Đầu tư nguồn lực cho phát triển nuôi cá Vược của hộ nông dân tại xã

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 68)

4.1.2.1 Đầu tư lao động cho phát triển nuôi cá Vược

Lao động là yếu tố tất yếu của mọi hoạt động sản xuất, nuôi cá Vược cũng đòi hỏi khá nhiều công sức lao động thể hiện cụ thể ở bảng 4.4:

Bảng 4.3 Số lao động bình quân/ 1000m²/ vụ nuôi cá vược của các hộ theo quy mô

ĐVT: Công

Lao động Quy mô

nhỏ Quy mô trung bình Quy mô lớn BQ Số công lao động 42,58 21,03 14,74 20,8 Lao động gia đình 41,34 20,43 14,5 20,28

Lao động đi thuê 1,24 0,60 0,24 0,52

51

Lao động nuôi cá Vược chủ yếu sử dụng lao động gia đình, bình quân 1000m²/ vụ cá Vược sẽ tốn 20,8 công lao động; trong đó công lao động gia đình chiếm 20,28 công, công lao động đi thuê chiếm 0,52 công. Hộ nhỏ là hộ sử dụng nhiều công lao động nhất, chiếm 42,58 công/ 1000m²/ vụ, trong đó công lao động gia đình là 41,34 công, công lao động đi thuê là 1,24 công. Bên cạnh đó, hộ lớn chỉ tốn 14,74 công lao động/ 1000m²/ vụ, công lao động gia đình chiếm 14,5 công. Hô trung bình sử dụng 21,03 công lao động, trong đó công lao động gia đình chiếm 20,43 công. Có sự chênh lệch lớn về công lao động gia đình giữa các nhóm hộ phụ thuộc vào thời gian cho cá ăn hàng ngày của hộ. Ví dụ, một hộ quy mô nhỏ có diện tích 4 sào Bắc Bộ và một hộ quy mô trung bình có diện tích 10 sào Bắc Bộ, hai hộ này đều mất thời gian đi mua mồi cho cá tại cảng cá, thời gian xử lí mồi và thời gian cho cá ăn, trên thực tế nếu hộ nhỏ mất 1 giờ để cho cá ăn thì hộ trung bình mất khoảng 1,2 giờ để cho cá ăn. Vì vậy, nhờ ưu điểm chăm sóc một thể của những hộ có quy mô trung bình và lớn mà thời gian cho cá ăn tính bình quân/ 1000m²/ vụ theo nhóm hộ lại có sự khác biệt lớn như vậy. Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy lượng công lao động gia đình tỷ lệ nghịch với quy mô nuôi trồng của nhóm hộ điều tra.

Công lao động đi thuê của các hộ điều tra chủ yếu là để phục vụ hoạt động thu hoạch cá thương phẩm. Hộ nhỏ là nhóm hộ sử dụng nhiều công lao động đi thuê, mất 1,24 công/ 1000 m2/ vụ, hộ trung bình mất 0,6 công/ 1000m²/ vụ, hộ lớn mất 0,24 công/ 1000m²/ vụ. Hộ nhỏ sử dụng nhiều công lao động thuê là do quy mô hộ này không đầu tư chài lưới, hộ phải đi thuê lao động có chài lưới để thu hoạch cá. Vì vậy, qua kết quả về số công lao động đi thuê có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng đầu tư chài lưới thu hoạch của các hộ điều tra.

4.1.2.2 Đầu tư về máy móc, trang thiết bị

Máy móc, trang thiết bị nuôi cá Vược của các hộ bao gồm máy bơm nước, chài lưới, cân đồng hồ, thuyền, vó. Dưới đây là chi phí máy móc, trang thiết bị của hộ được thể hiện chi tiết qua bảng 4.4:

52

Bảng 4.4 Máy móc, trang thiết bị phục vụ nuôi cá vược của hộ điều tra

Công cụ Quy mô nhỏ (n=20) Quy mô TB (n=30) Quy mô lớn (n=10) BQ chung Giá trị (Tr.đ) %hộ Giá trị (Tr.đ) %hộ Giá trị (Tr.đ) %hộ Giá trị (Tr.đ) %hộ

Máy bơm nước 6,3 100 9,86 100 17,2 100 9,9 100

Chài lưới 0 0 8,8 16,67 15 80 12,65 21,67

Cân đồng hồ 1 100 1 100 1 100 1 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,năm 2020)

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy được việc đầu tư trang thiết bị, công cụ của hộ tương đối đầy đủ. Trong đó, thuyền và vó là hai công cụ các hộ nông dân tự sưu tầm được, tự làm được nên không liệt kê vào bảng kết quả trên. Đối với cả 3 quy mô hộ đều sử dụng 100% máy bơm nước và cân đồng hồ để phục cho quá trình nuôi cá và thu hoạch cá. Chài lưới thì có ít hộ mua, chỉ có 21,67% số hộ mua chài lưới, đa số là các hộ lớn. 80% số hộ thuộc hộ quy mô lớn có chài lưới và 16,67% số hộ thuộc hộ quy mô trung bình có chài lưới. Những hộ không mua chài lưới để thu hoạch cá, họ sẽ đi thuê chài lưới kèm theo công lao động đi thuê. Trung bình 1 vụ thu hoạch khoảng 15 sào hộ sẽ phải chi khoảng 1,5-2 triệu đồng để thuê công thu hoạch.

Có sự khác nhau về mức đầu tư công cụ sản xuất yếu tố quy mô hộ ảnh hưởng rất lớn. Quy mô hộ càng lớn lượng máy bơm phục vụ công tác nuôi cá càng được đầu tư nhiều, người nuôi không chỉ quan tâm đến số lượng máy bơm mà còn quan tâm vào công suất, hiệu suất làm việc của thiết bị được đầu tư. Máy bơm nước không chỉ giúp hộ nuôi thay nước ao nuôi mà còn tạo thêm ô xi cho cá trong môi trường nước ngột ngạt như mùa hè nắng nóng. Chài lưới là công cụ giúp người nuôi cá thu hoạch khi vào mùa thu hoạch, chi phí

53

mua chài lưới có thể lên đến chục hoặc vài chục triệu đồng. Vì vậy những hộ nuôi nhỏ lẻ không đầu tư công cụ này, thay vào đó họ sẽ đi thuê để thu hoạch cá, chi phí bỏ ra sẽ nhỏ hơn so với việc hộ đi đầu tư chài lưới. Tuy nhiên, những hộ có quy mô lớn thì rất mạnh dạn trong việc đầu tư công cụ chài lưới, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô nuôi trồng và năng suất hàng năm của hộ, các hộ có thể mua riêng hoặc mua chung từ 2 đến 3 hộ một chài lưới để sự dụng, độ bền lên tới chục năm, vì vậy nếu những hộ này đầu tư chài lưới sẽ tiết kiệm được chi phí thu hoạch và chủ động hơn trong vấn đề thu hoạch khi vào mùa.

4.1.2.3 Đầu tư về vốn cho phát triển nuôi cá Vược

Bảng 4.5: Tình hình huy động và sử dụng vốn tính bình quân/ 1000m²/ vụ của các hộ nuôi cá vược

STT Chỉ tiêu ĐVT

Bình quân chung

Nhóm hộ theo quy mô QM nhỏ QM trung bình QM lớn 1 Tổng vốn đầu tư Tr.đ/hộ 44,01 44,04 46,62 40,93

2 Cơ cấu vốn vay

Ngân hàng nông nghiệp % 66,67 100 37,50 100

Tổ chức xã hội % 0 0 0 0

Ngân hàng chính sách % 6,67 0 12,50 0

Tư nhân % 26,66 0 50 0

3 Hộ có vay vốn % 26,67 5 30 60

4 Hộ không vay vốn % 73,33 95 70 40

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,năm 2020)

Theo kết quả nghiên cứu, tổng vốn đầu tư bình quân/ 1000m²/ vụ cho nuôi cá vược của hộ là 44,01 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư của hộ quy mô nhỏ xấp xỉ tổng vốn đầu tư bình quân của các hộ điều tra. Tổng vốn đầu tư/ 1000m² của hộ quy mô lớn nhỏ nhất là 40,93 triệu đồng và tổng vốn đầu tư

54

của hộ quy mô trung bình cao nhất là 46,62 triệu đồng. Các nhóm hộ có sự khác biệt về vốn đầu tư nuôi cá vược/ 1000m², tuy nhiên lượng chênh lệch không quá lớn. Quy mô lớn có vốn đầu tư thấp nhất do mật độ nuôi trồng thấp hơn, trung bình ở quy mô này mật độ khoảng 625 con/ 1000 m², nhỏ hơn các quy mô còn lại nên chi phí về giống và thức ăn thấp hơn hơn trên cùng một diện tích nuôi.

Về tình hình vay vốn, hộ có vay vốn chiếm 26,67%/ tổng số hộ điều tra, tức là 16/ 60 hộ có tham gia vay vốn. Hộ không vay vốn chiếm 73,33%, như vậy có thể nói người nuôi cá tại địa phương khá chủ động về nguồn vốn, đây là một tín hiệu tốt cho tình hình phát triển nuôi cá vược tại địa phương. Nguồn vay vốn chủ yếu của hộ nuôi là ngân hàng nông nghiệp, chiếm 68,75% tổng lượng vay, vay tư nhân chiếm 25% tổng vốn vay bình quân chung. Hộ nhỏ và hộ lớn vay ngân hàng nông nghiệp 100%. Tuy nhiên, số hộ quy mô nhỏ và trung vay vốn không nhiều. Hộ trung bình thì vay chủ yếu nguồn tư nhân, bao gồm bạn bè và người thân, thường thì các hộ vay ngắn hạn để mua thức ăn cho cá nên nguồn này có lãi suất rất thấp, thậm trí bằng không.

Có sự chệnh lệch tổng vốn đầu tư lớn như vậy phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất và quy mô của các hộ nuôi. Hộ nuôi nhỏ đúng tiêu chí sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không vay vốn bởi sợ rủi ro trong quá trình nuôi trồng, đa số các hộ coi nuôi cá vược chỉ là nghề phụ, ngoài nuôi cá vược cá hộ còn kiêm nghề khai thác thủy sản biển và chế biến thủy sản, bởi vậy có tới 95% số hộ điều tra trên tổng số hộ quy mô nhỏ không tham gia vay vốn, có 1 hộ tham gia vay vốn nhưng cũng vay với mức vốn nhỏ, không đáng kể. Hộ trung bình có tổng vốn đầu tư bằng với mức đầu tư bình quân chung của các hộ nuôi, những hộ này thả cá với mật độ dày hơn nhóm hộ khác dẫn đến việc chi phí về giống và thức ăn lớn hơn. Tuy nhiên, mức độ vay vốn của nhóm hộ chưa cao, 30% số hộ vay vốn trên tổng số hộ cùng quy mô theo điều tra và chủ yếu là vay tư nhân, vay trong ngắn hạn để mua thức

55

ăn cho cá, từ đó tiết kiệm chi phí lãi vay cho hộ. Vốn đầu tư của hộ quy mô lớn là lớn nhất, hộ này là nhóm hộ mạnh dạn đầu tư vốn để đầu tư máy móc, thiết bị và nuôi với quy mô sản xuất lớn

4.1.2.4 Đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật vào nuôi trồng

Đào tạo nguồn lao động NTTS nói chung và nuôi cá vược thương phẩm nói riêng là nhiệm vụ quan trọng mà cấp chính quyền địa phương đang đẩy mạnh thực hiện trong những năm qua. Hàng năm, kết hợp với Trung tâm khuyến ngư huyện Thái Thụy tổ chức từ 2-3 đợt tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Nội dung chủ yếu là quy trình kỹ thuật nuôi cá vược, kỹ thuật quản lý ao, đầm, kỹ thuật phòng tránh và chữa bệnh cho cá vược. Nhiều hộ tham gia tập huấn đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, đưa vào ứng dụng thực tiễn và khá thành công. Bình quân trong số các hộ đi điều tra có 48/60 hộ tham gia tập huấn, tình hình tham gia tập huấn của các nhóm hộ được thể hiện chi tiết qua bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.6: Tình hình tham gia tập huấn NTTS của hộ (n=60)

Diễn giải

Hộ nông dân tham gia tập huấn

Hộ nông dân không tham gia tập huấn Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Quy mô nhỏ (n=20) 11 55 9 45

Quy mô trung bình (n=30) 27 90 3 10

Quy mô lớn (n=10) 10 100 0 0

Tổng 48 - 12 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020)

Theo khảo sát, nhóm hộ quy mô nhỏ có tỷ lệ không tham gia tập huấn cao nhất, chiếm 45% tổng số hộ trong nhóm hộ, nhóm hộ quy mô trung bình có tỷ lệ không tham tập huấn chiếm 10% tổng số hộ trong nhóm. Riêng hộ có quy mô lớn, tham gia tập huấn 100%. Chứng tỏ rằng, tập huấn nuôi cá vược

56

có vai trò rất quan trọng đối với các hộ nuôi, người nuôi cá ý thức được tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn trong nuôi trồng.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)