Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39 - 41)

 Thu thập thông tin thứ cấp

Tiến hành điều tra thu thập số liệu có sẵn, các tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu của đề tài và những tài liệu thực tiễn thông qua những báo cáo về kết quả sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã trong giai đoạn 2018-2020.

Bảng 3.2 Thu thập thông tin thứ cấp

STT Loại thông tin Nguồn thu thập Phương pháp

thu thập

1 Số liệu cơ sở lý luận, thực tiễn ở trong nước và trên thế giới

Sách, báo, tạp chí, nguồn từ internet, văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước.

Tìm hiểu, tra cứu và chọn lọc thông tin

2 Số liệu địa bàn nghiên cứu: dân số, lực lượng lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng,… Phòng thống kê xã La Pán Tẩn Tìm hiểu, xử lý tổng hợp, phân tích số liệu từ các báo cáo

3 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng táo Mèo

UBND xã La Pán Tẩn

Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp 4 Các nghiên cứu có liên

quan

Các báo cáo, nghiên cứu khoa học đã công bố.

Phân tích thông tin

31  Thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn một số hộ trồng táo Mèo và một số cán bộ địa phương.

Xác định phương pháp chọn mẫu: Cây táo mèo là cây lâu năm, sau 7-8 năm trồng thì cây bắt đầu thu hoạch, thời gian cho thu hoạch kéo dài hàng trăm năm, thời gian cho thu hoạch nhiều nhất từ năm cây đạt 20 tuổi đến năm 70 tuổi. Trên thực tế có nhiều hộ có trồng cây táo Mèo ở nhiều độ tuổi khác nhau do vậy chúng tôi xác định số lượng hộ điều tra theo độ tuổi của cây táo Mèo với các giai đoạn từ thời kiến thiết cơ bản, cho thu hoạch cao nhất thấp nhất và ít nhất mỗi giai đoạn là 15 hộnhư sau: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (dưới 8 tuổi) là 15 hộ, Thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch (từ 8 đến 20 tuổi) là 15 hộ, thời kỳ cho thu hoạch cao nhất (từ 20 đến 70 tuổi) là 15 hộ và thời kỳ cho thu hoạch giảm dân (trên 70 tuổi) là 15 hộ.

Điều tra người sản xuất táo Mèo thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng hỏi. Trước khi tiến hành điều tra tôi điều tra thử một số đối tượng sản xuất để kiểm tra thiết kế, nội dung, trình tự câu hỏi, cách đặt câu hỏi, tính phù hợp của ngôn ngữ và tính logic của phiếu điều tra, tính hợp lý của việc phân nhóm đối tượng nghiên cứu. Sau phỏng vấn thử tôi sẽ tiến hành điều chỉnh lại phiếu điều tra trước khi điều tra chính thức.

Bảng 3.3 Thu thập thông tin sơ cấp

STT Đối tượng điều tra

Loại thông tin Phương pháp thu thập thông tin 1 Hộ sản xuất táo Mèo 60 hộ (Phiếu điều tra) + Tình hình chung của hộ.

+ Diện tích, năng suất, sản lượng táo Mèo. + Chi phí đầu tư sản xuất, kênh tiêu thụ. táo Mèo, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ táo Mèo.

+ Phiếu điều tra. + Phỏng vấn trực tiếp các hộ.

2 Cán bộ địa phương (2 cán bộ)

+ Các định hướng về phát triển sản xuất cây táo Mèo, cơ sở hạ tầng, công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân, các giải pháp của địa phương về cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm...

+ Phỏng vấn ghi chép.

32

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 39 - 41)