản xuất lớn nhất, tức là tính trên cùng 1 tấn cá thương phẩm giá bán của hộ nhỏ lớn hộ trung bình và hộ lớn. Tuy nhiên lượng chênh lệch là rất nhỏ không đáng kể, có sự chênh lệch về giá như vậy có thể do hộ nhỏ sử dụng hình thức bán lẻ nên được giá cao hơn. Hộ lớn là hộ bán cá cho tư thương 100% nên mức giá phụ thuộc vào tư thương theo từng thời điểm thu hoạch. Bởi vậy, giá trị sản xuất của hộ lớn thấp hơn hộ nhỏ là 1,4 triệu đồng trên 1 tấn cá thương phẩm.

Về chi phí trung gian: Mức chi phí trung gian trên 1 tấn cá thương phẩm bán ra, bình quân nhóm hộ phân theo quy mô phải trả là 48,33 triệu đồng. Chi phí trung gian mà hộ nhỏ phải trả cao nhất 49,46 triệu đồng, hộ trung bình là 47,93 triệu đồng và hộ lớn là hộ có chi phí trung gian thấp nhất là 47,59 triệu đồng. Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ các khoản chi của hộ về vật chất và dịch vụ mà hộ đã mua khi tiến hành sản xuất bao gồm chi phí về giống, thức ăn, cải tạo ao, chuốc chữa bệnh và hóa chất,... Trong cơ cấu chi phí trung gian, chi phí mua giống và thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất. Chi phí mua thức ăn chủ yếu cá vược ăn mồi cá tươi được hộ nuôi mua tại cảng cá, nguồn thức ăn tuy không ổn định vì phụ thuộc vào các tàu đánh bắt cá. Tuy nhiên, nguồn thức ăn được đánh giá là dễ mua và bình ổn về quá. Có sự chênh lệch lớn như vậy về chi phí sản xuất là do chi phí mua giống và mua thức ăn của các nhóm hộ. Hộ nhỏ mua thức ăn và giống với lượng nhỏ lẻ nên giá cao hơn, dẫn tới việc chi phí sản xuất bị đẩy cao, tiêu tốn thêm chi phí trung gian.

65

Hộ lớn và hộ trung bình mua giống, thức ăn với khối lượng nhiều nên giá ưu đãi hơn nên hai nhóm hộ này có chi phí trung gian thấp hơn bình quân của các hộ điều tra tính trên cùng 1 giá trị sản xuất.

Về lao động: Chi phí lao động bao gồm lao động đi thuê tham gia vào quá trình thu hoạch của hộ. Chi phí lao động đi thuê của các nhóm hộ lần lượt là 0,71 triệu đồng, 0,31 triệu đồng, 0,14 triệu đồng. Qua nghiên cứu cho thấy các hộ nuôi với diện tích nhỏ sẵn sàng đầu tư cho lao động cao hơn so với các hộ có quy mô lớn, nhất là đầu tư cho công lao động gia đình. Bởi vì các hộ nhỏ có thời gian nông nhàn nhiều hơn, thường rơi vào những hộ có độ tuổi ngoài 50, 60 hoặc những hộ có 1 lao động chuyên chăm sóc cá.

Về thu nhập hỗn hợp: Thu nhập hỗn hợp thể hiện một phần giá trị sản xuất. Thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 tấn cá thương phẩm bình quân chung là 30,96 triệu đồng. Hộ có thu nhập hỗn hợp cao nhất là hộ lớn với 31,92 triệu đồng, hộ có thu nhập hỗn hợp thấp nhất là hộ nhỏ với 29,41 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp của trung bình là 31,55triệu đồng. Hộ nhỏ là hộ sử dụng lao động kém hiệu quả nhất trong các nhóm hộ và tiêu tốn khấu hao tài sản cố định lớn. Hộ sử dụng lao động hiệu quả nhất là hộ quy mô trung bình với 21,77 công/ tấn cá thương phẩm và khấu hao tài sản cố định là 0,31 triệu đồng. Như vậy, hộ nhỏ là hộ có thu nhập hỗn hợp thấp nhất trong các nhóm hộ, việc đầu tư nuô cá vược với quy mô nhỏ đem lại kết quả nuôi thấp hơn và sử dụng nguồn lực về lao động không hiệu quả bằng hộ quy mô trung bình và lớn.

4.1.5.2 Hiệu quả kinh tế phát triển nuôi cá vược

Hiệu quả là một mục tiêu quan trọng của bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào và nuôi trồng thủy sản được biệt là nuôi cá vược thương phẩm cũng vậy. Đánh giá đúng hiệu quả là cơ sở để đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp cho việc phát triển nuôi cá vược thương phẩm. Hiệu quả kinh tế nghề

66

nuôi cá vược các hộ nông dân tính trên 1 tấn cá thương phẩm được thể hiện qua bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế nuôi cá vược của hộ nông dân tính trên 1 tấn cá thương phẩm

Chỉ tiêu ĐVT

Phân theo quy mô

Bình quân QM nhỏ QM trung bình QM lớn BQ trên 1 đồng CP 1. GO/IC Lần 1,65 1,70 1,70 1,68 2. VA/IC Lần 0,65 0,70 0,70 0,68 3. MI/IC Lần 0,59 0,66 0,67 0,64 BQ trên 1 LĐ 1. GO/L Lần 1,68 3,73 3,49 2,61 2. VA/L Lần 0,66 1,53 1,44 1,06 3. MI/L Lần 0,61 1,45 1,38 0,99

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,năm 2020)

Về hiệu quả kinh tế: Qua bảng 4.9 cho thấy, nếu xét về hiệu quả do một đồng chi phí trung gian tạo ra thì hộ quy mô lớn và quy mô trung bình có hiệu quả kinh tế cao hơn mức bình quân chung. Cụ thể, ở nhóm hộ quy mô lớn và trung bình, cứ một đồng chi phí trung gian thì tạo ra 1,7 đồng giá trị sản xuất, 0,7 giá trị gia tăng. Quy mô lớn 1 đồng chi phí tạo ra 0,67 đồng thu nhập hỗn hợp, quy mô trung bình tạo ra 0,66 đồng thu nhập hỗn hợp. Hộ quy mô nhỏ một đồng chi phí trung gian thì tạo ra 1,62 đồng giá trị sản xuất, 0,62 đồng giá trị gia tăng và 0,57 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Như vậy có thể thấy, người nông dân nên nuôi cá ở quy mô trung bình và quy mô lớn thì có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về hiệu quả lao động: Có thể thấy, nếu xét về hiệu quả do một công lao động gia đình tạo ra thì hộ quy mô trung bình có hiệu quả lao động cao nhất

67

so với 2 nhóm hộ còn lại. Ở nhóm hộ quy mô trung bình, cứ một công lao động gia đình tạo ra 3,73 triệu đồng giá trị sản xuất, 1,53 triệu đồng giá trị gia tăng và 1,45 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó ở hộ quy mô nhỏ cứ một công lao động gia đình thì tạo ra 1,68 đồng giá trị sản xuất, 0,66 triệu đồng giá trị gia tăng và 0,61 triệu đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Các hộ quy mô lớn thì cứ một công lao động gia đình tạo ra 3,49 triệu đồng giá trị sản xuất, 1,44 triệu đồng giá trị gia tăng và 1,37 triệu đồng thu nhập hỗn hợp.

Như vậy có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng chi phí trong nuôi cá vược của các hộ khá cao, cần duy trì và tăng hiệu quả sử dụng chi phí để tăng giá trị sản xuất trong những năm tới. Quy mô nhỏ là quy mô có hiệu quả đầu tư thấp nhất trong nhóm hộ điều tra, để nâng cao hiệu quả đầu tư người nuôi nên thay đổi phương thức nuôi trồng, tìm nguồn đầu vào ổn định, hộ nên liên kết với các hộ quy mô lớn hơn để mua được giống và thức ăn với giá cả hợp lí, sắp xếp thời gian phù hợp tránh lãng phí nguồn lực. Có như vậy, hộ mới có thể nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)