Kết quả và hiệu quả trong sản xuất táo Mèo

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 66)

4.1.3.1 Chi phí đầu tư cho sản xuất táo Mèo

a) Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Trong tất cả các giai đoạn của việc trồng táo Mèo thì giai đoạn các hộ sản xuất dành nhiều công sức chăm sóc cây nhất vào nhất là giai đoạn đầu của cây khi cây mới được trồng đó là giai đoạn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Trong thời kỳ này chủ yếu là đầu tư về lao động, trong giai đoạn này đầu tư giống nhau, phần lớn các hộ sản xuất chỉ phân NPK hoặc phân chuồng vào lúc mới trồng để cây phát triển, các năm tiếp theo chủ yếu là đi phát quang cho cây vào mùa cỏ dại phát triển, công tác phòng chống bệnh, phun thuốc trừ sâu hầu như không có. Chi phí sản xuất của 60 hộ điều tra được thể hiện trong bảng 4.9 sau:

52

Bảng 4.9 Chi phí đầu tư cho sản xuất táo Mèo các hộ điều tra

ĐVT: 1000đ Chi phí Năm Tổng 1 2 3 4 5 6 7 1. Phân NPK 430 430 860 2. Lao động 3200 2500 2500 2500 1200 1200 1200 14300 3. Mua TSCĐ 700 230 230 1160 4. Chi phí khác 1500 400 400 400 350 320 320 3690 Tổng 20010

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng 4.9 cho thấy: Tổng chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản tương đối ít 20,010 triệu đồng cho cả thời kỳ. Trung bình mỗi năm chi 2,859 triệu. Trong đó chi phí lao động chiến tỷ lệ cao nhất 71,46%, tiếp đến là các khoản chi phí khác chiến 18,44%, chi ít nhất là chi cho phân bón chỉ chiếm 4,30%. Nguyên nhân là do thời kỳ đầu vừa trồng cần sự lao động phát cỏ, đào hố trồng với mảnh đất mới nên cần nhiều lao động…và phần lớn những chỗ vừa trồng trong lòng đất đang có một độ dinh dưỡng nhất định nên phân bón cũng được sử dụng khá ít trong thời kỳ này ngoài ra việc vận chuyển các loại phân bón đến địa điểm trồng táo cũng rất khó khăn và tốn kém nên để giảm thiểu chi phí, công sức nên người dân ít dùng phân bón mà để nó tự nhiên.

b) Thời kỳ cho thu hoạch

Trong khoảng thời kỳ đầu là thời kỳ sử dụng chi phí lao động trong công tác làm đất, trồng cây, chăm sóc thì đến thời kỳ thu hoạch cũng sử dụng một lượng chi phí lao động để thu hoạch quả, thêm vào đó là chi phí vận chuyển quả táo Mèo, trong thời kỳ này do cây đã cho thu hoạch và ít cần đến sự chăm sóc nên người sản xuất không mua phân bón mà chỉ có một số ít chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật,…

Qua bảng 4.10 cho thấy chi phí đầu tư chủ yếu là chi phí lao động và chi phí vận chuyển, sau cùng là chi phí phân bổ mua tài sản phục vụ cho việc vận chuyển táo Mèo, hầu như không có người sản xuất nào bỏ ra các khoảng chi phí mua phân bón, chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân là cây táo Mèo tương đối cao, không tiện cho việc phun thuốc bảo vệ thực vật, bộ rễ cây

53

táo Mèo trong độ tuổi này đã đâm sâu vào đất và lan rộng để cây có thể hút đủ chất dinh dưỡng, đủ nước cho cây cho nên người sản xuất không phải bỏ chi phí mua phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật cộng với việc không biết bón phân như nào cho cây có thể hấp thụ được. Do đặc điểm của cây táo Mèo thường cao to nên lao động chủ yếu trong việc thu hái táo Mèo là lao động nam, mức giá của lao động nam giới trong việc lao động chân tay thường cao hơn lao động nữ.

Bảng 4.10 Chi phí đầu tư cho sản xuất táo Mèo của các hộ điều tra

ĐVT: 1000đ

Chi phí Thời kỳ bắt

đầu thu hoạch từ 8 -> 20 tuổi

Thời kỳ cho thu hoạch cao nhất từ 20 -> 70 tuổi Thời kỳ thu hoạch giảm dần trên 70 tuổi 1. Chi phí lao động 4596,23 2989,77 8367,45 2. Phân bổ chi phí mua tái sản 876,07 653,19 0,00 3. Chi phí vận chuyển táo Mèo

3435,87 14858,90 1340,55

4. Chi phí khác 1683,45 2980,23 1460,17

Tổng chi phí 10591,62 21482,09 11168,17

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng 4.10 cũng cho thấy chi phí đầu cho lao động, chi phí phân bổ mua tài sản cố định ở các thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch, thời kỳ cho thu hoạch ổn định, thời kỳ cho thu hoạch giảm dần có xu hướng giảm. Nguyên nhân do thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch cây vẫn chưa phát triển hoàn thiện do vậy cần bỏ công chăm sóc còn đối với các cây đã cho thu hoạch ổn định thì ít cần đên sự chăm sóc của con người, lao động chủ yếu là thu hái quả, chuyên trở táo Mèo đến thị trường tiêu thụ cho nên chi phí vận chuyển cho thời kỳ này là cao nhất trong các thời kỳ khác. Chi phí mua tài sản phục vụ cho sản xuất cũng có xu hướng giảm do thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch cần phải mua mới mọi trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ cho sản xuất các năm tiếp theo cho chi phí thấp hơn vì đã tích lũy, gìn giữ tài sản từ các năm trước, chỉ mua bổ sung. Hơn nữa qua

54

quá trình sản xuất, người sản xuất cũng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hơn do vậy cũng đỡ đi một phần chi phí sản xuất... Chi phí vận chuyển táo Mèo qua các thời kỳ có sự tăng lên, giảm xuống rõ rệt nguyên nhân là ở mỗi thời kỳ khác nhau cây táo Mèo cho lượng quả khắc nhau nên chi phí vận chuyển cũng khác nhau. Kéo theo các khoảng chi phí khác như chi phí ăn uống chi phí liên lặc, liên hệ nơi tiêu thụ quả táo Mèo cũng khác nhau.

4.1.3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế

Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất táo Mèo

Đơn vị: ha Chỉ tiêu ĐVT Thời kỳ bắt đầu thu hoạch ( từ 8 -> 20 tuổi) Thời kỳ thu hoạch cao nhất ( từ 20 -> 70 tuổi) Thời kỳ thu hoạch giảm đi ( >70 tuổi) Bình quân A. Chỉ tiêu kết quả 1. Khối lượng sản phẩm Tấn 3,12 9,43 4,54 5,70 2. Giá bán bình quân Tr.đ/tấn 13,57 15,33 11,02 13,31 3. Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 42,34 144,56 50,03 78,98 4. Chi phí trung gian (IC) Tr.đ 10,06 21,5 11,17 14,24 5. Chi phí phân bổ (từ thời kỳ KTCB) Tr.đ 0,45 0,45 0 0,45 6. Công lao động gia đình Công 88,76 198,55 105,06 130,79 7. Giá trị gia tăng (VA) tr.đ 32,28 123,06 38,86 64,73 8. Thu nhập hỗn hợp (MI) tr.đ 31,83 122,61 38,86 64,43 B. Chỉ tiêu hiệu quả

1. GO/IC Lần 4,21 6,72 4,48 5,02 2. VA/IC Lần 3,21 5,72 3,48 4,00 3. MI/IC Lần 3,16 5,70 3,48 3,97 4. GO/LĐ Tr.đ/công 0,48 0,72 0,48 0,55 5. VA/LĐ Tr.đ/công 0,36 0,62 0,37 0,44 6. MI/LĐ Tr.đ/công 0,36 0,62 0,37 0,43

55 Qua bảng 4.11 cho thấy:

Hiệu quả kinh tế: Giá trị sản xuất thu được lớn gấp 4,21 lần so với giá trị trung gian bỏ ra trong thời kỳ đó, điều này cho thấy lượng chi phí trung gian bỏ ra không đáng kể so với giá trị thu được từ việc trồng táo. Trung bình cứ bỏ ra một đồng chung gian thì thu được 3,21 đồng giá trị gia tăng ở thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch, 5,72 đồng ở thời kỳ cho thu nhập ổn định và 3,48 đồng giá trị gia tăng ở thời kỳ cho thu hoạch giảm dần, trung binh trong cả thời kỳ sản xuất cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu về 4,00 đồng giá trị gia tăng. Do một số nguyên nhân sau:

Ở thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch cây táo vừa bước vào giây đoạn cho ra quả nên sản lượg cao, Nhưng lượng lao động vẫn không giàm và tốn nhiều chi phí lao động, chi phí vận chuyển vẫn như ở các thời kỳ khác hoạt chỉ ít hơn một chút.

Ở thời kỳ cho thu hoạch ổn định hay cho thu hoạch cao nhất lúc này sản lượng đồng điều và cao nhưng cũng chính vì vậy số lượng táo trên một cành cây nhiều quá có thể gây ra gẫy cây hay rụng nhiều, có những cây phát triển mạnh nhưng lại không cho ra quả hoặc bị sâu bệnh quả bé. Trong thời kỳ này chi phí cho công lao động hái và vận chuyển là cao nhất...

Ở thời kỳ cho thu hoạch giảm dần lúc này cây đã quá số tuổi sinh trưởng và khả năng ra quả ít dần, cành cây dễ bị gẫy, rễ không trụ được nếu gió to hoặc mua to tí rất dễ bị đổ hoặc chết đi, lúc này người sản xuất cũng giảm dần số lượng lao động ở thời kỳ này.

Hiệu quả lao đông: Giá trị tăng thêm trên một công lao động ở thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch là 0,48 lần/công lao động, ở thời kỳ cho thu hoạch cao nhất là 0,72 lần và thời kỳ cho thu nhập giảm dần là 0,48 lần. Giá trị gia tăng trên một lao động ở thời kỳ thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch là 0,36 tr.đ/công lao động, thời kỳ cho thu hoạch ổn định là 0,62trđ/công lao động và thời kỳ cho thu hoạch giảm dần là 0,37tr.đ/công lao động. Điều này cho thấy hiêu quả lao động trong sản xuất táo Mèo là khá cao, cao nhất là lúc cho thu hoạch ổn định. Hiệu quả cao như vậy là do đặc thù sản xuất của hộ là phụ thuộc vào tự nhiên làm giảm chi phí ban đầu do đó số công lao động/ha nhỏ. Tuy nhiên việc sản xuất táo Mèo không giống các ngành khác là sản phẩm ra hàng tháng mà cây táo chỉ ra quả đúng mùa và mỗi năm một lần, nên việc sản xuất táo chỉ cho một

56

lượng thu nhập nhất định khi chưa có kỹ thuật để tạo ra táo Mèo trái mùa nên cũng chưa phải là phương án tối ưu nhất.

Như vậy qua phân tích trên cho thấy táo Mèo là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhàn rỗi, tốn ít công lao động và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn giúp điều hòa khopng khí, tạo thu nhập cho các hộ dân. Do vậy rất phù hợp để tương lai phát triển trở thành hàng hóa hoặc một loại quả để xuất khẩu, mở rộng diện tích trồng cây táo ở địa phương.

4.1.3.3 Kết quả xã hội

Qua điều tra cho thấy phần lớn người dân trên địa bàn làm nông nghiệp là chính chiếm khoảng 80%, mỗi năm chỉ sản xuất 2 vụ lúa, vụ chính là vụ hè thu và vụ phụ là vụ đông xuân do vậy khi thu hoạch xong người dân hoàn toàn một khoảng thời gian rảnh rỗi. Cho nên với việc trồng táo hay phát triển sản xuất táo Mèo như vậy đã tạo thêm việc làm cho người dân vào những lúc không có gì làm, để tạo ra một nguồn nhập sinh kế cho người dân hoặc một nguồn thu nhập khá giả để trang trải cuộc sống. Hàng năm các hộ dân chủ yếu chỉ xoay quanh việc làm lúa nước, làm nương…chủ yêu chỉ là hình thức sản xuất tự cung tự cấp không mang đi trao đổi trên thị trường nên không có nguồn thu nhập chính vì vậy qua phỏng vấn trực tiếp thì người dân cảm thấy việc trồng táo Mèo thực sự đem lại một phần thu nhập cao nếu được mùa hoặc được giá, thận chí đem lại hiệu quả cao hơn việc trồng lúa, trồng ngô vì một vụ lúa chỉ thu hoạch được 1-2 tấn/năm, quy đổi về tiền chỉ tầm hơn 16 tr.đ/năm. Tuy nhiên việc trồng táo họ chỉ mất khoảng 8-9 năm đầu là thời kỳ chưa cho ra quả là không có thu hoạch, nhưng khi cây đã ra quả và với công chăm sóc không nhiều cộng với việc phụ thuộc vào tự nhiên nên chi phí cung rất thấp, chính vì vậy việc thu hoạch táo và bán đi thì phần thu nhập từ táo hoàn toàn là lợi nhuận của người sản xuất, một năm họ thu được lợi nhuận cao gấp 3-4 lần khi sản xuất lúa nếu được mùa và được giá. Việc trồng táo Mèo đã góp phần làm xóa đói giảm nghèo của địa bàn xã và được thể hiện ở trong bảng số liệu sau:

57

Bảng 4.12 Lao động, xóa đói giảm nghèo trên xã La Pán Tẩn

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

Số hộ nghèo 470 420 330

Số hộ thoát nghèo từ việc trồng cây táo Mèo 10 12 25

(Nguồn: Thống kê của UBND xã, 2020)

Qua bảng 4.12 cho thấy số hộ nghèo trên địa bàn xã giảm dần qua các năm. Năm 2018 tổng số hộ nghèo trên đia bàn xã là 470 hộ, năm 2019 giàm còn 420 hộ (giảm thêm 50 hộ) và đến năm 2020 giảm nhanh chóng chỉ còn lại 330 hộ (giảm 90 hộ). Một số lí do sau: Điều kiện kinh tế xã ngày càng được cải thiện, người dân ngày càng nhận thức được cách sản xuất hàng hóa tạo ra sinh kế tốt và có nguồn thu nhập, sự hỗ trợ và các chính sách của nhà nước cộng với việc phát huy được các thế mạnh của vùng. Quan trọng hơn là việc sản xuất táo Mèo cũng đóng góp một phần lớn vào việc thoát nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn xã cụ thể: Năm 2019 số hộ thoát nghèo từ việc sản xuất táo Mèo là 12/50 hộ chiếm 24% số hộ thoát nghèo, đến năm 2020 là 25/90hộ chiếm 27,78% tổng số hộ thoát nghèo, điều này cho thấy việc sản xuất táo Mèo là qua trọng, tạo ra được một phần thu nhập cải thiện cuộc sống của người dân, từ đó họ không còn phụ thuộc vào nhà nước cũng như thoát khỏi sự ỷ lại từ các chính sách mà tự sản xuất tạo ra giá trị cải thiện cuộc sống.

Vậy việc sản xuất táo Mèo là quan trọng, tạo ra thu nhập, mất ít chi phí,… là một trong những biện pháp phát huy và tận dụng lợi thế của địa bàn góp phần vào xóa đoái giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, điều hòa khí hậu, tạo độ che phủ rừng, ngoại ứng tích cực,… Nên nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần có các hỗ trợ ưu đãi để người sản xuất táo Mèo an tâm sản xuất và cho thu hoạch cao, chất lượng tốt.

4.1.3.4 Kết quả môi trường

Lợi ích do trồng cây táo Mèo đem lại:

Sản xuất táo Mèo không giống như các sản xuất hàng hóa của cac mặt hàng công nghiệp khác điều thải ra môi trường một lượng chất thải nhất định vào môi trường nhưng Sản xuất táo Mèo là chồng thêm cây xanh ra quả, thu hoạch và hái đi bán. Ngoài đem lại lợi ích về mặt kinh tế và cải thiện cuộc sống

58

cho người sản xuất thì nó còn có ngoại ứng tích cực đó là chóng sói mòn đất, điều hòa khí hậu và tăng độ phủ rừng xanh.

Môi trường được cải thiện rõ rệt, việc trồng táo đã chuyển đổi từ đất trống đồi chọc thành những cánh rừng nhân tạo, tạo môi trường sống, thức ăn chỗ ở cho nhiều loài gặm nhấn, nhiêu loài chim. Điều hòa không khí tạo môi trường trong sạch cho địa bàn nói chung và toàn xã hội, giúp giảm thiểu nạn lũ quyết, sặp lở đất. Như đã đề cập ở trên táo Mèo có đầy đủ chức năng như các loài cây tự nhiên khác. Do vậy việc tăng lên về diện tích trồng cây táo Mèo cũng đồng nghĩa với việc tăng lên về diện tích môi trường được cải thiện. Và đây cũng chính là mục đích cao sâu xa của chính quyền địa phương về trồng rừng và tăng độ che phủ của rừng...

Một số tác động của việc trồng cây táo Mèo đem lại: Bất kỳ cái gì cũng có tình hai mặt của nó, ngoài những lợi ích trên, việc trồng cây táo Mèo cũng đem lại một số mặt tiêu cực như; Người sản xuất cố tình kìm hãm sự phát triển của các loài cây khác để cho cây táo Mèo có thể phát triển làm giảm bớt đi sự phong phú của môi trường tự nhiên hoặc chặt những cây lâu năm khác vì độ che phủ của nó quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây táo, việc sử dụng một lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ảnh hưởng đến môi

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất táo mèo tại xã la pán tẩn, huyện mù cang chải, tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)