Giải pháp nhằm phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 87)

Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

4.3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi

Trên cơ sở vùng nuôi đã được quy hoạch cụ thể, xã cần tập trung hoàn thiện hệ thống điện, giao thông, thủy lợi, phù hợp với quy hoạch vùng nuôi; mở rộng nhiều tuyến kênh mới, khơi thông, tu sửa các đoạn kênh mương đã xuống cấp, các kênh lấy nước và xả thải phải được quy hoạch, xây dựng phù hợp, cần đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục, công trình xử lý nước thải đúng kỹ thuật, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên.

Kết hợp hài hòa giữa việc đảm bảo các công trình thủy lợi với việc tận dụng khai thác mặt nước lớn để sản xuất ra sản phẩm xã hội, nhất là diện tích đất mặt nước ven biển chưa khai thác triệt để. Tập trung diện tích đã chuyển đổi sang chuyên canh nuôi cá và các biện pháp nâng cao năng suất, sản lượng.

76

Bên cạnh phương thức nuôi quảng canh truyền thống, địa phương cần có dự án đầu tư quy hoạch vùng chuyên nuôi cá, tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng và chạy thử nghiệm những mô hình theo phương thức nuôi mới mang lại hiệu quả nuôi trồng cao hơn.

Có biện pháp xử lý các hộ tự ý đào ao nuôi thủy sản tại những khu vực không theo quy hoạch, tránh hậu quả gây ô nhiễm. Quản lý chặt chẽ việc mở rộng cũng như thu hẹp diện tích, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trao đổi quyền sử dụng đất để hình thành nên vùng nuôi tập trung. Cần chuyển đổi các diện tích sản xuất muối kém hiệu quả, các diện tích đất hoang hóa sang NTTS. Khuyến khích, hỗ trợ người dân đào ao, đầm tại những diện tích đất kém hiệu quả chưa được khai thác đúng mục đích. Cần chọn đối tượng nuôi tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, có giá trị kinh tế cao. Quy hoạch vùng nuôi nước mặn, lợ riêng, vùng nuôi nước ngọt riêng, đảm bảo được nguồn nước phục vụ cho NTTS phù hợp.

4.3.2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng khuyến ngư

Địa phương cần tập trung tổ chức các hoạt động khuyến ngư mà các hộ NTTS đang quan tâm như: Phòng trừ dịch bệnh, sử dụng thức ăn tổng hợp, xử lý chất thải của chăn nuôi, xử lý nguồn nước ô nhiễm. Không chỉ riêng các cán bộ khuyến ngư mà cần huy động cả những cá nhân, tổ chức, hộ sản xuất giỏi làm công tác tuyên truyền trong các yêu cầu mà hộ NTTS đang cần.

Cần khuyến cáo hộ nuôi nên mua giống ở các trung tâm giống để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, cho năng suất cao. Khuyến cáo cho người dân chọn đúng hãng thức ăn tổng hợp, thời điểm cho ăn thích hợp, nên căn cứ vào màu nước, nhiệt độ môi trường và mật độ nuôi cũng như cơ cấu nuôi. Trong công tác tuyên truyền kỹ thuật, nên hạn chế các đợt tập huấn lý thuyết, có thể xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương với một số hộ làm mẫu. Thông qua hệ thống phát thanh của xã, thường xuyên tuyên truyền về cách làm mới mang lại hiệu quả cao, định kỳ tổ chức các đợt tham quan các ao nuôi quy mô

77

lớn, ao nuôi công nghiệp, các trang trại kết hợp ở các địa phương khác. Tuyên truyền rộng rãi và vận động đông đảo các hộ tham gia tích cực các đợt tập huấn. Có thể phối hợp với các trường đại học, các trung tâm giống để chuyển giao kỹ thuật và đưa các giống mới vào sản xuất và đào tạo lực lượng lao động trực tiếp của các hộ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn.

Nội dung các hoạt động khuyến ngư liên quan nhiều đến chất lượng khuyến ngư. Nội dung càng dễ hiểu, gần gũi với người dân, đáp ứng được nhu cầu các hộ nuôi thì càng thu hút được sự tham gia của họ. Vì vậy nội dung của các hoạt động khuyến ngư cần phải được xem xét, xây dựng phù hợp với trình độ nhận thức và mong muốn của các hộ nuôi. Để làm được điều đó các cán bộ khuyến ngư cần:

Tìm hiều, xem xét nhu cầu hiện tại của người dân trước khi tiến hành tập huấn để xem họ đang cần gì, muốn gì. Từ đó xây dựng nên nội dung của những buổi tập huấn. Ví dụ trong quá trình nuôi cá vược, khi tình hình dịch bệnh xuất hiện, cán bộ khuyến ngư nên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cách phát hiện bệnh, chỉ ra dấu hiệu của từng bệnh, cách phòng bệng, trị bệnh, cách sử dụng thuốc và công dụng của các loại thuốc… Khi nội dung các hoạt động đó đáp ứng được đúng nhu cầu của hộ thì không có lý do gì để họ không tham gia.

Lựa chọn phương pháp truyền đạt phù hợp: Với các nội dung khác nhau nên sử dụng những phương thức truyền đạt khác nhau, không nên chỉ sử dụng một hình thức. Ví dụ như có thể kết hợp việc giải thích lời nói với việc giới thiệu hình ảnh thông qua sách báo, tài liệu. Hình thức truyền đạt cần bất ngờ, cuốn hút, dễ hiểu nhưng vẫn phải đảm bảo phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt.

4.3.2.3 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Lực lượng lao động tham gia nuôi cá vược trong các hộ nuôi là những lao động thường xuyên và trực tiếp trong quá trình nuôi. Vì thế nâng cao những hiểu biết về kiến thức nuôi cá vược, kỹ năng quản lý và tổ chức sản

78

xuất. Thực tế hiện nay số lượng lao động tham gia nuôi trồng cá vực khá đông đảo nhưng trình độ còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, để nâng cao cải thiện chất lượng đội ngũ lao động này, địa phương cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất: tổ chức thường xuyên những buổi tập huấn phổ biến kiến thức nuôi trồng cá vược, đặc biệt là những kỹ thuật nuôi mới, những kiến thức về dịch bệnh, cách phòng trị bệnh, cách sử dụng thuốc và hóa chất phòng và dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra. Tổ chức được các buổi tập huấn thường xuyên là rất khó khăn nhưng đảm bảo cho các buổi tập huấn đó có hiệu quả lại càng khó khăn hơn. Muốn vậy khi tổ chức lớp tập huấn cần: Lựa chọn thời gian tập huấn cho phù hợp, tránh những thời điểm mặc dù rất muốn nhưng các hộ cũng không thể tham gia như bắt đầu vụ nuôi, nhiều hộ đang bận rộn với việc tìm nguồn cá giống hay lúc hộ tiến hành cải tạo ao sau thu hoạch, cũng không nên tổ chức vào buổi chiều vì đó là thời điểm hầu hết các hộ đang tất bật mua thức ăn và cho cá ăn. Các thông tin về buổi tập huấn như thời gian, địa điểm nội dung buổi tập huấn cần phải được thông báo tới người dân trước khi buổi tập huấn diễn ra từ 3 – 5 ngày để các hộ chủ động bố trí, sắp xếp công việc, thời gian đến tham gia đông đủ.

Thứ hai: giúp đỡ các nhóm hộ nuôi cá quả thành lập các tổ, hội hay các câu lạc bộ những người nuôi cá vược, để họ cùng trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, thậm chí cả vốn và lao động trong quá trình nuôi. Hoạt động của các tổ, hội hay câu lạc bộ này là do các thành viên tự quyết định, xã và các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ một phần nhỏ kinh phí, các tài liệu sách báo hoặc trực tiếp tham gia giúp đỡ về kỹ thuật nếu được yêu cầu. Thực tế từ nhiều địa phương, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mô hình tổ, hội những người cùng làm ngành nghề này hoạt động rất hiệu quả, cần ít kinh phí mà kết quả đem lại rất cao. nó vừa tận dụng được kiến thức của những người có kinh nghiệm, kỹ

79

thuật nuôi tốt lại vừa là nơi mà kiến thức và kỹ năng mới được chuyển giao cho người nuôi một cách dễ dàng, hiệu quả nhất.

Thứ ba: Ngoài các lớp tập huấn hướng dẫn về kỹ thuật, cần tổ chức các lớp cung cấp những kiến thức về kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất cho các hộ nuôi để các hộ có thể tổ chức sản xuất một cách hợp lý, có thể quản lý và sử dụng tư liệu sản xuất một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh việc phổ biến kiến thức dưới dạng lý thuyết thì việc tổ chức cho các hộ đi tham quan, quan sát thức tế cũng là việc rát quan trọng. Xã có thể tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, hay các buổi tham quan mô hình nuôi trồng cá vược một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp các hộ tin tưởng vào thành công của hoạt động nuôi này.

4.6.2.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện sống còn trong NTTS. Các mặt hàng thủy sản hiện nay của địa phương mới chỉ tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi sống. Các thương lái thu mua thủy sản của các hộ nuôi và bán cho người tiêu dùng hoặc các thương lái mang tiêu thụ nơi khác. Với tình trạng tiêu thụ như vậy và sự thiếu thông tin về giá của hộ nên dẫn đến tình trạng tư thương ép giá, người chịu thiệt vẫn là người nuôi trồng. Do vậy, chính quyền địa phương cần tuyên truyền kịp thời những biến động về giá cả cho người nuôi, và hướng dẫn hộ nên nuôi thả sao cho tận dụng những thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng cao, hộ bán được giá cao. Muốn vậy, địa phương cần phải quan tâm những giải pháp sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tổ chức quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, liên kết lâu dài, ổn định giữa người nuôi cá vược với người kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Xây dựng hệ thống nghiên cứu thị trường các sản phẩm thủy sản, trong đó có cá vược để thường xuyên nắm bắt được sự biến động của nhu cầu thị trường, biến động về giá cả sản phẩm từ đó giúp các hộ nuôi có những quyết định hợp lý.

80

Thứ ba: Cần có giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thủy sản để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán sản phẩm cho người dân bằng cách chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian, thành lập hợp tác xã, liên kết giữa người dân và các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài xã. Giúp nông dân ký kết hợp đồng liên kết thu mua sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Chính quyền địa phương cần theo dõi các hợp đồng mua bán của các công ty và nông dân nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho các hộ nuôi .

4.3.2.5 Giải pháp về con giống

Thị trường đầu vào là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nuôi cá vược, bao gồm thị trường cung ứng giống, thức ăn, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, máy móc, ...

Giống là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hoạt động nuôi trồng thủy sản có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không? Chất lượng giống rất quan trọng đến quá trình nuôi, giống tốt sẽ hạn chế được bệnh, phát triển và sinh trưởng tốt. Hạn chế được rủi ro cho người nuôi. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có trại giống nào đạt tiêu chuẩn, phần lớn giống là do các thương lái nhập về, thuần dưỡng cá trong thời gian ngắn rồi bán cho người dân. Chính vì thế cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn giống tốt, đảm bảo được lượng giống trong thời kỳ vào vụ.

Tiến hành phổ biến các quy trình kỹ thuật, chăm sóc thủy sản từ khâu chọn giống cũng như quá trình nuôi, đảm bảo được môi trường sống cho thủy sản phát triển tốt.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn giống thủy sản nhập về, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng phục vụ người sản xuất trên địa bàn xã.

81

Thị trường các yếu tố đầu vào quan trọng cho nuôi trồng cá vược cần được tổ chức thống nhất, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo cho người nuôi có được sản phẩm đầu vào chất lượng mà không phải mua với giá cao tránh hiện tượng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động nuôi cá vược trong tương lai

4.3.2.6 Giải pháp về chuyển đổi phương thức và hình thức nuôi

Hiện nay phương thức nuôi trồng cá vược phổ biến ở xã Thụy Hải là nuôi quảng canh. Yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển là các hộ phải chuyển lên phương thức nuôi phổ biến là bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp. Việc chuyển đổi phương thức nuôi không phải dễ dàng vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố như kỹ thuật, vốn, mức độ đầu tư, trình độ kỹ thuật…. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này diễn ra, xã cần chủ động thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tực đầu tư về con người, về tư liệu máy móc, trang thiết bị và các yếu tố khác phục vụ công tác nuôi trồng, đáp ứng nhu cầu các phương thức nuôi mới.

- Vận động một số hộ nuôi kinh nghiệm, có kỹ thuật tốt và có vốn chuyển đổi từ một số diện tích sang nuôi theo phương thức nuôi tiên tiến. Với những hộ này xã cần có biện pháp quan tâm giúp đỡ đặc biệt để đảm bảo sự thành công của công tác chuyển đổi.

- Khi việc chuyển đổi ban đầu đã thu được kết quả cần phải có những giá tổng kết sau đó nhân rộng để trong tương lai không xa tất cả các hộ đều hướng tới phương thức nuôi hiện đại, cho hiệu quả cao.

4.3.2.7 Giải pháp bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh

Phòng trừ dịch bệnh luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường tốt sẽ hạn chế được tình trạng dịch bệnh phát sinh trên các đối tượng thủy sản trong đó có cá vược. Để đảm bảo môi trường nuôi tốt, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường phải được khuyến cáo và áp dụng rộng rãi trong sản xuất như:

82

Các hộ nuôi phải dọn tẩy ao nuôi, xử lý đáy ao, bờ ao và các nguồn nước bằng chế phẩm sinh học trước khi thả cá.

Trong quá trình nuôi phải xác đinh được tỷ lệ đạt của cá giống, từ đó tính toán lượng thức ăn cho phù hợp, tránh lượng thức ăn quá nhiều vừa làm lãng phí lại gây ra hiện tượng thức ăn dư thừa, lắng đọng lâu ngày ở đáy ao, gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Khi cá mắc bệnh phải xác định đúng loại bệnh, mức độ mà cá gặp để sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng. Nếu sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều lượng sẽ làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm ở các ao nuôi.

83

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Cá vược là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Việc nuôi cá Vược thương phẩm là nghề đem lại hiệu quả kinh tế kinh tế cao. Tuy nhiên, ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, việc phát triển nghề nuôi cá vược thương phẩm được phát triển ở các mô hình mang tính tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và lâu dài, cần có sự nghiên cứu một cách khoa học hiệu quả kinh tế cũng như các giải pháp cần thiết để nhân rộng mô hình.

Thụy Hải là một xã ven biển thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, xã có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề NTTS. Trong đó, nuôi cá vược đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhìn chung tình hình nuôi cá vược của xã Thụy Hải nhiều năm gần đây đang có xu hướng phát triển tuy nhiên vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định .

Sự giảm sút của chất lượng giống do trong quá trình tuyển chọn của

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)