2.1.3.1 Phát triển về quy mô sản sản xuất táo Mèo
* Số hộ: Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan
12
hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai (Nguồn: wikipedia.org, 2014).
Vậy qua khái niệm của hộ gia đình ta thấy hộ gia đình tham gia sản xuất táo Mèo là hộ gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung, không chung quỹ hoặc thu nhập chung cùng tham gia hoạt không tham gia sản xuất táo Mèo. Sự gia tăng về số hộ tham gia sản xuất táo Mèo cho thấy sự phát triển theo chiều rộng trong sản xuất táo Mèo.
* Diện tích: Trong tất cả các ngành sản xuất nông nghiệp điều cần một diện tích nhất định để sản xuất. Sản xuất táo Mèo cũng cần một diện tích đất tự nhiên để trồng và sản xuất. Bên cạnh sự gia tăng về số hộ thì sự gia tăng về diện tích trồng táo Mèo cũng chỉ ra sự phát triển theo chiều rộng trong sản xuất táo Mèo.
2.1.3.2 Phát triển các nguồn lực trong sản xuất
* Vốn: Để bắt đầu hoạt động sản xuất thì yếu tố đầu tiên quan tâm đến chính là vốn. Vốn đầu tư cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là điều kiện để nâng cao khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật, tạo việc làm, mở rộng quy mô sản xuất. Cây táo Mèo là cây lâu năm nên yêu cầu đầu tư cho thời gian kiến thiết rất lớn do vậy khâu lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn là rất cần thiết.
* Lao động: Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng ở nước ta vẫn sử dụng sức lao động của con người là chính. Do đó, lao động vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây táo Mèo phải trồng trong thời gian dài mới cho thu hoạch, trong khoảng thời gian đó thì cây vẫn cần được chăm sóc một cách cẩn thận thì cây mới cho năng suất và chất lượng cao.
* Đất đai: Đất đai là cơ sở sản xuất tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất không thể thây thế được. Trong sản xuất táo Mèo đất đai là yếu tố quyết định nên diện tích, chất lượng sản phẩm.
* Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Các yếu tố về cơ sở hạ tầng có vai trò làm nền tảng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất táo Mèo nói riêng. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ làm giảm khó khăn, rút ngắn thời gian liên lạc giữa các khâu trong sản xuất, thúc đẩy sản xuất nhanh chóng.
13
2.1.3.3 Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật: Giống và kỹ thuật chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất cây trồng. Với cây táo Mèo, vai trò của giống và kĩ thuật là rất quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng sản phẩm của cây táo Mèo (Lê Ngọc Thanh, 2011).
* Giống: Giống cây táo Mèo chủ yếu được cấy từ hạt táo Mèo. Cây giống không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Do vậy chi phí để sản xuất vốn là không đáng kể và bất kỳ người nông dân nào cũng có thể tự sản xuất được giống cây táo Mèo cho mình.
* Chăm sóc: Chúng ta có thể dựa trên cơ sở đặc tính sinh vật và chu kỳ phát triển của cây táo Mèo để có những tác động tích cực lên cây sao cho đêm lại lợi ích cho chúng ta nhất.
* Bón phân: Đối vơi cây táo Mèo, hệ thống rễ của nó rất rộng và đâm sâu trong đất cho nên tự bản thân nó luôn đủ chất dinh dưỡng để nuôi quả. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể bón phân chuồng để đảm bảo cây táo Mèo phát triển tốt nhất.
* Phòng trừ sâu bệnh: Đa số cây táo Mèo được trồng ở những nơi rất là cao (1000 - 2000m so với mực nước biển) nên sâu bệnh không phát triển mạnh. Hơn nữa cây táo Mèo thường rất cao (cao 6 - 15m), tán lá rộng nên rất khó để phum thuốc trừ sâu. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng trừ sâu bệnh bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh, quyết vôi dưới gốc.
* Thu hoạch: Đây là khâu quan trọng nhất. Quả táo Mèo không giống với các loại quả khác ở chỗ là: Quả ở cùng một cây nhưng lại có nhiều mức giá, quả càng to giá càng cao. Do đó trước khi mang quả ra thị trường thì cần nhiều phải phân loại để đêm lại hiệu quả cao nhất.
* Bảo quản: Sau khi thu hoạch, tùy thuộc vào thời gian táo Mèo đến tay người tiêu dùng mà cần phải có các hoạt động bảo quản khác nhau. Có thể bảo quản ở nơi thoáng mát trong 1 tuần.
* Chế biến: Đây là khâu giúp làm tăng giá trị sử dụng của cây táo Mèo (Lê Ngọc Thanh, 2011).
2.1.3.4 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn tới năng suất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản suất
14
trên một đơn vị không cao. Vì vậy, tổ chức sản xuất táo Mèo theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết. Mục đích liên kiết là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các liên kết các tác nhân (hộ-hộ, hộ- người bán buôn, hộ-người bán lẻ, hộ- người thu gom, hộ -các bộ khuyến nông) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ...) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất. Từ đó góp phần cho sản xuất táo Mèo ổn định, bền vững.
2.1.3.5 Phân tích kết quả và hiệu quả
* Về kinh tế
Phát triển sản xuất nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm được đánh giá bởi kết quả sản xuất. Kết quả sản xuất là sự tăng lên về quy mô và diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất táo Mèo, kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất táo Mèo. Để phản ánh được khả năng phát triển sản xuất thì việc đánh giá quy mô, diện tích, cơ cấu diện tích gieo trồng, diện tích có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất táo Mèo là điều quan trọng. Bên cạnh đó, để thấy được tính hiệu quả hay không hiệu quả hay chưa hiệu quả trong phương thức canh tác thì cần đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất của cây táo Mèo qua diễn biến các năm.
* Về xã hội
Mục tiêu của phát triển sản xuất là xóa đói, giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hiệu quả kinh tế từ táo Mèo, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng nếu thực hiện hiện sản xuất đúng theo quy trình chất lượng. Từ đó mang lại sự phát triển về xã hội.
* Về môi trường
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, cộng với kỹ thuật trong canh tác, vấn đề sử lý phụ phẩm, chất thải thuốc BVTV chưa triệt để... là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễn môi trường, ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi trường đang là hướng ngành chức năng khuyến khích áp dụng.
15