4.1.4.1 Những mặt đạt được
Theo số liệu điều tra và những báo cáo kết quả của chính quyền địa phương thì diện tích trồng cây táo Mèo ngày càng được mở rộng với tốc độ tăng bình quân 112,54%/năm, diện tích cho thu hoạch cũng tăng nhanh với tốc độ 111,43%/năm. Người sản xuất có trình độ lao động ngày càng được cải thiện, người dân ngày càng đầu tư vào việc sản xuất táo Mèo, trồng ngày càng hiệu quả và có giá.
Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách, dự án để hỗ trợ người trông táo Mèo như hỗ trợ cải tạo giống, phân bón, công chăm sóc, tập huấn kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ mở đường và dành nhiều ưu đãi trông việc vay vốn...
Góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân, giảm bớt sự phụ thuộc trợ cấp từ nhà nước, tao ra giá trị sản xuất vào việc sản xuất
59
cây ăn quả trên địa bàn nói riêng và ngành cây ăn quả của nước Việt Nam nói chung.
4.1.4.2 Những hạn chế và tồn tại
Việc sản xuất táo Mèo chưa thật sự được chuyên môn hóa, chưa có kỹ thuật áp dựng vào từng khâu sản xuất dẫn đến tính hiệu quả và chất lượng còn kém.
Việc phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của cây táo, ít đàu tư nên sữ làm cho cây ra sản phẩm thấp…
Hệ thống giao thông chưa phát triển, gấy khó khăn trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Đa số người dân vẫn trồng giống tự lai tạo nên chất lượng giống không cao, kỹ thuật chăm sóc yếu kém.
Chưa thực hiện tốt các khâu bảo quản, làm giảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Chưa thật sự tìm được một thị trường có sức tiêu thụ lớn.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất táo Mèo 4.2.1 Các yếu tố khách quan 4.2.1 Các yếu tố khách quan
4.2.1.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
* Nhóm các yếu tố khí hậu:
Nhiệt độ: Cây táo Mèo ít bị ảnh hưởng bưởi nhiệt độ, là loại cây chịu dựng tốt. Nhiệt độ thất nhất năm 2019 trên địa bàn xã là 1oC gây thiệt hại nhiều về trâu bò, các loài cây lương thực ngắn ngày như sán, rau... nhưng cây táo Mèo không bị ảnh hưởng, ngược lại nó còn phát triển tươi tốt, năm 2020 cây táo Mèo được mùa. Nguyên nhân là do có mùa đông đủ lạnh, cây táo là loài cây chịu được nhiệt độ thất không bị ảnh hưởng hoặc chính vì thế tăng một phần kích thích ra nhiều hoa, thêm vào đó với mùa đông lạnh giá đã diệt gần hết các loại sâu bệnh gây hại cho cây. Điều này cho thấy rằng nhiệt độ trong năm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất táo.
Độ ẩm: Nếu độ ẩm kéo dài có thể làm thối hoa, làm giảm tỷ lệ đậu quả. Tuy nhiên theo thông tin người dân cho biết độ ẩm ít ảnh hưởng đến táo Mèo, chỉ ảnh hưởng một phần lớn đến phần bảo quản.
Lượng mưa: Lượng trung bình năm của xã 1990mm/năm. Chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Đây
60
cũng là thời kỳ cây táo Mèo đang cần một lượng nước và chất dinh dưỡng lớn để nuôi quả. Do vậy lượng mưa ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển sản xuất táo Mèo, giúp cho người dân không cần phải tốn công sức để tưới tiêu cho cây. Nhất là thời kỳ cây đang nuôi quả. Đối với các tháng 3, 4, 5 lượng mưa trên địa bàn nhỏ hơn. Vào thời điểm này quả táo mèo đang trong giây đoạn phát triển do vậy cây không hút đủ nước để nuôi quả nên quả thường hay bị rụng.
Vào các tháng 7-8 quả thường hay bị rụng vì những trận mua đá quá lớn.
* Yếu tố đất đai:
Đất đai là nhân tố quan trọng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây phát triển và đậu quả. Đất đai càng màu mỡ thì chất lượng quả ra càng nhiều và càng tốt. Qua điều tra thực tế cho thấy trung bình mỗi cây chiến 11,58 (m2) khoảng cách giữa các cây với nhau tương đối rộng. Lí do hộ không trồng với mật độ dày hơn là do cây táo Mèo là cây lâu năm có độ chê phủ lớn.
Hộp 4.5 Ý kiến của người dân tham gia sản xuất téo Mèo
Cây táo Mèo là loại cây lâu năm,có nhiều gai. Một cây táo Mèo khi trưởng thành có thể cao từ 11 đến 13 (m) thậm chí có cây có thể cao hơn với độ cao như vậy nên độ chê phủ của cây rất lớn mà muốn cây phát triển tốt cần phải đảm bảo được là các cây đều có đủ ánh nắng mặt trời, khoảng cách các cây đủ rộng để cây có phát triển.
PV chú Lý A Nhà, xã La Pán Tẩn, ngày 13/10/2020
4.2.1.2 Chính sách của nhà nước
Chưa có chính sách quy hoạch vùng sản xuất nên người dân vẫn còn sản xuất lẻ tẻ, chạy dua theo lợi nhuận không có sự tập chung chưa phát huy được lợi thế của việc sản vùng.
Chưa thật sự có những chính sách khuyến khích người dân phát huy lợi thế khi trồng táo. Qua điều tra cho thấy chỉ có một số hộ dám đầu tư trồng với diện tích lớn là 6 -7ha. Nguyên nhân một phần là họ được giao đất từ nhà nước nhưng chưa biết sẽ bị thu hồi khi nào và lúc nào nên họ không dám đầu tư nên việc cấp xổ đỏ là một phần khuyến khích người dân phát triển sản xuất.
61
Việc cho vay vốn còn nhiều thủ tục rờm rà, nên người sản xuất ngại đi vay với điều kiện kinh tế như hiện nay. Vì họ rất ngại đầu tư sợ bị thua lỗ không có tiền giả.
Xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây táo Mèo trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. UBND xã La Pán Tẩn đang thực hiện các chính sách như khuyến khích người dân tham gia vào các buổi tập huấn để hướng tới người sản xuất có trình độ tay nghề cao, sản xuất theo hướng chuyên môn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
4.2.1.3 Thị trường tiêu thụ
Tuy táo Mèo được biết đến khá rộng rãi trong nước và thế giới nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm táo Mèo vẫn còn hạn chế, ít người biết đến, Theo lời kể của thương lái một phần lớn lượng táo Mèo khi thu gom được vận chuyển đi sang thị trường trung quốc. Do chưa có công tác quảng cáo, thường người dân trồng táo hái táo và chở ra bán dọc đường những quán bán lẻ nào thu mua thì họ bán còn lại họ chưa biết giới thiệu sản phẩm qua các kênh mạng. Người tiêu dùng chưa biết đến những lợi ích của quả táo Mèo. Do vậy người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ của quả táo Mèo, Táo Mèo chưa thật sự có chất lượng và số lượng còn hạn chế.
Qua tìm hiểu từ người trồng táo Mèo và cán bộ địa phương cho biết kênh tiêu thụ quả táo Mèo cơ bản như sau
2% 50%
48%
Kênh 1: Người sản xuất trực tiếp Người tiêu dùng (2%)
Với kênh này chiến tỷ lệ rất ít. Nguyên nhân là trên địa bàn chưa có cơ sở chế biến táo Mèo, 80% người dân trên địa bàn xã đều là người sản xuất táo Người sản xuất táo Mèo Người thu gom Người thu gom Người bán buôn Người chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng táo Mèo
62
Mèo. 2% này chủ yếu là chủ nhà tự ngâm rượu để bán hoặc bán táo ngon ăn được và hoặc bán cho du khách đến tham quan họ có nhu cầu mua gửi về quê. Táo Mèo chủ yếu được tiêu thụ qua kênh 2 và kênh 3.
Kênh 2: Người sản xuất đến người thu gom đến người chế biến và cuối cùng là Người tiêu dùng (50%)
Sau khi người sản xuất, thu hái được quả, sẽ liên hệ cho người thu gom ra vận chuyển hoặc có thể vận chyển đến tận nơi cho người thu gom.
Táo Mèo sau khi chế biến thành các sản phẩm rượu, giấm, sirô... táo Mèo sẽ được bán cho người tiêu dùng dưới dạng là các sản phẩm chế biến hoặc cũng có thể được cung cấp tới một số tỉnh khác tại khu vực phía Bắc.
Phương thức chế biến Chế: Quả táo mèo được chế biến thành nhiều các loại sản phẩm khác nhau như rượu táo mèo, nước ép táo mèo, siro táo mèo… tuy nhiên, sản phẩm rượu táo mèo là sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu. Rượu táo mèo được chế biến theo hai phương thức: Chế biến thương mại và chế biến theo phương pháp truyền thống.
4.2.1.4 Thói quen người tiêu dùng
Người tiêu dùng chỉ biết đến sản phẩm của táo Mèo như một loại quả ăn được và dưới dạng sản phẩm rượu táo, ít nhiều biết đến công dụng của quả táo Mèo vì vậy người tiêu dùng cũng rất hạn chế trong việc sử dụng từ sản phẩm này.
Người tiêu dùng chủ yếu sử dụng các sản phẩm của quả táo Mèo đã qua chế biến: rượu vang, nước giải khát, Siro. Do vậy lượng tiêu thụ tương đối ít tạo cảm giác sợ thua lỗ cho người sản xuất, không kích thích sự đầu tư lớn của người sản xuất.
4.2.2 Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1 Tập quán sản xuất của hộ
Với điều kiện kinh tế truyền thống, địa hình khó khăn gồ ghề, cách xã thành phố, không có giao thông thuận lợi trên địa bàn từ xưa đến nay chỉ biết sản xuất tự cung tự cấp, mỗi năm sản xuất được bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu, nếu không tiêu thụ hết thì để lại tiếp tục tiêu thụ cho năm sau và không có xu hướng sản xuất hàng hóa đem đi bán. Ngay cả việc chăn nuôi các loài động việc cũng chỉ để ăn và không mang đi bán lấy tiền tái đầu tư trở lại mà thường
63
nuôi chỉ để phục vụ các ngày lễ như ăn cưới, ngày tết… chính điều này một phần kìm hãm sự phát triển nền kinh tế tại địa phương chậm phát triển.
Chính những tập quán sản xuất này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất táo Mèo trên địa bàn như: Sản xuất theo phương pháp truyền thống, sử dụng các công cụ thô sơ ít cải tiến, do không buôn bán nhiều nên khi sản xuất táo Mèo không biết thông tin thị trường tiêu thụ, không biết tính các chi phí và lợi nhuận một cách đúng đắng không dành phần lợi nhuận để tái đầu tư, không biết áp dụng các phương thức truyền thông đến thị trường,…
4.2.2.2 Trình độ năng lực
Trình độ, năng lực của cán bộ địa phươg: Cán bộ địa phương hiện nay vẫn còn nhiều người có trình độ thấp vẫn còn thấp, đôi lúc không hiểu gì về các kỹ thuật chăm sóc cây, không biết quy hoạch tập chung sản xuất chuyên môn hóa…trách nhiệm trong công việc chưa cao. Do vậy chưa thể đào sâu kiến thức cho người sản xuất.
Trình độ, năng lực của người sản xuất: Trình độ của người sản xuất vẫn còn thấp, chưa có kinh nghiệm, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế mà chủ yếu là chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính mà hầu như là phụ thuộc vào tự nhiên.
4.2.2.3 Nhóm các biện pháp, kỹ thuật canh tác
Giống: Giống là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả táo Mèo. Vì vậy công tác tồn trữ và nhân giống để phục vụ sản xuất là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra sự lựa chọn giống nào để trồng là công đoạn rất quang trọng trong quá trình sản xuất. Qua điều tra cho thấy giống táo Mèo đang cho thu hoạch và đang chăm sóc đều là giống cây các hộ gia đình tự ươm, giống cây chưa có sự chọn lọc do vây cây giống không đảm bảo chất lượng, cho năng suất thấp, giống cây cao, khó thu hoạch, mất nhiều thời gian trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi ra quả cho quả nhỏ, không chống chịu được sâu bệnh, thời tiết và cho năng suất thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất táo Mèo trên địa bàn.
Kỹ thuật chăm sóc của hộ: Qua điều cha thực tế cho thấy phần lớn người dân trên địa bàn chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chưa có sự tác động của con người vào quá trình chăm sóc quả của cây mà chủ yếu để cây phát triển và quả ra một cách tự nhiên tự ít quan tâm đến công tác chăm
64
sóc. Do vậy năng suất và chất lượng quả táo Mèo còn thấp, chưa đem lại hiệu quả cao.
Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng táo Mèo trên địa bàn. Thế nhưng trên thực tế không có hoặc có rất ít gia đình nào phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây nguyên nhân là do cây cao, không thuận lợi cho việc phun thuốc... dẫn đến chất lượng quả thấp nhiều qủa bị sâu bệnh không có giá trị.
Hộp 4.6 Ảnh hưởng của sâu bệnh đến sản xuất táo Mèo
Một quả táo bán được giá cao là một quả không bị sâu bệnh, không bị va chạm, không méo mó và tím…Quả bị sâu bệnh có thể làm giảm đi khoảng 40% chất lượng, 15% sản lượng quả táo Mèo mỗi năm
PV chú Hờ A Lềnh, bản Trống Tông, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Qua hộp ý kiến 4.6 đó ta thấy nếu dù sâu bệnh chỉ là một phần nhỏ với mỗi gia đình nhưng nó đã làm giảm giá trị của quả táo, gây ảnh hưởng lớn đến giá cả và chất lượng của quả.
4.3 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã La Pán Tẩn La Pán Tẩn
4.3.1 Định hướng phát triển
Để phát triển sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã La Pán Tẩn, nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân chính quyền địa phương đã có những định hướng trong tương lai như sau:
4.3.1.1 Định hướng chung
Phát triển sản xuất táo Mèo theo hướng quy mô hóa và chuyên môn hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng hợp lý tài nguyên, gắn với môi trường sinh thái.
Phát triển sản xuất táo Mèo gắn với nhu cầu của thị trường.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và lựa chọn cây giống.
Đưa các sản phẩm của táo Mèo trở thành các đặc sản nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng và thị trường Việt Nam, thế giới nói chung. Xây dựng thương hiệu táo Mèo, đưa nước sirô táo Mèo trở thành nước uống độc quyền của xã.
65
Đẩy mạnh các hình thức sản xuất: HTX, trang trại, tổ hợp tác xã...sản xuất chuyên môn hóa. Thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất, bảo quản, tiêu thụ góp phần đảm bảo ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.3.1.2 Định hướng cụ thể
Năm 2020 hoặc năm 2021 tổ chức trồng bổ sung trồng thêm 90ha táo Mèo vào rừng tự nhiên, do những dãy nương đồi cang tác đất bị bỏ hoàn hoặc xói mòn.
Đẩy mạnh Makerting giới thiệu các sản phẩm táo Mèo vào các trang điện tử và các trang mạng xã hội, vào những ngày tổ chức hội chợ, các ngày hội lớn trong năm.
Thành lập các tổ, hội, nhóm hội liên kết trong sản xuất táo Mèo giữa các hộ sản xuất.
Năm 2020 hoặc 2021 đăng ký mở mới 6 tuyến đường với tổng chiều dài 30km để nuối liền các vùng kinh tế với nhau trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện liên kết, vận chuyển dễ dàng và giao thông thuận lợi.
Quy hoạch đất đai theo hướng quy mô hóa sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp táo Mèo đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sản xuất chuyên môn hóa đưa táo Mèo trở thành hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác trông khu vực và trên thế giới.
Tập huấn kỹ thuật chăm sóc và giới thiệu cây giống và khả năng sản xuất chuyên môn hóa cho 98% số hộ sản xuất táo Mèo.
4.3.2 Giải pháp phát triển táo Mèo
Để đảm bảo cho sản xuất táo Mèo trên địa bàn xã La Pán Tẩn phát triển mạnh mẽ, khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế, thực sự trở thành cây