Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất táo Mèo

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 32)

2.1.4.1 Các yếu tố khách quan

a) Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên  Khí hậu

Nhiệt độ: Cây táo Mèo có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ, trong năm phải có một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp để cây phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thích hợp để kích thích táo Mèo ra hoa là dưới 170oC. Sau khi thời tiết ấm áp trở lại táo Mèo bắt đầu có nụ, ra hoa. Nhiệt độ thích hợp để quả táo Mèo phát triển tốt là từ 200oC đến 320oC. Nhiệt độ quá cao sẽ kìm hãng sự phát triển của quả táo Mèo, làm cho quả có vị đáng và chát.

Ánh sáng: Yêu cầu của cây táo Mèo với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây. Cây táo Mèo ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ cây sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Khi cây đặt một tuổi trở tên nhu cầu ánh sáng của cây tăng dần lên. Ánh sáng càng nhiều càng thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây táo Mèo nhất là thời kỳ hình thành hoa.

Độ ẩm: Táo Mèo là cây chịu khô hạn giỏi nhưng táo Mèo cần nước để đâm chồi nảy lộc, nếu mưa nhiều ở thời kỳ nở hoa thì ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa đậu quả. Nhiệt độ thấp và môi trường ẩm là điều kiện quan trọng cho thời kỳ quả táo Mèo phát triển. Thiếu nước vào tháng 3, 4 thì quả rụng nhiều, quả bị nứt, quả nhỏ và hương vị kém. Nếu mưa nhiều và ẩm độ không khí quá cao trong thời kỳ quả chín thì quả sẽ bị nứt do vậy phải đảm bảo nhu cầu về chế độ nước cho cây táo Mèo. Cây táo Mèo tương đối thích nghi với khí hậu ẩm, độ ẩm không khí cao. Ở các vùng khô hạn lượng mưa dưới 300 mm/năm nhưng có tưới vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên ở vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm cao lá táo Mèo hay bị bệnh nấm gây hại (Lê Ngọc Thanh, 2011).

b) Đất đai

Cây táo Mèo ít đòi hỏi về đất. Cây táo Mèo mọc khá tốt trên đất chỉ có độ sâu 40 cm, táo Mèo có thể trồng được ở đất nông nhưng phải thoáng và dễ thoát nước. Đất nông thì khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng ít do đó nên chọn đất thịt chứa nhiều dinh dưỡng, nếu đất nhẹ tỉ lệ mùn thấp thì tăng cường

16

bón nhiều phân đặc biệt là phân chuồng. Loại đất thích hợp nhất cho cây táo Mèo là đất thịt, có tầng dầy, chua nhẹ (pH từ 5,5 - 6,5). Có thể trồng táo Mèo trên đất đồi dốc thuộc phù sa cổ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vùng đất trũng cũng trồng được táo Mèo nhưng phải lên luống đất cao, rãnh thoát nước tốt. Trên đất kiềm (pH = 8,5) cũng có thể trồng được táo Mèo nhưng phải bón phân vi lượng cần thiết. Như vậy đất nào cũng có thể trồng táo Mèo được thậm chí ngay cả đất đồi chua, độ phì kém (Lê Ngọc Thanh, 2011).

c) Địa hình

Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng cây táo Mèo. Kinh nghiệm nhận thấy táo Mèo được trồng, thu quả và chế biến từ ở vùng núi cao có mùi thơm hơn trồng ở khu vực thấp. Phần lớn các vùng trồng, thu hái táo Mèo thường có độ cao cách mặt biển từ 800 đến 1500 mét. Tuy nhiên cây táo Mèo sinh trưởng thích hợp ở độ cao 1000m (Lê Ngọc Thanh, 2011).

d) Chính sách của nhà nước

Vai trò của nhà nước thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng và hàng hoạt các chính sách có liên quan đến sản xuất trong nông nghiệp, trong đó có sản xuất táo Mèo. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển sản xuất táo Mèo, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng tiến trình; tăng cường công tác quản lý...

e) Thị trường

Thị trường: trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu cung, cạnh tranh và quy luật giá trị nó có tác động đến nhà sản xuất. Thị trường

17

quả táo Mèo ở đây đề cập tới cả hai yếu tố cầu-cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất táo Mèo trên địa bàn.

f) Thói quen người tiêu dùng

Quả táo Mèo không phải là loại trái cây dùng để cháng miệng sau mỗi bữa ăn, hay có thể ăn no, ăn liền nhiều quả trong một lúc. Mà chỉ là loại trái thu hút người ta ăn qua mùi thơm, vị lạ của nó. Quả táo Mèo được tiêu dùng chủ yếu làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm phẩm khác như rượu táo Mèo, nước giải khát... ngoài ra thì còn được tiêu dùng thông qua việc làm quà tặng.

2.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

 Tập quán sản xuất

Cây táo Mèo do phải mất tới 7-8 năm mới cho thu hoạch, không phải cây nào lớn lên cũng cho quả. Mà khi đã cho quả thì thường cho thu hoạch trong một khoảng thời gian rất dài hàng trăm năm nên khi có loại giống mới người ta cũng ngại phá đi trồng lại. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá trị thu hoạch trên từng đơn vị diện tích.

 Trình độ năng lực

Trình độ, năng lực của cán bộ: Các cấp chính quyền địa phương cũng có vai trò trong việc phát triển sản xuất táo Mèo. Để phát triển sản xuất cây táo Mèo sao cho hợp lý nhất thì cần có những cán bộ có tài năng, đề ra những phương án có tầm nhìn chiến lược và phù hợp với sự phát triển táo Mèo ở địa phương.

Trình độ, năng lực của người sản xuất: Các chủ thể trong sản xuất, kinh doanh có tác động, quyết định trực tiếp việc sản xuất táo Mèo. Năng lực này được thể hiện qua: Trình độ quản lý, khả năng ứng xử trước những biến động của thị trường.

18

 Nhóm các biện pháp, kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng (chọn giống đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: Tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh...) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 29 - 32)