Sự xuất hiện của Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tư liệu tham khảo Chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam ppsx (Trang 27 - 28)

GS. Kiều Thu Hoạch nhận xét rằng: “Trong lịch sử văn học thật hiếm có trờng hợp nào nh bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trơng Kế, chẳng những gây xôn xao d luận ở nớc Nam ta, mà cũng từng gây xôn xao d luận cả ngàn đời nay tại chính nơi nó sinh ra.” ở Trung Quốc, Phong Kiều dạ bạc nằm trong 61 bài cổ thi mà học sinh tiểu học ở Trung Quốc bắt buộc phải học. Tác phẩm này đã trở thành nguồn thi liệu đợc nhiều nhà thơ tiếp nhận và tái tạo sử dụng, tạo nên nhiều thi phẩm nổi tiếng. Hơn thế nữa, với chùa Hàn Sơn cùng bài thơ của Trơng Kế, thành phố Tô Châu đã trở thành thành phố du lịch thu hút nhiều du khách. Đây cũng chính là công lao của Trơng Kế đối với sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân Trung Quốc.

ở Việt Nam, Phong Kiều dạ bạc thực sự khẳng định đợc vị trí của mình, đúng nh Wolfgang Iser nói “Tác phẩm văn học có ảnh hởng nhất là tác phẩm khơi dậy đợc cái ý thức phê bình mới mẻ trong ngời đọc, liên quan đến các mã và tầm đón đợi riêng của anh ta”. Tác phẩm này đã đợc tiếp nhận rộng rãi, trở thành mối quan tâm thờng xuyên của giới phê bình, nghiên cứu ở nớc ta.

Cho đến nay, chúng ta đã biết Phong Kiều dạ bạc đợc dịch ra chữ Nôm: + Bản chữ Nôm Đờng thi quốc âm, ký hiệu AB. 172:

Quạ kêu trăng lặn sơng lồng

Phong sông lửa cá mắt trông thêm buồn

Thành Tô chùa vẳng tiếng chuông

Thuyền đà đỗ bến tởng còn nửa đêm.

+ Bản chữ Nôm Đờng thi tuyệt cú diễn ca, ký hiệu A.2814: Quạ kêu trăng lặn sơng lồng

Sông phong chài lửa mắt trông thêm buồn

Thành Tô chùa vẳng tiếng chuông

Thuyền ai đỗ bến tởng còn nửa đêm.

Trang 49, số 4/1949 của Tiểu thuyết thứ bảy, bài thơ Phong Kiều dạ bạc cũng đợc một dịch giả hải ngoại là TCHYA tham gia dịch:

Quạ kêu trăng xế sơng tuôn,

Lửa chài cây bến đối buồn nằm khan Thành Cô Tô, miếu Hàn San

Nửa đêm chuông vẳng tiếng sang thuyền ngời.

Đây cũng chính là bản dịch quốc ngữ tìm thấy sớm nhất ở tại thời điểm này. Về sau, cùng với sự phát triển của phong trào dịch thuật, tác phẩm đã dành đợc sự quan tâm của nhiều dịch giả. Tác phẩm có mặt hầu nh trên tất cả các tuyển tập, từ “nhất bách thủ”, “tam bách thủ”, đến tủ sách gia đình của những ngời yêu thơ Đờng.

Tại Việt Nam, khảo sát trong các tuyển tập, chúng tôi đã tìm đợc 15 bản dịch khác nhau, trong đó có nhiều bản dịch đợc tuyển chọn trong nhiều tuyển tập; đó là cha kể đến các bản dịch đã tìm thấy trong Tạp chí Tri tân, Tiểu thuyết thứ bảy,Tạp chí VạnHạnh, Tạp chí Hán Nôm mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở trên. Ngoài ra, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet, Phong Kiều dạ bạc đang tiếp tục thu hút đợc sự chú ý của độc giả, các nhà nghiên cứu và phê bình. Đã có nhiều bản dịch, nhiều bài nghiên cứu, nhiều tranh luận về văn bản tác phẩm Phong Kiều dạ bạc của các tác giả từ Bắc chí Nam.

Một phần của tài liệu Tư liệu tham khảo Chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam ppsx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w