Việt Nam
Ở Việt Nam táo Mèo được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Trong đó diện tích cây táo Mèo lớn nhất là ở Sơn La với khoảng hơn 4.000ha, năng suất đạt 6-7 tấn quả/ha. Cây táo Mèo đang được nhiều địa phương vùng Tây Bắc quan tâm phát triển như một lợi thế hàng hóa lớn. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư để cây táo Mèo phát huy sức mạnh hàng hóa trên thị trường. Theo báo điện tử Vietnam.net đăng vào 30/6/2015 dự báo trong vòng 5 năm tới, sản lượng táo mèo sẽ tăng lên rất mạnh vì nhiều diện tích trồng mới sẽ cho thu hoạch và người dân cũng đã bắt đầu áp dụng những biện pháp chăm sóc cây trồng đầu tiên với loài cây hoang dã này: Tỉa lá, bón phân, diệt sâu bệnh, thu hoạch đúng chu kỳ, bảo quản quả tươi đúng cách hơn... Các sản phẩm từ cây táo mèo chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, tức là bán quả tươi. Tuy đã có một vài sản phẩm được chế biến từ quả táo mèo, như rượu vang, nhưng mới dừng lại ở mức công suất nhỏ, chưa có uy tín trên thị trường. Ngoài ra thì cũng có một số nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư về phát triển cây táo Mèo. Tiêu biểu như Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng, tỉnh Sơn La đầu tư phát triển trồng mới trên 300 ha; Công ty TNHH Bắc Sơn, huyện Bắc Yên sử dụng quả táo Mèo làm nguyên liệu chế biến rượu vang và nước ép đang được nhiều người ưa chuộng trên thị trường. Hiện nay, quả táo Mèo đã trở thành đặc sản của các tỉnh vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Sơn La, Lai Châu... Người ta có thể sử dụng táo Mèo để làm thuốc, ngâm rƣợu uống hay làm ô mai. Giá táo Mèo khá cao. Trung bình từ 20.000đ-40.000/kg quả tươi. Thời kỳ đầu vụ và cuối vụ có thể lên đến 60.000 - 70.000đ/kg đối với quả tươi. 90.000đ/kg quả thái lát sáy khô. Chính vì vậy nhiều nơi đã xác định và khuyến cáo cây táo Mèo là cây thế mạnh của địa phương, một trong những hướng đi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo (Nguyễn Thị Mai Lan, 2015).
19
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Mù Cang Chải là huyện thuộc vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đăc biệt khó khăn. Huyện nằm dưới chân núi dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1000m so với mặt nước biển, muốn biết được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong những Tứ Đại đỉnh đèo cao nhất ở vùng Tây Bắc quanh năm với một lượng sương mù dài đặc (yenbai.gov.vn, 2020).
Huyện Mù Cang Chải có vị trí địa lý, phía Bắc giáp với huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Phía nam giáp với huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp với huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Phía đông giáp với huyện Văn Trấn của tỉnh (yenbai.gov.vn, 2020).
Vị trí địa lý huyện Mù Cang Chải chủ yếu là địa hình đồi núi hiển trở với những cánh đồng ruộng bặc thang, nhiều loại đất màu mỡ, khí hậu lạnh hầu như quanh năm điều này phù hợp trồng các loại cây lâu năm như táo Mèo ngoài ra huyện còn có quốc lộ 32 đi qua trung tâm huyện và là quốc lộ duy nhất đi qua, quốc lộ 32 nối Trung tâm thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc nên đây là một lợi thế rất tốt để phát triển kinh tế xã hội tại Vùng (yenbai.gov.vn, 2020).
Xã La Pán Tẩn là một xã thuộc huyện Mù Cang Chải nằm phía Đông Bắc của trung tâm huyện, với vị trí địa lý phía Bắc giáp với xã Chế Cu Nha và xã Cao Phạ. Phía đông giáp với xã Cao Phạ. Phía nam giáp với xã Púng Luông. Phía tây giáp với xã Dế Xu Phình, với diện tích là 33km2 và tổng dân số của xã là 3636 người với mật độ 110 người/km2 dân số sịn sống trên địa bàn xã hầu hết là người dân tộc Mông chiếm 99% và một phần trăm còn lại là nguời dân tộc khác di cư ra sinh sống và làm ăn trên địa bàn. Địa hình chủ yếu là đồi núi với khí hậu lạnh quanh năm phù hợp cho các loài cây ăn quả lâu năm sịnh trưởng và phát triển và là một trong những xã của huyện có số lượng hộ người dân trồng táo Mèo nhiều nhất đem lại một phần thu nhập cao cho người dân ở đây (theo số liệu điều tra và thống kê UBND xã, 2020).
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Xã La Pán Tẩn có khí hậu tương đối lạnh quanh năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1990mm/năm, mùa mưa ở đây bắt đầu sớm từ tháng tư
20
và kết thúc vào tháng 9. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm (yenbai.gov.vn, 2020).
của dãy núi Việt – Lào, hình thành các hiệu ứng “Fơn” (gió Lào) từ phía Bắc thổi sang (yenbai.gov.vn, 2020).
Chính điều Độ ẩm chủ yếu rơi vào 55% và sương Mù là hiện tượng khá phổ biến suốt mùa đông trên địa bàn. Nhiệt độ trung bình cả năm là 19,6oC, mùa hè cao nhất là 33oC, mùa đông thấp nhất là 0oC. Ở ví trí của địa bàn và cả toàn huyện nằm sâu trong nội địa nên chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng vào thời kỳ đầu hạ, trong các thung lũng kiện thời tiết này thích hợp cho các loài cây như Táo Mèo, thảo quả và các vụ lúa và một số loại khác trên địa bàn… phát triển.
3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự hiên trên địa bàn xã tính đến năm 2020 là 3325,27ha và chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phù hợp với trồng nhiều loại cây cộng với đại hình dóc nên ít được sử dụng còn tươi tốt (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).
Tài nguyên nước: Trên địa bàn xã do còn nhiều loại cây lâu năm với độ che phủ rừng còn lớn nên nước chủ yếu là nước ngầm sâu trong lòng đất, dòng suối chải qua (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).
Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng trên địa bàn rất phong phú chủ yếu là rừng già, rừng phòng hộ với tổng diện tích đất rừng tính đến năm 2020 là 1558,42ha/tổng diện tích toàn xã (số liệu thống kê nguồn tài nguyên UBND xã, 2020).
Tài nguyên khác: Ngoài ra trên địa bàn xã nằm sâu trong lòng đất có các mỏ khoáng sản, mỏ khoáng sản như mỏ Quặng với sự tham gia khai thác của công ty Cổ Phần Thịnh Đạt và một công ty nước ngoài là Trung Quốc.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của một quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không
21
có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Đối với người dân trên địa bàn xã, đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đất là tài sản, là tư liệu lao động, là nơi người dân có thể trồng trọt, chăm nuôi,... Đất là nơi ở, nơi sinh hoạt và là nơi an nghỉ của người dân. Đất trên địa bàn phần lớn được sử dụng vào trồng trọt như lúa nước, nương ngô,…và rừng phòng hộ,…
27
3.1.2.2 Tình hình dân số - Lao động
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã
Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2018 2019 2020 19/18 20/19 BQ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng số hộ Nông nghiệp Hộ 789 100 830 100 857 100 105,20 103,25 104,22
II. Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu 3736 100 3828 100 3932 100 102,46 102,72 102,59
1. Nông nghiệp Nhân khẩu 3696 98,93 3763 98,30 3851 97,94 101,813 102,34 102,08
2. Phi nông nghiệp Nhân khẩu 40 1,07 65 1,70 81 2,06 162,5 124,62 142,3
III. Tổng số Lao động Nhân khẩu 1657 100 1750 100 1982 100 105,61 113,26 109,37
1. Nông nghiệp Nhân khẩu 1617 97,59 1685 96,29 1901 95,91 104,205 112,82 108,43
2. Phi nông nghiệp Nhân khẩu 40 2,41 65 3,71 81 4,09 162,5 124,62 142,3
IV. Các chỉ tiêu BQ
BQ nhân khẩu/hộ Nhân khẩu 4,74 4,61 4,59 97,4011 99,481 98,435
BQ lao động/hộ Lao động 2,10 2,11 2,31 100,396 109,69 104,94
28
Theo số liệu thống kê của UBND xã La Pán Tẩn tính đến thời điểm đầu năm 2020 thì số hộ dân của địa bàn xa là 857 hộ, với tổng số nhân khẩu là 3932 nhân khẩu, bình quân là 4,59 nhân khẩu/hộ. Người dân trên địa bàn chủ yếu là làm nông nghiệp truyền thống trồng lúa trên các thửa ruộng bậc thang và ngôi trên các mảnh nương đồ và đây là nghề chính được lưu truyền các các thế hệ, do nông nghiệp không, công việc chân tay, vất vẻ và làm đất nên không đáp ứng được công an việc làm cho các lao động trẻ với không có sự thu hút nên lao động trẻ ở địa bàn vì với sự phát triển hiện nay tất cả nhưng người dù nông thôn hay thành thị điều được đi học và có trình độ, cách nhìn nhận của hệ về thế giới xung quanh cũng khác, ngoài ra một số lao động ngoài 30 tuổi cũng đã di chuyển xuống các thành phố lớn để kiếm việc làm. Do nhận được lương cao hoạt không có đất sản xuất và canh tác.
Qua bảng 3.1 cho ta thấy nguồn lao động trên địa bàn dồi dào chủ yếu là lao động trẻ, tuy nhiên lao động không có trình độ cao chỉ học xong cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3 là chủ yếu. Bình quân lao động/hộ tăng qua 3 năm cụ thể bình quân mỗi năm tăng 4,9%/năm.
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Với sự phát triển nhanh chóng của đất nước ta trong những năm gần đây, cộng với việc địa bàn có đường quốc lộ 32 chạy qua cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho cơ sở hạ tầng ở đây phát triển như sau:
Giao thông: Hiện tại vào năm 2020 toàn xã có 112km đường bộ. Trong đó 47km đường bê tông và còn lại là đường đất.
Điện: Hiện nay toàn xã đã có 100% điện quốc gia sử dụng.
Nhà cửa: Nhà trên địa bàn hầu hết là nhà gỗ cấp 4 theo phong cách từ xưa của dân tộc mông, còn một phần nhỏ là nhà xây cấp 4 do các hộ buôn bán kinh doanh lên làm ăn.
3.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế
Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là chính mà, trong đó Lúa là mặt hàng được sản xuất nhiều nhất tại địa bàn, canh tác trên các thửa ruộng bậc thang chiếm 80%/ các ngành khác. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc phát triển ngành du lịch cảnh quang ruộng bậc thang Mù Cang Chải trong thời gian qua với tốc độ và lượng khách tăng nhanh chóng qua các năm, tạo điều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
29
Bên cạch đó còn xuất hiện thêm các cửa hàng tạp hóa ngày càng nhiều, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã.
Việc xã có ưu thế về mỏ quặng cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn và thêm phần thu nhập cho người dân.
3.1.2.5 Đánh giá chung về kinh tế xã hội
Nhìn chung, trong thời gian qua trên địa bàn xã có sự thay đổi rõ rệt về kinh tế xã hội, đời sống người dân dần được cải thiện và ấm no, điều này được thể hiện qua các mặt sau:
Kinh tế: Tính đến năm 2020 xã chỉ còn 330 hộ nghèo, không có hộ nào là không đủ ăn. Các cửa hàng tạp hóa ngày càng xuất hiện thêm.
Giao thông: Hiện nay đường giao thông lớn được mở đến hầu hết tất cả các hộ gia đình trên địa bàn, với tổng số đường bộ là 112km trong đó có 47km là đường bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển và sinh hoạt.
Giáo dục: Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các bản trong xã đã có các cơ sở trường học, thiết bị tiện nghi đầy đủ cho các em đến trường với chung tâm là điểm trường xã được đầu tư bài bản và tiện nghi , không ai là không đi học.
Y tế: Hiện nay trạm y tế xã được cải thiện lên nhiều, dù còn có gặp nhiều thiếu thốn về thiết bị và sự chuyên nghiệp của bác sỹ nhưng đủ uy tín để chữa bệnh, hủ tục ngày một đơn giản và nhanh chóng.
Môi trường: Trên địa bàn xã không có nhà máy chủ yếu là sinh hoạt của người dân nên ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không khí trong lành, an toàn. Tuy nhiên do ngày càng nhiều các của hàng xuất hiện và du lịch nên lượng rác thải ngày càng nhiều hơn, tiềm ẩm nguy cơ ô nhiễm nếu không có biện phát xử lý lâu dài,
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái vì đây là một xã có quy mô sản xuất táo Mèo lớn nhất trong huyện, là nơi giao lưu buôn bán táo Mèo chính với các nhà buôn bán táo Mèo. Các điểm nghiên cứu được chọn nghiên cứu là 3 bản có trồng táo Mèo như sau:
30
Bản Trống Tông: Đây là bản có diện tích trồng cây táo Mèo lớn nhất, sản xuất táo Mèo có sự tập chung, đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển quả táo Mèo đến nơi tiêu thụ.
Bản La Pán Tẩn: Đây là bản có diện tích trồng cây táo Mèo khá ít trong xã, mới chỉ có một số ít cây táo Mèo có thể thu hoạch được và là bản có khả năng và tiềm năng mở rộng sản xuất táo Mèo trong những năm tới.
Bản Trống Páo Sang: Đây là bản có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tương đối cao và có diện tích trồng cây táo Mèo rộng, gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển đến nơi tiêu thụ do đường xá khó khăn.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin thứ cấp
Tiến hành điều tra thu thập số liệu có sẵn, các tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu của đề tài và những tài liệu thực tiễn thông qua những báo cáo về kết quả sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã trong giai đoạn 2018-2020.
Bảng 3.2 Thu thập thông tin thứ cấp
STT Loại thông tin Nguồn thu thập Phương pháp
thu thập
1 Số liệu cơ sở lý luận, thực tiễn ở trong nước và trên thế giới
Sách, báo, tạp chí, nguồn từ internet, văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước.
Tìm hiểu, tra cứu và chọn lọc thông tin
2 Số liệu địa bàn nghiên cứu: dân số, lực lượng lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng,… Phòng thống kê xã La Pán Tẩn Tìm hiểu, xử lý tổng hợp, phân tích số liệu từ các báo cáo
3 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng táo Mèo
UBND xã La Pán Tẩn
Tìm hiểu, khảo sát, tổng hợp 4 Các nghiên cứu có liên
quan
Các báo cáo, nghiên cứu khoa học đã công bố.
Phân tích thông tin
31 Thu thập thông tin sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn một số hộ trồng táo Mèo và một số cán bộ địa phương.
Xác định phương pháp chọn mẫu: Cây táo mèo là cây lâu năm, sau 7-8