Bài học kinh nghiệm về phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu trong phát triển nuôi cá vược tại xã Thụy Hải như sau:

Thứ nhất, quy hoạch phát triển là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu, phân tích

32

tiềm năng về các nguồn lực đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm, không chỉ giải quyết vấn đề trước mặt, mà còn tương lai lâu dài. Khi quy hoạch vùng nuôi, cũng cần phải chú ý đến quy hoạch tổng thể để tránh sự tác động ô nhiễm của ngành công nghiệp, quy hoạch phải đồng bộ. Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành NTS nói riêng chịu tác động tiêu cực, cùng với sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, thu nhập nông dân còn thấp đang là những yếu tố đe doạ tới môi trường và cạn kiệt tài nguyên, mà ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các hộ NTS. Rất nhiều bài học đã được rút ra từ thực tế do công tác quy hoạch yếu kém đã để lại hậu quả nặng nề, như ở Bình Thuận (2005), các hộ ồ ạt nuôi tôm trên cát, dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn nghiêm trọng làm tôm chết hàng loạt, hay như việc phá rừng và các vùng đệm để NTS ở Cà Mau (2006) rõ ràng là đang đi ngược lại với sự phát triển bền vững.

Thứ hai, kỹ thuật NTS, ngoại trừ các yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên thì kỹ thuật NTS là yếu tố quyết định nhất tới kết quả sản xuất . Kỹ thuật NTS ở đây không chỉ là quy trình công nghệ mà còn bao gồm cả trình độ, kinh nghiệm của chủ thể nuôi và các trang thiết bị phục vụ. Quy trình công nghệ cho một mô hình nuôi phải bao gồm cả các thông số về môi trường, giống, thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Việc xử lý ao nuôi như thế nào trước khi nuôi, chọn lựa các loại cá gì để tận dụng tầng nước thức ăn, đáp ứng được nhu cầu thị trường, thời điểm nào cho thức ăn tổng hợp thích hợp nhất, và bao nhiêu thức ăn .... Tất cả những điều đó đòi hỏi hộ nuôi phải tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi từ các hộ khác và các phương tiện thông tin đại chúng để có chi phí thấp nhất và năng suất cao nhất. Như dự án nuôi tôm trên cát của Xã Quảng Lưu - Quảng Xương - Thanh Hoá (2003-2004) do không làm đúng quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm nguồn nước, làm hàng trăm hộ dân ở 2 xã Quảng Thái, Quảng Hải phải thường xuyên sống trong cảnh thiếu nước ngọt.

33

Thứ ba, cơ chế chính sách, sau khi chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, và chính sách dồn điền đổi thửa đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của nông nghiệp nói chung và NTS nói riêng. Ngành NTS đã dần dần chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhất là NTS nước lợ với những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he chân trắng, cua, cá vược thương phẩm ... Việc giao đất lâu dài và diện tích được mở rộng, tạo cho các hộ tăng cường đầu tư trên điện tích mình sở hữu. Cùng với sự đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, ngành NTS nước lợ đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước đi trước để phát huy được lợi thế của mình, thông qua công tác lai tạo giống, tạo ra thức ăn tổng hợp với giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh các chính sách tác động trực tiếp vào ngành, thi các chính sách tác động gián tiếp như chính sách vốn, chính sách đào tào lao động ... cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó như những cú hích tạo đà cho ngành NTS nói chung và NTS nước lợ nói riêng phát triển.

34

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Ví trí địa lí

Xã Thụy Hải có chiều dài là 3,3 km chạy dọc đê biển, cách trung tâm huyện Thái Thụy khoảng 2km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên là 328,41 ha, có vị trí địa lí:

Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;

Phía Nam giáp thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy; Phía Bắc giáp xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy;

Phía Tây giáp xã Thụy Lương và Thụy huyện Thái Thụy.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Thụy Hải thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ đốc <1, chỉ bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, kênh, mương và một số gò nằm rải rác. Độ cao bề mặt hầu hết từ 0,7m đến 1,25m so với mực nước biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình xã Thụy Hải bằng phẳng với độ cao giảm dần theo hướng Bắc xuống Nam.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Thụy Hải nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm của vùng ven biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hòa bởi khí hậu của vùng biển với đặc điểm mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, thường có bão, mùa đông lạnh, khô hanh nhưng không kéo dài liện tục mà xen kẽ những ngày nắng ẩm hoặc mưa ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-24 độC, nhiệt độ cao nhất lên tới 38-39 độC và thấp nhất là 5-9 độC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1788mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè;

Vào mùa hè lượng mưa cao nhất là 1860mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa

35

cả năm; các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kì mưa phùn ẩm ướt. Độ ẩm không khí dao động trong khoảng 82-94%.

Bức xạ mặt trời lớn: số giờ nằng trung bình 1500-1800 giờ/năm. Tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1600-1800 KCQ/cm3/năm.

Gió: Hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam mang theo không khí ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-3 m/giây. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Bão thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất dai

Đất dai là bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất thuộc sở hữu của Nhà nước thống nhất quản lí. Trong sản xuất nông nghiệp, đất dai vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Do vậy, tài nguyên đất dai có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh.

Qua bảng 3.1 về tình hình sử dụng đất dai của xã Thụy Hải qua 3 năm gần đây 2017-2019, ta thấy được về tổng diện tích đất tự nhiên của 3 năm 2017-2019 không có sự thay đổi. Về đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng lúa, xã Thụy Hải dường như không có diện tích đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp cũng không có biến đổi qua 3 năm, chủ yếu đất nông nghiệp được sử dụng để trồng rau màu phục vụ nhu cầu trong xã. Về đất lâm nghiệp cũng không có sự biến đổi, ta có thể thấy diện tích đất trồng rừng ngập mặn của địa phương rất ổn định, giữ ổn định ở diện tích 2,14 ha. Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 125,39 ha chiếm tới gần 40% diện tích đất tự nhiên của xã và diện tích này cũng ổn định từ năm 2017-2019. Đất làm muối chiếm khoảng 15% diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế diện tích đất làm muối đã bị thu hẹp do người dân không canh tác và để ruộng hoang, diện tích

36

ruộng muối bỏ hoang nằm trong khu vực trong đê nên cũng rất khó khăn trong việc chuyển đổi mục đích canh tác. Diện tích đất ở chỉ chiếm 33,07 ha và cũng không thay đổi từ năm 2017-2019. Bên cạnh đó, đất chuyên dùng và đất tôn giáo tín ngưỡng có sự tăng nhẹ khoảng 0,14-7,5%. Diện tích đất chưa sử dụng của xã còn rất ít, tính đến năm 2019 diện tích đất chưa sử dụng của xã chỉ còn 1,08 ha.

Qua đó, cho ta thấy tổng diện tích đất dai tự nhiên của xã không có biến động, diện tích đất nuôi trồng và đất làm muối chiếm diện tích lớn, từ đó ta thấy được đặc trưng kinh tế của xã gắn với biển. Biến động đất dai của xã tuy nhỏ nhưng hoàn toàn phù hợp, qua đó thấy được tình hình quản lí và sử dụng quỹ đất của xã rất chặt chẽ.

37

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thụy Hải qua 3 năm 2017-2019

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 18/ 17 19/18 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 328.41 100 328.41 100 328.41 100 1 Đất nông nghiệp 178.31 54.29 178.31 54.29 178.31 54.29 100 100 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.79 2.13 3.79 2.13 3.79 2.13 100 100 100

1.2 Đất lâm nghiệp 2.14 1.20 2.14 1.20 2.14 1.20 100 100 100

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 125.39 70.32 125.39 70.32 125.39 70.32 100 100 100

1.4 Đất làm muối 46.81 26.25 46.81 26.25 46.81 26.25 100 100 100

1.5 Đất nông nghiệp khác 0.18 0.10 0.18 0.10 0.18 0.10 100 100 100

2 Đất phi nông nghiệp 148.48 45.21 148.48 45.21 149.02 45.38 100 100.36 100.18

2.1 Đất ở 33.07 22.27 33.07 22.27 33.07 22.19 100 100 100

2.2 Đất chuyên dùng 109.37 73.66 109.37 73.66 109.67 73.59 100 100.27 100.14

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.60 1.08 1.60 1.08 1.84 1.23 100 115.00 107.50

2.4 Đất nghĩa trang 4.38 2.95 4.38 2.95 4.38 2.94 100 100 100

2.5 Đất mặt nước chuyên dùng 0.06 0.04 0.06 0.04 0.06 0.04 100 100 100

3 Đất chưa sử dụng 1.62 0.49 1.62 0.49 1.08 0.33 100 66.67 83.33

38

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Thụy Hải giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển

Số lượng (LĐ) Cơ cấu (%) Số lượng (LĐ) Cơ cấu (%) Số lượng (LĐ) Cơ cấu (%) 18/17 19/18 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 4854 100 5113 100 5334 100 105,34 104,32 104,83

II. Tổng số lao động LĐ 2648 54,6 2735 53,5 2928 54.9 103,29 107,06 105,17

III. Tổng số hộ Hộ 1398 1394 1395 26.2 99,71 100,07 99,89

IV. Chỉ tiêu BQ

1. BQ nhân khẩu/hộ Người 3,47 - 3,67 - 3,82 - 105,64 104,25 104,94

2. BQ lao động/bộ LĐ 1,89 - 1,96 - 2,10 - 103,58 106,98 105,28

3.BQ nhân khẩu/LĐ Người 1,83 - 1,87 - 1,82 - 101,99 97,45 99,72

38

Lao động là bộ mặt của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ khi mà áp dụng cơ giới hóa, vận hành máy móc, trình độ cơ giới hóa và hiện đại hóa ở nước ta.

Thụy Hải là một xã có truyền thống lao động cần cù, hiếu học và nguồn lao động dồi dào. Dân số và lao động của xã là nguồn lực quan trọng và cơ bản trong quá trình sản xuất, quyết định rất lớn đến năng suất cũng như sản lượng trong mọi ngành nghề.

Qua bảng số liệu 3.2, ta thấy giai đoạn từ năm 2017-2019 nhìn chung dân số của xã Thụy Hải biến động tăng tương đối nhiều qua các năm với tốc độ phát triển gia tăng dân số bình quân 4.83%/ năm. Năm 2017 tổng số nhân khẩu là 4854 nhân khẩu đến năm 2019 thì tăng lên 5334 nhân khẩu tương ứng 480 nhân khẩu.

Về tổng số lao động tính đến năm 2019, tổng số lao động của xã Thụy Hải chiếm 54.89%, tốc độ tăng lao động bình quân là 5.17%/năm. Năm 2017 số lao động là 2648 đến năm 2019 là 2928 lao động tương ứng tăng 280 lao động.

Về số hộ tính đến năm 2019 có tổng số hộ là 1395, như vậy bình quân trung bình trên địa bàn có 3.82 người/hộ (3 hoặc 4 người). Tốc độ gia tăng hộ bình quân là -0.11%/năm (theo số liệu năm 2017 tổng số hộ là 1398 đến năm 2019 là 1395 hộ tương ứng giảm qua 3 năm là 3 hộ)

3.1.2.3 Tình hình về kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã Thụy Hải trong những năm qua có sự chuyển biến theo hướng tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng lớn. Xem xét cơ cấu kinh tế các ngành ngành Nông, lâm, ngư nghiệp, Công nghiệp và Thương mại, dịch vụ thì ta có thể thấy rằng tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm 2017-2019. Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp đang có xu hướng tăng giảm không ổn định, những vẫn

39

giữ ở mức cao. Cơ cấu ngành cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ có bước đột phá, tăng nhanh từ năm 2017-2019.

Bảng 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

GTSX (tr.đ) cấu (%) GTSX (tr.đ) cấu (%) GTSX (tr.đ) cấu (%) Tổng GTSX 426,005 100 469,058 100 520,719 100

Nông, lâm, ngư

nghiệp - Công nghiệp 357,605 84 351,793 75 361,780 69

Thương mại - dịch vụ 68,400 16 117,265 25 158,939 31

(Nguồn UBND xã Thụy Hải, năm 2020)

Qua bảng 3.3, ta thấy tổng giá trị ngành nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với cơ cấu tổng giá trị sản xuất, chiếm tới 84% GTSX năm 2017, nhưng có chiều hướng giảm và chỉ chiếm 69% tổng GTSX năm 2019 do giá trị ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng lớn. Cụ thế, giá trị ngành thương mại dịch vụ năm 2017 là 68400 triệu đồng, đến năm 2019 là 158939 triệu đồng, (tương ứng tăng 15%). Qua đó cho ta thấy, giá trị sản xuất của xã liên tục tăng mạnh nhưng vẫn giữ ổn định được mũi nhọn kinh tế của xã, là một tín hiệu rất đáng mừng cho sự phát triển của địa phương.

3.1.2.4 Tình hình về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống giao thông được đánh giá ở mức trung bình. Tuyến đê biển mới được nâng cấp cải tạo và bê tông hóa hồi đầu năm 2020 với chiều dài khoảng 3km, đường giao thống chính trong xã đã được bê tông hóa khoảng 60%.

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, nguồn nước thủy lợi lấy từ nguồn nước sông Diêm Hộ. Hệ thống kênh mương cần được nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ đầy đủ nhu cầu vận hành sản xuất.

40

Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục được quan tâm, chất lượng giáo dục được duy trì, số học sinh thi lên lớp và hết cấp đạt từ 96,3% đến 100%, tỷ lệ học sinh giỏi giáo viện dạy giỏi tăng. Trường THCS số học sinh khối lớp 9 thi đỗ vào lớp 10 THPT hệ công lập với kết quả đạt xếp vào tốp khá của huyện; năm học 2018-2019, Trường Mầm non được bộ giáo dục và UBND tặng Bằng khen; THCS được UBND tỉnh tặng Bằng khen và nhiều cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua của các cấp khen tặng.

Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Năm 2019, tổng số sinh gồm 79 ca, trong đó có 18 ca sinh con thứ 3, chiếm 23%. Tổng số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 72%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 7,6%.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bên cạnh việc khảo sát tình hình KT – XH chung trong toàn xã thì đề tài sẽ nghiên cứu và điều tra 60 hộ nhằm thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho đề tài. Theo đó 60 hộ sẽ được phân loại thep quy mô nuôi trồng.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi cá vược của các hộ nông dân tại xã thủy hải, huyện thái thụy, tỉnh thái bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)