Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 70 - 72)

4.2.2.1 Tập quán sản xuất của hộ

Với điều kiện kinh tế truyền thống, địa hình khó khăn gồ ghề, cách xã thành phố, không có giao thông thuận lợi trên địa bàn từ xưa đến nay chỉ biết sản xuất tự cung tự cấp, mỗi năm sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu, nếu không tiêu thụ hết thì để lại tiếp tục tiêu thụ cho năm sau và không có xu hướng sản xuất hàng hóa đem đi bán. Ngay cả việc chăn nuôi các loài động việc cũng chỉ để ăn và không mang đi bán lấy tiền tái đầu tư trở lại mà thường

63

nuôi chỉ để phục vụ các ngày lễ như ăn cưới, ngày tết… chính điều này một phần kìm hãm sự phát triển nền kinh tế tại địa phương chậm phát triển.

Chính những tập quán sản xuất này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất táo Mèo trên địa bàn như: Sản xuất theo phương pháp truyền thống, sử dụng các công cụ thô sơ ít cải tiến, do không buôn bán nhiều nên khi sản xuất táo Mèo không biết thông tin thị trường tiêu thụ, không biết tính các chi phí và lợi nhuận một cách đúng đắng không dành phần lợi nhuận để tái đầu tư, không biết áp dụng các phương thức truyền thông đến thị trường,…

4.2.2.2 Trình độ năng lực

Trình độ, năng lực của cán bộ địa phươg: Cán bộ địa phương hiện nay vẫn còn nhiều người có trình độ thấp vẫn còn thấp, đôi lúc không hiểu gì về các kỹ thuật chăm sóc cây, không biết quy hoạch tập chung sản xuất chuyên môn hóa…trách nhiệm trong công việc chưa cao. Do vậy chưa thể đào sâu kiến thức cho người sản xuất.

Trình độ, năng lực của người sản xuất: Trình độ của người sản xuất vẫn còn thấp, chưa có kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế mà chủ yếu là chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính mà hầu như là phụ thuộc vào tự nhiên.

4.2.2.3 Nhóm các biện pháp, kỹ thuật canh tác

Giống: Giống là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả táo Mèo. Vì vậy công tác tồn trữ và nhân giống để phục vụ sản xuất là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra sự lựa chọn giống nào để trồng là công đoạn rất quang trọng trong quá trình sản xuất. Qua điều tra cho thấy giống táo Mèo đang cho thu hoạch và đang chăm sóc đều là giống cây các hộ gia đình tự ươm, giống cây chưa có sự chọn lọc do vây cây giống không đảm bảo chất lượng, cho năng suất thấp, giống cây cao, khó thu hoạch, mất nhiều thời gian trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi ra quả cho quả nhỏ, không chống chịu được sâu bệnh, thời tiết và cho năng suất thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất táo Mèo trên địa bàn.

Kỹ thuật chăm sóc của hộ: Qua điều cha thực tế cho thấy phần lớn người dân trên địa bàn chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chưa có sự tác động của con người vào quá trình chăm sóc quả của cây mà chủ yếu để cây phát triển và quả ra một cách tự nhiên tự ít quan tâm đến công tác chăm

64

sóc. Do vậy năng suất và chất lượng quả táo Mèo còn thấp, chưa đem lại hiệu quả cao.

Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng táo Mèo trên địa bàn. Thế nhưng trên thực tế không có hoặc có rất ít gia đình nào phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây nguyên nhân là do cây cao, không thuận lợi cho việc phun thuốc... dẫn đến chất lượng quả thấp nhiều qủa bị sâu bệnh không có giá trị.

Hộp 4.6 Ảnh hưởng của sâu bệnh đến sản xuất táo Mèo

Một quả táo bán được giá cao là một quả không bị sâu bệnh, không bị va chạm, không méo mó và tím…Quả bị sâu bệnh có thể làm giảm đi khoảng 40% chất lượng, 15% sản lượng quả táo Mèo mỗi năm

PV chú Hờ A Lềnh, bản Trống Tông, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Qua hộp ý kiến 4.6 đó ta thấy nếu dù sâu bệnh chỉ là một phần nhỏ với mỗi gia đình nhưng nó đã làm giảm giá trị của quả táo, gây ảnh hưởng lớn đến giá cả và chất lượng của quả.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 70 - 72)