Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33 - 34)

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Huyện Mù Cang Chải là huyện thuộc vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đăc biệt khó khăn. Huyện nằm dưới chân núi dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1000m so với mặt nước biển, muốn biết được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong những Tứ Đại đỉnh đèo cao nhất ở vùng Tây Bắc quanh năm với một lượng sương mù dài đặc (yenbai.gov.vn, 2020).

Huyện Mù Cang Chải có vị trí địa lý, phía Bắc giáp với huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Phía nam giáp với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp với huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Phía đông giáp với huyện Văn Trấn của tỉnh (yenbai.gov.vn, 2020).

Vị trí địa lý huyện Mù Cang Chải chủ yếu là địa hình đồi núi hiển trở với những cánh đồng ruộng bặc thang, nhiều loại đất màu mỡ, khí hậu lạnh hầu như quanh năm điều này phù hợp trồng các loại cây lâu năm như táo Mèo ngoài ra huyện còn có quốc lộ 32 đi qua trung tâm huyện và là quốc lộ duy nhất đi qua, quốc lộ 32 nối Trung tâm thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc nên đây là một lợi thế rất tốt để phát triển kinh tế xã hội tại Vùng (yenbai.gov.vn, 2020).

Xã La Pán Tẩn là một xã thuộc huyện Mù Cang Chải nằm phía Đông Bắc của trung tâm huyện, với vị trí địa lý phía Bắc giáp với xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ. Phía đông giáp với xã Cao Phạ. Phía nam giáp với xã Púng Luông. Phía tây giáp với xã Dế Xu Phình, với diện tích là 33km2 và tổng dân số của xã là 3636 người với mật độ 110 người/km2 dân số sịn sống trên địa bàn xã hầu hết là người dân tộc Mông chiếm 99% và một phần trăm còn lại là nguời dân tộc khác di cư ra sinh sống và làm ăn trên địa bàn. Địa hình chủ yếu là đồi núi với khí hậu lạnh quanh năm phù hợp cho các loài cây ăn quả lâu năm sịnh trưởng và phát triển và là một trong những xã của huyện có số lượng hộ người dân trồng táo Mèo nhiều nhất đem lại một phần thu nhập cao cho người dân ở đây (theo số liệu điều tra và thống kê UBND xã, 2020).

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Xã La Pán Tẩn có khí hậu tương đối lạnh quanh năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1990mm/năm, mùa mưa ở đây bắt đầu sớm từ tháng tư

20

và kết thúc vào tháng 9. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm (yenbai.gov.vn, 2020).

của dãy núi Việt – Lào, hình thành các hiệu ứng “Fơn” (gió Lào) từ phía Bắc thổi sang (yenbai.gov.vn, 2020).

Chính điều Độ ẩm chủ yếu rơi vào 55% và sương Mù là hiện tượng khá phổ biến suốt mùa đông trên địa bàn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 19,6oC, mùa hè cao nhất là 33oC, mùa đông thấp nhất là 0oC. Ở ví trí của địa bàn và cả toàn huyện nằm sâu trong nội địa nên chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng vào thời kỳ đầu hạ, trong các thung lũng kiện thời tiết này thích hợp cho các loài cây như Táo Mèo, thảo quả và các vụ lúa và một số loại khác trên địa bàn… phát triển.

3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự hiên trên địa bàn xã tính đến năm 2020 là 3325,27ha và chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phù hợp với trồng nhiều loại cây cộng với đại hình dóc nên ít được sử dụng còn tươi tốt (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).

Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã do còn nhiều loại cây lâu năm với độ che phủ rừng còn lớn nên nước chủ yếu là nước ngầm sâu trong lòng đất, dòng suối chải qua (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).

Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng trên địa bàn rất phong phú chủ yếu là rừng già, rừng phòng hộ với tổng diện tích đất rừng tính đến năm 2020 là 1558,42ha/tổng diện tích toàn xã (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).

Tài nguyên khác: Ngoài ra trên địa bàn xã nằm sâu trong lòng đất có các mỏ khoáng sản, mỏ khoáng sản như mỏ Quặng với sự tham gia khai thác của công ty Cổ Phần Thịnh Đạt và một công ty nước ngoài là Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 33 - 34)