Nghiên cứu phê bình:

Một phần của tài liệu Tư liệu tham khảo Chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam ppsx (Trang 28 - 34)

2. Tiếp nhận Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam:

2.2. Nghiên cứu phê bình:

ở Trung Quốc, cuộc tranh luận về bài thơ này nổi lên khi Âu Dơng Tu viết trong sách

Lục nhất thi thoại: “Cú tắc giai hĩ, kì nh tam canh, bất thị đả chung thì” (Câu thơ thật là hay vậy, thế nhng nửa đêm không phải là lúc thỉnh chuông). Cùng với đó là hiện tợng địa danh hoá một số từ ngữ bài thơ, rằng có hay không những địa danh: Giang Phong, Ng Hỏa, Sầu Miên, Ô Đề? Hay “cây phong” hay “cây ô bách”?

Năm 1966, trong số 12 của Tạp chí Vạn Hạnh, Trần Thanh Đạm với bài Chùa Hàn Sơn với bài thơ Phong Kiều dạ bạc củaTrơng Kế đã chỉ rõ đợc mối quan hệ của bài thơ với những t tởng Phật học cùng sự ảnh hởng của bài thơ đối với nền văn hoá Trung Quốc. Tác giả Trần Tranh Đạm cho rằng, Trơng Kế đã có sự nhầm lẫn giữa cây phong và cây ô

bách. ông dẫn ra nhiều sách, trong đó có chú giải của học giả Vơng Đoan Lý, đời Thanh:

“Miền Giang Nam, hai bên bờ sông đều trồng cây ô bách, tiết thu sơng móc lạ lùng, lá cây đỏ rực một màu thu nhuộm huyết rất nên thơ, đẹp mắt. Vì vậy thi nhân bèn nhận lầm ra cây phong, không biết rằng cây phong chỉ a mọc tại miền núi gò cao ráo, tính chất của nó rất kị sự ẩm thấp, không thể trồng ở bên sông mà sinh trởng đợc. Bài thơ này hai chữ giang

phong không khỏi nhận lầm vậy.” Trần Thanh Đạm cũng dẫn ra lời nhận xét của Vơng Đoan Lý: Bài thơ này rất làm khoái trá ngời đọc, nhng luận đến khuôn phép chặt chẽ của thi luật, không khỏi có điểm sơ hở? Câu vào đề không nói rõ nguyên nhân ghé bến Phong Kiều đêm đó, vậy thì câu thừa đề gồm ba chữ “đối sầu miên” không chỉ rõ đợc ai đối cảnh mà sầu, ai đeo sầu mà ngủ?” Để giải đáp điều đó, Trần Thanh Đạm trích dẫn:

+ Đờng thi chú giải chép: “Sầu Miên thạch tại Phong Kiều chi tây, cố Trơng thi thực hữu xuất xứ” (Phiến đá Sầu Miên tại phía tây Phong Kiều, vì vậy thơ của Trơng Kế quả có xuất xứ).

+ Sách Dự chí chép: “Ngô huyện tây hữu cung uyển, cầm đài, Hởng Điệp lang, Sầu

Miên đình...” (Phía tây Ngô huyện có cung điện, vờn ngự cầm đài, hành lang Hởng Điệp,

đình Sầu Miên...).

+ Ngô Quận Chí chép: “Bình Giang thành, tây Linh Nham sơn, Ngô Vơng biệt uyển tại yên, hữu Quán Nhai cung, Sầu Miên thạch.” (Núi Linh Nham ở phía tây thành Bình Giang, vờn ngự của Ngô Vơng tại đó, có cung Quán Nhai, đá Sầu Miên).

* * *

Các sách trên đều cho rằng Sầu Miên là tên phiến đá, lấy nghĩa mối sầu dằng dặc. Thuyết này đợc Lâm Ngữ Đờng phân tích và công nhận. Ông viết bài khảo luận về thơ

Phong Kiều bằng Anh ngữ đăng trên một tờ báo lớn tại Nữu Ước. Và với ý này, Trần Thanh Đạm muốn khẳng định “sầu miên” chính là mối sầu dài, chứ không phải là giấc ngủ sầu. Để viện chứng cho điều này, ông có dẫn câu thơ “thử hận miên miên vô tuyệt kỳ” (Hận này dằng dặc muôn đời khôn nguôi) trong bài Trờng hậnca, và cho rằng, “từ sầu miên là mối sầu dằng dặc đến sầu miên là giấc ngủ sầu, hoặc vì sao đi, chép lại mà thành sai biệt. Hoặc ngời xa hay mợn chữ đồng âm để thay thế một chữ khác tự thể và nghĩa, trờng hợp sau th- ờng thấy trong các loại cổ văn của Tàu. Điều đó ta không lấy gì làm lạ”. Tác giả bài báo này cũng đa ra việc Bát Bá cho rằng bài thơ của Trơng Kế dùng thể tỉ, nó gián tiếp bóng bẩy nói lên tình hình bi đát thời đó. Và cũng nhấn mạnh thêm, đây có thể xem là một t trào mới xuất hiện trong thi ca đời Trung Vãn Đờng, chuyên về tuyệt thi, câu thứ ba bao giờ cũng là chủ thể. Nó u áo, uyển chuyển, biến hoá vô cùng, làm cho ta khi đọc hết câu thơ mà d âm vẫn còn nghe vang mãi. Ông này cũng đa ra câu hỏi “ngủ rồi sao còn cảm thấy sầu, ngủ rồi sao còn để ý nghe thấy hồi chuông chùa Hàn San đa đến con thuyền khuya khoắt?”

Tác giả Trần Thanh Đạm nhận xét rằng: “Xa nay, chú thích câu thừa đề bài thơ Phong Kiều đó, ngời ta đều viết: Lửa chài ánh lên cây phong bên bờ sông rồi chiếu vào khoang thuyền là những yếu tố tạo thành giấc ngủ sầu buồn. Chú thích nh vậy có lẽ không đúng với ngoại cảnh ảnh hởng lớn lao đến những xao xuyến, những rung cảm dạt dào của dòng t trào đơng dâng lên trong lòng Trơng Kế khi đó… Vậy thì những đốm lửa chài tinh tinh léo lét trên mặt con sông mênh mông kia, có đủ sức sáng để soi vào những cây phong và phản chiếu vào thuyền khách? Ông khẳng định: “Sự nhận định trong những lời chú thích đó là kém thiết thực. Những tiếng rì rào âm thầm độc điệu của lá phong vàng úa đang bị gió thổi với những đốm lửa tinh tinh leo lét âm thầm trên mặt nớc trôi êm ả là những đối tợng khích

động ngọn trào lòng đơng lên xuống nh vũ bão của một thi nhân u hoài bao niềm tâm sự…”

Nếu nh Trần Thanh Đạm trăn trở với vấn đề của hai chữ “sầu miên” thì Nguyễn Dậu trên tuần báo Văn nghệ số 28/1992 với Đôi điều thâu lợm quanh Hán tự, lại quan tâm đến “giang phong” và “ng hỏa”. Với sự khẳng định đây là tên hai ngọn núi ở hai bờ sông chứ không dính gì đến cây phong và lửa nhà chài. Ông đã bắt gặp sự phản đối của nhiều ngời. Cũng chính từ đây, những tranh luận xoay quanh Phong Kiều dạbạc nổi lên mạnh mẽ.

Phản ứng đầu tiên trớc cách hiểu này là Mai Quốc Liên. Ông nói về chữ “phong kiều” trong văn bản tác phẩm: “Phong kiều vốn tên 封橋 (Phong kiều mà chữ phong trong phong kiến, phong cấp), nhng Trơng Kế nhầm, viết thành 楓 , phongcây phong. Thế mà bài thơ nổi tiếng đến nỗi từ đó ngời ta viết nhầm theo Trơng Kế”. Ông còn nói: “Nhng thôi, cứ cho đó là một phát hiện mới, thì vẫn còn lại điều quan trọng nhất này: với hai quả núi trong câu thơ, bài thơ Trơng Kế từ chỗ siêu thoát Đạo gia, bỗng trở nên nặng nề ngang với trọng lợng của chính quả núi! Nó sẽ mất hay đi nhiều lắm lắm?” Câu nói ấy là gì nếu chẳng phải là sự phủ định lời Nguyễn Dậu cho giang phong, ng hỏa là địa danh.

Năm 1995, cũng trên tuần báo Văn nghệ, tác giả Hoài Anh có bài Nên hiểu bài thơ

Phong Kiều Dạ bạc của Trơng Kế nh thế nào? Bài viết này sau đa vào cuốn Thơ Đờng giai thoại và tác giả [Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2002]. Bài viết đã đề cập vấn đề có địa danh “Giang Phong” và “Ng Hoả” hay không bằng việc đa thông tin đợc trích từ bài báo của ngời Nhật Bản Hà Tơng Toàn Thứ Lang, đăng trong tạp chí Bella của ngời Đài Loan [số 137, tháng 12/1994]. Đó là việc ông khách ngời Nhật này đi thăm chùa Hàn Sơn, và đợc nhà s Tịnh Không cai quản chùa Hàn Sơn cho biết, Ô Đề là tên thôn, Sầu Miên là tên núi. Ông khách ngời Nhật cũng có một lời nhận xét thú vị: “Đối với cách giải thích này tôi tuy có chút không thể hùa theo một cách cẩu thả, nhng rốt cuộc thì đây là lời ngời cai quản chùa Hàn San, nên cũng đành chấp nhận cách nói đó. Bởi vì chúng tôi là ngời Nhật, hoàn toàn không biết ở Tô Châu có Ô Đề thôn, Sầu Miên sơn, lầm về ý tứ cũng là việc bất đắc dĩ, tôi cũng đành lấy lý do không ngờ tới nên lầm mà tán đồng cách nói của vị lão s thế nhng tôi thì tôi nghĩ, dù sao chăng nữa Tịnh Không s phụ cai quản chùa Hàn Sơn cũng là ngời đời nay, biết đâu điều mà s phụ nói cũng chỉ dựa theo truyền thuyết gần đây thôi, chứ không phải từ thời Đờng mà Trơng Kế sống.” Từ đây, tác giả bác bỏ ý kiến “giang phong, ng hỏa” là địa danh. Đồng thời cũng cho rằng, nếu nh có Ô Đề thôn và Sầu Miên sơn là do bài thơ khi đã nổi tiếng, ngời ta mới đổi tên nh vậy.

Năm 1997, trên Tạp chí Hán Nôm, số 3(32)/1997, trang 63, xuất hiện bài của ông

Trần Đắc Thọ: T liệu mới về một bài thơ Đờng nổi tiếng, nêu những thắc mắc của các học giả Trung Quốc, Nhật Bản, Phơng Tây về nội dung của Phong Kiều dạ bạc. Những thắc mắc quay quanh tới những vấn đề có thể tóm lợc nh sau:

- Quạ không phải là giống chim đi ăn đêm; - “Ô đề” là tên thôn;

- “Giang phong”, “ng hoả” là địa danh; - Cây đợc nói đến trong bài thơ là cây ô bách;

- “Sầu miên” là tên ngọn núi, là hòn đá…

Ông này còn cung cấp thông tin: Năm 1996 vợ chồng ông Trần Chung Ngọc, có dịp thăm chùa Hàn Sơn, và cho biết: “Giang Phong” là tên hai cây cầu: Giang Kiều và Phong Kiều. Vì thế Trần Đắc Thọ có yêu cầu “cần phải xem lại đám địa danh, vì trong bài thơ bất tử nói trên không thể nào lại chứa đựng nhiều tên riêng nh thế”. Bằng một vài thao tác, ông không công nhận “ng hoả” là địa danh, “sầu miên” là núi, là tên hòn đá… và khẳng định, Ô Đề là tên thôn; cách dịch: “Trăng lặn Ô Đề, sơng bát ngát/ lửa chài, cầu cổ, giấc sầu vơng”, cho thấy ông đã thừa nhận thuyết “giang phong” là tên hai cây cầu.

Cũng trong năm này, ông Nguyễn Hà trong chuyến thăm Tô Châu, đã tìm hiểu về những tên gọi trên. Bằng cách rất khéo léo, hỏi tìm về những địa danh đó, tác giả đã tìm đ- ợc câu trả lời. Ngời dân ở đây không biết thôn Ô Đề, núi Sầu Miên… Tác giả đã viết bài báo Tôi đã đến chùa Hàn San đăng trên Tuần du lịch, số Tết Mậu Dần, 1998 và đợc

Nguyễn Khắc Phi đa vào Thơ văn cổ điển Trung Hoa - mảnh đất quen mà lạ. Cũng trong cuốn sách này, với bài viết Bàn thêm về cách hiểu và dịch bài thơ Phong Kiều dạ bạc,

Nguyễn Khắc Phi cũng phản đối cách hiểu “Ô đề” là tên thôn, “Sầu miên” là tên núi: “Đọc chú thích bài thơ này ở sách giáo khoa Trung Quốc - ở Trung Quốc loại sách này có tính pháp lý rất cao - dù là của Nhân dân Giáo dục Xuất bản xã (Bắc Kinh) hay của Chiết Giang, Giang Tô…, không hề thấy ai quan niệm “ô đề”, “sầu miên” là địa danh cả. Vả lại, nếu chúng là địa danh thì ý bài thơ sẽ rất rời rạc, không thể có đợc những mối liên hệ nội tại”. Bài viết cũng đề cập đến việc cái thần của câu thơ cuối cha đợc Tản Đà làm nổi bật.

Thực ra vấn đề địa danh hoá một số từ ngữ trong nội dung bài thơ này đã đợc đề cập từ lâu. Trong Đến Han San tự để tìm hiểu bài thơ Phong Kiều Dạ bạc của Trơng Kế (Tạp chí Hán Nôm, số 1 (50), 2002), tác giả Nguyễn Quảng Tuân đã dẫn ra trong văn thơ Lý Bạch với bài Ô dạ đề và Kim Thi trong bài Tự thuật có câu: “Không phòng dạ dạ văn đề ô” (Đêm đêm nghe thấy quạ kêu ở ngoài phòng vắng). Hay trong bài thơ Việt Nam, Quách Tấn với bài: Đêm thu nghe quạ kêu có hoàn cảnh: “Đó là vào một buổi tối cuối thu Đinh Mão (1927), trăng mờ mờ, từ bến đò An Thái, ven bờ sông Côn trở về nhà, qua một khúc đ- ờng vắng, tôi đã nghe thấy một bầy quạ thình lình kêu vừa rùng rợn, vừa lạnh lùng”. Và ông bác bỏ “ô đề” là tên thôn. Một lần nữa bằng cách trích dẫn: “… Đời Thanh có Mao Tiên Th cho rằng: ở Tô Châu, đối diện với chùa Hàn San có núi Sầu Miên, nên câu: ‘Giang phong Ng Hoả đối Sầu Miên’ không thể hiểu là cây phong bên bờ sông và ánh đèn thuyền chài lấp lánh trớc mặt khách (tác giả) đã làm cho khách xa nhà nhớ quê không sao ngủ đ- ợc.” Và trong quyển Hội đồ thiên gia thi, Chung Bá Kính cũng chú giải: Giang Phong tên phố chợ, Sầu Miên tên núi, ng hỏa là ánh đèn trên thuyền chài, Cô Tô thành tức là thành Tô Châu, Hàn San tự có tợng Phật tên là Hàn San, nguyệt lạc ô đề chỉ đêm đã khuya rồi. Lúc ấy sơng xuống đầy trời, các ánh đèn chài trớc phố chợ Giang Phong lấp lánh đối diện với

ngọn núi Sầu Miên mà trong khi ấy ở ngoài thành Tô Châu tiếng chuông chùa Hàn San ngân vọng tới tận thuyền khách đậu bến Phong Kiều. Cảnh đêm là nh vậy.

Nguyễn Quảng Tuân đã cho thấy, việc địa danh hoá xảy ra từ lâu và xảy ra ở ngay chính nơi mà Phong Kiều dạ bạc đợc sinh ra.

Tác giả Nguyễn Cảnh Phức lại có hẳn một bài viết bàn về câu thứ hai của bài thơ:

Một cách tiếp cận bài thơ Phong Kiều dạ bạc in trong Tạp chí Hán Nôm số 5 (66) / 2004. ở bài viết này, chúng ta lại trở lại vấn đề “ai đối cảnh mà sầu? ai đeo sầu mà ngủ?” Tác giả đã đa ra 3 cách hiểu khác nhau của 3 tác giả khác nhau:

+ Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Bình giảng thơ Đờng dịch: Cây phong bên bờ sông, ngọn lửa đèn chài, (khách) ngủ với nỗi buồn.

- Nguyễn Khuê trong cuốn Tự học Hán văn [Nxb TP Hồ Chí Minh, 1995, tr 294] dịch: Hàng cây phong bên bờ sông, ánh đèn thuyền chài đối cùng khách đang thao thức sầu (trong khoang thuyền đậu tại bến Phong Kiều).

+ Nguyễn Quảng Tuân lại hiểu: Khách (tác giả) nằm trong thuyền ngó ra ngoài thấy hàng cây phong ở bên bờ sông và những ánh đèn thuyền chài trớc bến trong lòng sinh ra buồn bã nên cứ mơ màng ngủ.

+ Nguyễn Danh Đạt dịch: Ngọn đèn sáng trong thuyền chài rọi soi giấc ngủ đợm nét buồn (của khách)” [tr 211-212] trong Bình và chú giải 100 bài thơ Đờng hay nhất [Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1999];

+ Nguyễn Hà trong Thơ nghìn nhà [Nxb Văn hoá Hà Nội, 1994] dịch: Hàng cây đôi bờ lửa chài hắt lên lơ mơ buồn đứng ngủ;

+ Ngô Văn Phú trong Đờng thi tam bách thủ [Nxb Hội nhà văn, 2000] dịch: Gió sông, lửa thuyền chài, gối sầu mà ngủ v.v.

Đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau ở câu thơ thứ hai này. Tựu chung lại, ngời thì cho rằng cả “giang phong”, “ng hoả” và “khách” đều “ngủ với nỗi buồn”, ngời lại cho rằng “khách” đang “thao thức sầu”, “trong lòng sinh ra buồn bã nên cứ mơ màng không ngủ đ- ợc”. Nguyễn Cảnh Phức đã dịch: “Rặng cây phong bên bờ sông và ngọn lửa trên thuyền chài đang đối diện với nhau mà ngủ một cách buồn sầu”. Tác giả đã phân tích và lý giải theo cấu trúc ngữ pháp:

江 楓 魚 火 對 愁 眠

Chủ ngữ Vị ngữ 1 Tr. ngữ Vị ngữ 2

江 楓 魚 火 對 愁 眠

Chủ ngữ Vị ngữ

Cách làm này đã gặp sự phản đối của GS. Kiều Thu Hoạch trên bài viết Lại bàn về bài Phong Kiều dạ bạc - một bài thơ gây xôn xao d luận ngàn đời. Có thể nói đây cũng là bài viết thâu tóm đầy đủ những thông tin, những thắc mắc của các học giả, những vấn đề mà các học giả quan tâm. Ông cho rằng, con đờng ngắn nhất, khoa học nhất để tìm hiểu các từ ngữ trong bài thơ là tìm đọc những chú giải của các nhà biên khảo ngời Trung Quốc. Qua bài viết này, tác giả cũng cho thấy đợc sức lan toả về mặt văn hoá của kiệt tác văn học Phong Kiều dạ bạc. Chúng tôi ở đây xin lợc thuật một số ý từ bài viết đó.

Nh đã nói ở trên, tại Trung Quốc, những thắc mắc về nội dung của bài thơ đã nổi lên từ khi Âu Dơng Tu viết trong sách Lục nhất thi thoại, cho câu thơ thứ t không chân thực (xin xem phần viết trớc). Nhiều nhà văn, nhà thơ lúc đơng thời đã tỏ ý không đồng tình với Âu Dơng Tu.

Sô Nghiêu trong quyển Đờng thi tam bách thủ độc bản cho rằng: “Hậu nhân dĩ vi dạ bán vô chung thanh tơng cấu bệnh, vị miễn xung mao cầu tì” (Ngời đời sau lấy cớ nửa đêm

Một phần của tài liệu Tư liệu tham khảo Chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam ppsx (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w