4.1.1.1 Thực trạng phát triển số hộ trong Xã có tham gia sản xuất táo Mèo
Bảng 4.1 Số hộ tham gia sản xuất táo Mèo qua 3 năm tại xã La Pán Tẩn
ĐVT: Hộ
Tiêu chí Năm Tốc độ phát triển (%)
2018 2019 2020 19/18 20/19 BQ
Tổng số hộ trong xã 789 830 857 105,2 103,25 104,22
Hộ sản xuất táo Mèo 622 670 776 107,72 115,82 111,70
Tỷ lệ các hộ trồng táo Mèo (%) 78,83 80,72 90,55
(Nguồn: UBND xã La Pán Tẩn, 2020)
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ người dân tham gia sản xuất táo Mèo chiếm rất lơn; cụ thể vào năm 2018 số hộ sản xuất táo Mèo chiếm 78,83% và tăng dần đến năm 2020 lên đến 90,55%, và đang có xu hướng tăng lên với tốc độ BQ là 11,70% so với tốc độ phát triển BQ của các hộ trong xã là chỉ có 4,22% Điều này cho thấy người dân trên địa bàn xã số hộ trên địa bàn xã đang sản xuất táo Mèo một cách ồ ạt và nhanh chóng theo su hướng thị trường.
Nhìn chung rằng, người nông dân luôn chạy theo xu hướng của thị trường. Cứ loại nông sản nào đem lại thu nhật cao thì đổ xô vào sản xuất, mà không hay biết về sự dư thừa trên thị trường. Qua bảng trên cho thấy rằng thực trạng phát triển sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã cũng theo xu hướng này. Trong những năm gần đây số hộ tham gia trồng cây táo Mèo đang có xu hướng tăng lên, đây là một xu hướng tích cực vì tạo được công ăn việc làm cho người dân, giúp nâng cao thu thập, không lắng phí tài nguyên đất. Cũng là một phần đóng góp kinh tế cho các hộ sản xuất táo Mèo, tuy nhiên nếu sản xuất quá nhiều sẽ dẫn đến sự dư thừa hoạt không được giá…
4.1.1.2 Phát triển diện tích trồng táo Mèo của xã
Qua bảng 4.2 ta thấy nhìn diện tích trồng cây táo Mèo đang có xu hướng tăng nhanh, tổng diện tích trồng cây táo Mèo năm 2018 chỉ có 446,28 ha nhưng đến năm 2020 đã lên đến 565,25ha, tăng 118,97ha tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,54%. Diện tích cho thu hoạch và sản lượng táo Mèo qua
36
các năm cũng tăng lên rất nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn trên 11,43%. Tuy nhiên năng xuất vẫn chưa cao, trung bình chỉ 2tấn/ha, do một phấn táo Mèo còn đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc vẫn chưa cho thu hoạch, do chưa có biện pháp chăm sóc tốt và cây giống không tốt, bị sâu bệnh nên ảnh hưởng đến năng suất. Chính vì vậy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức, nếu có biện pháp chăm sóc tốt và cây đến độ tuổi cho thu hoạch thì trong vòng những năm tới sẽ cho thu hoạch với năng suất cao, đây là một nguồn thu lớn đối với người dân. Tuy nhiên với sản lượng táo Mèo lớn như vậy cần phải có thị trường tiêu thụ, đây là một thách thức lớn của người sản xuất.
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng táo Mèo xã La Pán Tẩn
`Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%)
2018 2019 2020 19/18 20/19 BQ
Tổng diện tích táo
Mèo Ha 446,28 510,56 565,25 114,4 110,71 112,54 Diện tích táo Mèo
cho thu quả
Ha
185,84 210,56 230,77 113,3 109,6 111,43
Năng suất táo Mèo Tấn/ha 2,05 2,05 2,15 100 104,88 102,41
Sản Lượng táo Mèo Tấn 380,97 431,65 496,16 113,3 114,94 114,12
(Nguồn: UBND xã La Pán Tẩn, 2020)
Một số thông tin thu thập được từ các hộ điều tra sản lượng táo Mèo mỗi năm một khác, năm được và năm mất nhưng năm được mùa thì lại mất giá vì hiện giờ trên địa bàn có rất nhiều người trồng táo Mèo cho nên việc thu nhập từ táo là không đáng kể. Tuy nhiên cũng do một số phàn là quả táo chưa thật sự chất lượng còn nhiều sâu bệnh nên người thu gom không mua hoặc mua với giá thấp, tính đến năm 2020 giá của táo giao động trong khoảng từ 3.000 - 25.000(đ)/kg. Điều này cho thấy chất lượng quả táo Mèo trên địa bàn vẫn chưa thực sự tốt.
Một số nguyên nhân:
- Do người dân sản xuất ồ ạt, chưa chuyên môn hóa.
- Kỹ thuật: Hầu hết người dân ở đây không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất do không được tập huấn hoặc chỉ dựa vào kinh nghiệm và chỉ sản xuất táo Mèo một cách đơn giản, để cây táo Mèo phát triển theo tự nhiên. Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc,... do vậy quả táo
37
mèo chưa đẹp, chất lượng chưa cao từ đó sức cạnh tranh yếu do vậy dẫn đến giá thấp.
- Phương tiện phục vụ sản xuất còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hái, vận chuyển, phương thức bảo quản đơn giảm, thô sơ...
- Chưa biết đến thị trường tiêu thụ khác mà chỉ đợi người thu gom đến mua
- Chưa đăng tải các bài viết lên các trang mạng xã hội…. - Giao thông vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn ….
4.1.2 Thực trạng phát triển các nguồn lực trong sản xuất táo Mèo
4.1.2.1 Đặc điểm của các hộ trồng táo Mèo
Với số liệu điều tra 60/857 hộ dân sản xuất táo Mèo chiếm 7%, trên địa bàn xã với mỗi thời kỳ là 15/60 hộ chiếm 25%/ tổng số hộ điều tra, với các độ tuổi của cây như: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (dưới 8 tuổi), ở thời kỳ cho thu hoạch (8-20 tuổi), ở thời kỳ cho thu hoạch cao nhất (20-70 tuổi), ở thời kỳ cho thu hoạch giảm dần (trên 70 tuổi).
Qua bảng 4.3 ta thấy được: Độ tuổi bình quân của các hộ điều tra là 37,88 tuổi. Điều này cho thấy những người tham gia sản xuất táo Mèo trên địa bàn tương vẫn còn là lúc có sức lao động dồi dào và trẻ, đang trong độ tuổi sức khỏe ổn định, linh hoạt trong mọi trong quá trình sản xuất. Cuộc sống của những người dân ở đây gắn liền với rừng núi và lao động chủ yếu trên các đồi, sườn núi như trồng ngô, nương, lấy củi, cộng với việc trồng nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, thảo quả,… Do vậy ở độ tuổi này họ đã có đầy đủ kinh nghiệm, ăn hiểu về loài cây táo Mèo. Cho nên một phần nào đó họ cũng phát huy được khả năm chăm sóc cho cây táo Mèo cũng như cách thức vận chuyển, sự nhiệt huyết muốn làm kinh tế của họ. Độ tuổi trung bình của các hộ đang có cây trồng ở các thời kỳ khác nhau cũng gần như nhau. Nhóm hộ đang cho thu hoạch giảm dần có độ tuổi trung bình cao nhất là 44,67 tuổi. Trong khi nhóm hộ đang ở thời kỳ cho thu hoạch ổn định độ tuổi trung bình là 42,31 tuổi. Cho thấy những cây táo Mèo đang cho thu hoạch giảm dần không phải là do chính tay họ trồng mà là có trong tự nhiên hoặc được tiếp quảng từ các thế hệ ông (bà) đi trước để lại.
39
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Số lượng
Trong đó Thời kỳ
kiến thiết cơ bản
Thời kỳ bắt đầu cho thu
hoạch Thời kỳ cho thu hoạch ổn định Thời kỳ cho thu hoạch giảm dần 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 15 15 15 15
2. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 37,88 30,50 35,70 42,31 44,67
3. Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,77 4,5 4,9 5,42 4,34
4. Số lao động BQ/hộ Người 2,98 3,31 2,28 3,75 2,78
5. Số theo nghành nghề SXKD
-Nông nghiệp Hộ 51 14 12 12 13
-Kiêm nông nghiệp Hộ 9 1 3 3 2
6. Số hộ tham gia tập huấn kỹ năng Hộ 31 13 8 6 4
40
Trong khi đó số nhân khẩu bình quân của các hộ điều tra tương đối lớn 4,77 nhân khẩu/hộ, số nhân khẩu lao động bình quân là 2,98 nhân khẩu lao động/hộ chiếm 62.47% số nhân khẩu/hộ. Tỷ lệ phụ thuộc và làm ngành nghề khác chiến 37,53% nhân khẩu/hộ, điều này cho thấy họ có đủ sức đủ lao động để chăm sóc cây táo Mèo. Tuy số nhân khẩu lao động/hộ chiến tỷ lệ cao nhưng đây chủ yếu là lao động chân tay, trình độ học vấn còn thấp cho nên năng suất lao động vẫn còn thấp.
* Trình độ học vấn của hộ điều tra
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các hộ điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra, 2020
Qua biểu đồ ta thấy trình độ dân trí của các hộ nông dân trên địa bàn xã nói chung và các hộ điều tra nói riêng vẫn còn thấp, phần lớn các hộ điều tra là không có học vấn chiếm 45% trong tổng số 60 hộ điều tra. Do một số nguyên nhân sau, cách đây mấy chục năm về trước người dân trên địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn..trường lớp không có nhiều và họ chưa nhận thức được việc học mà chỉ có ý tưởng làm nông nghiệp kiếm sống đủ no, sản xuất tự cung tự cấp chưa biết về lợi nhuận và đây cũng là bộ phận lớn sau này có nhiều diện tích trồng táo Mèo nhất vì cuộc sống của họ gắn liền với ruộng nương và đồi núi… tiếp đó là học qua cấp 3 chiếm 25% và trong những người học cấp 3 hầu như không đi học mà ở lại nhà sản xuất nông nghiệp. Do không có ý định muốn học, điều kiện gia đình nên không đủ chi phí đi học
45%
17% 12%
25%
0 2% 0
41
tiếp… bộ phận này sau này cũng là một trong những hộ tham gia sản xuất táo Mèo cao, còn lại cấp 1 và cấp 2 chỉ chiếm phần nhỏ, bộ phận này là do học đến nửa trừng không muốn học và bỏ học để lấy vợ, lấy chồng hoặc đi kiếm tiền… và chưa nhận thức được học để làm gì.
Trong tổng số hộ điều tra chỉ có duy nhất một hộ học Cao đẳng chiếm 2%/tổng số hộ điều tra, còn lại Trung cấp và Đại học không có hộ nào. Nguyên nhân do học về không tìm được việc làm, hoặc đa số những người tầm tuổi 35 trở về trước học xong đại học về là làm cán bộ nhà nước và ít tham gia vào việc sản xuất táo Mèo.
Qua biểu đồ cho thấy trình độ học vấn của các hộ sản xuất táo Mèo rất thấp và chính
4.1.2.2. Phát triển các nguồn lực trong sản xuất táo Mèo
* Vốn trong sản xuất táo Mèo
Với ngành sản xuất nào cái đầu tiên và quan trọng nhất là vốn. Vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng không thể thây thế được, tuy vậy việc sản xuất táo Mèo vốn không phải là yếu tố đầu vào quan trọng, yếu tốt quan trong nhất trong việc sản xuất táo Mèo là đất đai vì người sản xuất táo Mèo chỉ sản xuất đơn sơ, cây táo được trồng ở các sườn núi đồ núi đất màu mỡ và cây dễ sống, ít dùng đến công chăm sóc. Trong quá trình này chỉ sử dụng một lượng vốn nhỏ vào việc mua trang thiết bị như cuốc, xẻng, các trang thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển, xăng xe đi lại và một số ít phân bón.
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra
ĐVT: 1000đ/hộ
Bản Vốn sản xuất táo Mèo (BQ/hộ)
La Pán Tẩn 3580,67
Trống Tông 3057,34
Trống Páo Sang 2870,55
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020)
Qua bảng 4.4 cho ta thấy lượng vốn đầu tư BQ/hộ là rất thấp cụ thể: Vốn đầu tư bình quân/hộ của bản La Pán Tẩn cao hơn so với bản Trống Tông là 523,33 nghìn đồng và bản Trống Páo Sang là 710,12 nghìn đồng chie hơn kém nhau rất thấp: Nguyên nhân do điều kiện sản xuất của bản La Pán Tẩn còn gặp nhiều khó khăn như giao thông đi lại, vận chuyển, đường đi lại xa hơn 2 bản
42
còn lại, việc ở càng gần vườn cây táo thì càng mất ít vốn sản xuất... Với lượng vốn này thì hầu hết các hộ 98% dùng vốn tích lũy của gia đình hoặc một số rất ít là đi vay mượn từ hàng xóm, bạn bè…Chính vì sử dụng lượng vốn rất ít như thế có thể cho thấy được các hộ sản xuất táo Mèo không đầu tư nhiều mà chỉ dự vào tự nhiên để cây sống và phát triển, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng ra hoa và quả của cây từ đó dẫn đến sản lượng cũng bị ảnh hưởng.
* Lao động trong sản xuất táo Mèo
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên để tạo thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội, là một yếu tố giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Trong nông nghiệp lao động đóng vai trò hết sức quan trọng là yếu tố quyết định nên tất cả.
Trong sản xuất táo Mèo lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Lao động được sử dụng trong sản xuất táo Mèo là lao động gia đình và làm việc chân tay, không yêu cầu lao động cao.
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng công lao động bình quân một ha táo Mèo
(ĐVT: công/1ha/năm)
Chỉ tiêu Số lượng (Ngày công)
1. Công trồng 7
2. Công chăm sóc 4
3. Công thu hoạch 30,76
Tổng số 41,76
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020)
Qua bảng 4.5 ta thấy mỗi năm người sản xuất bỏ ra rất ít công lao động vào việc sản xuất táo Mèo cụ thể trung bình tổng số công chỉ mất 41,76 công lao động/ha/năm. Bỏ ra nhiều công nhất vào thời kỳ thu hoạch, trung bình thu hoạch 30,76 công/ha/năm chiếm 73,66%/tổng số công bình quân/ha/năm. Tiếp đến là công chăm sóc 4 công /ha/ năm. Công trồng là 7 công/ha/năm, công làm đất 0 công/ha/năm. Nguyên nhân là do địa bàn chủ yếu là đồi núi và dốc khó khăn trong việc làm đất, việc trồng táo của các hộ chỉ phát cỏ cao không cần thiết để làm cỏ và một phần do địa hình dốc nên muốn để cỏ dại nhỏ ở lại giữ
43
các chất dĩnh dưỡng khi trời mưa đỡ bị rửa trôi nên người sản xuất không phải mất công làm đất, chỉ mất công chăm sóc và công thu hoạch. Do cây táo Mèo có tính thích nghi với môi trường xung quanh tốt nên ít cần đến sự chăm sóc của con người. Mỗi năm người sản xuất chỉ cần lên phát cỏ trước thời điểm phát triển của cây, thường là sau tết hoặc trước tết âm lịch. Số lượng công và lao động được đầu tư nhiều nhát vào mùa thu hoạch, mà lao động chủ yếu là lao động nam vì cây khó leo trèo, có và vận chuyển xa. Trong năm 2020 số công lao động dành cho thu hoạch vẫn còn thấp do phần lớn các hộ sản xuất vẫn sản xuất và thu hoạch theo quá trình cũ và một số cây vùa trồng mới đang trong thời kỳ phát triển chưa cho thu hoạch,...
* Đất đai trong sản xuất táo Mèo
Đối với ngành trồng trọt như lúa, cây… thì nguồn lực về đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Cây táo Mèo là loại cây ăn quả lâu năm nên việc đầu tư đất vào canh tác là rất quan trọng cần có tần nhìn xa, có định hướng trước. Tính đến thời điểm 2020 xã La Pán Tẩn đã có 565,25 ha đất trồng cây táo Mèo. Trong khi đó theo số liệu điều tra diện tích bình quân mỗi hộ dùng để trồng táo Mèo là 2,31 ha cho thấy trung bình mỗi hộ trung bình trồng 2,31 ha diện tích cây táo Mèo.
Đất này do toàn bộ là UBND xã cung cấp, giao cho các hộ gia đình trồng bảo quản. Do địa hình gồ ghề nên dẫn đến phương thức sản xuất của người dân trên địa bàn xã cũng khắc đó là canh tác lúa nước ruộng bậc thang và trồng nương ngô, sau khi đất đã bạc mầu chưa canh tác không canh tác trên mảnh đất đó nữa nhưng vẫn giữ đó là của mình do vậy người dân trên địa bàn có quỹ đất