Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 38)

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của một quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không

21

có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.

Đối với người dân trên địa bàn xã, đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đất là tài sản, là tư liệu lao động, là nơi người dân có thể trồng trọt, chăm nuôi,... Đất là nơi ở, nơi sinh hoạt và là nơi an nghỉ của người dân. Đất trên địa bàn phần lớn được sử dụng vào trồng trọt như lúa nước, nương ngô,…và rừng phòng hộ,…

27

3.1.2.2 Tình hình dân số - Lao động

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2018 2019 2020 19/18 20/19 BQ Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng số hộ Nông nghiệp Hộ 789 100 830 100 857 100 105,20 103,25 104,22

II. Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu 3736 100 3828 100 3932 100 102,46 102,72 102,59

1. Nông nghiệp Nhân khẩu 3696 98,93 3763 98,30 3851 97,94 101,813 102,34 102,08

2. Phi nông nghiệp Nhân khẩu 40 1,07 65 1,70 81 2,06 162,5 124,62 142,3

III. Tổng số Lao động Nhân khẩu 1657 100 1750 100 1982 100 105,61 113,26 109,37

1. Nông nghiệp Nhân khẩu 1617 97,59 1685 96,29 1901 95,91 104,205 112,82 108,43

2. Phi nông nghiệp Nhân khẩu 40 2,41 65 3,71 81 4,09 162,5 124,62 142,3

IV. Các chỉ tiêu BQ

BQ nhân khẩu/hộ Nhân khẩu 4,74 4,61 4,59 97,4011 99,481 98,435

BQ lao động/hộ Lao động 2,10 2,11 2,31 100,396 109,69 104,94

28

Theo số liệu thống kê của UBND xã La Pán Tẩn tính đến thời điểm đầu năm 2020 thì số hộ dân của địa bàn xa là 857 hộ, với tổng số nhân khẩu là 3932 nhân khẩu, bình quân là 4,59 nhân khẩu/hộ. Người dân trên địa bàn chủ yếu là làm nông nghiệp truyền thống trồng lúa trên các thửa ruộng bậc thang và ngôi trên các mảnh nương đồ và đây là nghề chính được lưu truyền các các thế hệ, do nông nghiệp không, công việc chân tay, vất vẻ và làm đất nên không đáp ứng được công an việc làm cho các lao động trẻ với không có sự thu hút nên lao động trẻ ở địa bàn vì với sự phát triển hiện nay tất cả nhưng người dù nông thôn hay thành thị điều được đi học và có trình độ, cách nhìn nhận của hệ về thế giới xung quanh cũng khác, ngoài ra một số lao động ngoài 30 tuổi cũng đã di chuyển xuống các thành phố lớn để kiếm việc làm. Do nhận được lương cao hoạt không có đất sản xuất và canh tác.

Qua bảng 3.1 cho ta thấy nguồn lao động trên địa bàn dồi dào chủ yếu là lao động trẻ, tuy nhiên lao động không có trình độ cao chỉ học xong cấp 1, cấp 2 hoặc cấp 3 là chủ yếu. Bình quân lao động/hộ tăng qua 3 năm cụ thể bình quân mỗi năm tăng 4,9%/năm.

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Với sự phát triển nhanh chóng của đất nước ta trong những năm gần đây, cộng với việc địa bàn có đường quốc lộ 32 chạy qua cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho cơ sở hạ tầng ở đây phát triển như sau:

Giao thông: Hiện tại vào năm 2020 toàn xã có 112km đường bộ. Trong đó 47km đường bê tông và còn lại là đường đất.

Điện: Hiện nay toàn xã đã có 100% điện quốc gia sử dụng.

Nhà cửa: Nhà trên địa bàn hầu hết là nhà gỗ cấp 4 theo phong cách từ xưa của dân tộc mông, còn một phần nhỏ là nhà xây cấp 4 do các hộ buôn bán kinh doanh lên làm ăn.

3.1.2.4 Thực trạng phát triển kinh tế

Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là chính mà, trong đó Lúa là mặt hàng được sản xuất nhiều nhất tại địa bàn, canh tác trên các thửa ruộng bậc thang chiếm 80%/ các ngành khác. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc phát triển ngành du lịch cảnh quang ruộng bậc thang Mù Cang Chải trong thời gian qua với tốc độ và lượng khách tăng nhanh chóng qua các năm, tạo điều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

29

Bên cạch đó còn xuất hiện thêm các cửa hàng tạp hóa ngày càng nhiều, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã.

Việc xã có ưu thế về mỏ quặng cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn và thêm phần thu nhập cho người dân.

3.1.2.5 Đánh giá chung về kinh tế xã hội

Nhìn chung, trong thời gian qua trên địa bàn xã có sự thay đổi rõ rệt về kinh tế xã hội, đời sống người dân dần được cải thiện và ấm no, điều này được thể hiện qua các mặt sau:

Kinh tế: Tính đến năm 2020 xã chỉ còn 330 hộ nghèo, không có hộ nào là không đủ ăn. Các cửa hàng tạp hóa ngày càng xuất hiện thêm.

Giao thông: Hiện nay đường giao thông lớn được mở đến hầu hết tất cả các hộ gia đình trên địa bàn, với tổng số đường bộ là 112km trong đó có 47km là đường bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển và sinh hoạt.

Giáo dục: Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các bản trong xã đã có các cơ sở trường học, thiết bị tiện nghi đầy đủ cho các em đến trường với chung tâm là điểm trường xã được đầu tư bài bản và tiện nghi , không ai là không đi học.

Y tế: Hiện nay trạm y tế xã được cải thiện lên nhiều, dù còn có gặp nhiều thiếu thốn về thiết bị và sự chuyên nghiệp của bác sỹ nhưng đủ uy tín để chữa bệnh, hủ tục ngày một đơn giản và nhanh chóng.

Môi trường: Trên địa bàn xã không có nhà máy chủ yếu là sinh hoạt của người dân nên ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không khí trong lành, an toàn. Tuy nhiên do ngày càng nhiều các của hàng xuất hiện và du lịch nên lượng rác thải ngày càng nhiều hơn, tiềm ẩm nguy cơ ô nhiễm nếu không có biện phát xử lý lâu dài,

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 38)