Để phát triển sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã La Pán Tẩn, nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân chính quyền địa phương đã có những định hướng trong tương lai như sau:
4.3.1.1 Định hướng chung
Phát triển sản xuất táo Mèo theo hướng quy mô hóa và chuyên môn hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng hợp lý tài nguyên, gắn với môi trường sinh thái.
Phát triển sản xuất táo Mèo gắn với nhu cầu của thị trường.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và lựa chọn cây giống.
Đưa các sản phẩm của táo Mèo trở thành các đặc sản nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng và thị trường Việt Nam, thế giới nói chung. Xây dựng thương hiệu táo Mèo, đưa nước sirô táo Mèo trở thành nước uống độc quyền của xã.
65
Đẩy mạnh các hình thức sản xuất: HTX, trang trại, tổ hợp tác xã...sản xuất chuyên môn hóa. Thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất, bảo quản, tiêu thụ góp phần đảm bảo ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.3.1.2 Định hướng cụ thể
Năm 2020 hoặc năm 2021 tổ chức trồng bổ sung trồng thêm 90ha táo Mèo vào rừng tự nhiên, do những dãy nương đồi cang tác đất bị bỏ hoàn hoặc xói mòn.
Đẩy mạnh Makerting giới thiệu các sản phẩm táo Mèo vào các trang điện tử và các trang mạng xã hội, vào những ngày tổ chức hội chợ, các ngày hội lớn trong năm.
Thành lập các tổ, hội, nhóm hội liên kết trong sản xuất táo Mèo giữa các hộ sản xuất.
Năm 2020 hoặc 2021 đăng ký mở mới 6 tuyến đường với tổng chiều dài 30km để nuối liền các vùng kinh tế với nhau trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện liên kết, vận chuyển dễ dàng và giao thông thuận lợi.
Quy hoạch đất đai theo hướng quy mô hóa sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp táo Mèo đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sản xuất chuyên môn hóa đưa táo Mèo trở thành hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác trông khu vực và trên thế giới.
Tập huấn kỹ thuật chăm sóc và giới thiệu cây giống và khả năng sản xuất chuyên môn hóa cho 98% số hộ sản xuất táo Mèo.