Nhà nước tiến hành nới lỏng kiểm soát hành chính đối với hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 25 - 29)

II. Nội dung và quá trình đổi mới chính sách thương mại

2. Nội dung cơ bản của đổi mới chính sách thương mại:

2.4. Nhà nước tiến hành nới lỏng kiểm soát hành chính đối với hoạt

động xut nhp khu và các bin pháp hn chế số lượng.

Với sự đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước, thực hiện mở cửa nền

kinh tế trong đó có hoạt động ngoại thương, Chính phủ đã ban hành nhiều

chính sách khác nhau tạo điều kiện vừa thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước theo định hướng đã vạch ra.

Một trong những chính sách đó là chính sách phi thuế quan.

Trong giai đoạn 1986-1990, chính sách phi thuế quan của Việt Nam vẫn chưa rõ nét bởi hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Những chỉ

tiêu này là chỉ tiêu pháp lệnh buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Từ việc

doanh nghiệp nào được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu mặt

hàng gì, tại thị trường nào, số lượng bao nhiêu, bán cho ai đến vốn kinh doanh đều do Nhà nước chỉ định, cung cấp, lãi thì Nhà nước thu, lỗ thì Nhà nước bù. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh xuất

nhập khẩu.

Tuy nhiên đến giai đoạn từ 1990-1995, ở Việt Nam, các doanh nghiệp

muốn kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải có giấy phép kinh doanh và giấy

phép xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp mới được quyền kinh doanh. Giáy phép này được cấp trên cơ sở các doanh nghiệp được thành lập theo

Nghị định 388/CP, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Công ty chứng nhận

pham vị kinh doanh những mặt hàng với nước ngoài. Bộ Thương mại chỉ cấp

giấy phép xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu những mặt

hàng trong phạm vi hạn ngạch quy định, còn những mặt hàng ngoài hạn

ngạch thì các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ việc đăng ký tại Bộ Thương mại mà không hạn chế số lượng cũng như về chất lượng.

Nhằm đơn giản hoá thủ tục và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, ngày 15/12/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/CP cho phép bãi bỏ thủ

tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá từng chuyến. Điều này tạo

cho các doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục phiền hà khi thực hiện hợp đồng

xuất nhập khẩu, vì vậy mà góp phần kích thích phát triển hoạt động xuất

khẩu. Đây là một bước tiến lớn trong việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với

khu vực và thế giới.

Đặc biệt việc ra đời của Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại về hoạt động

xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài đã tạo điều kiện nới rộng phạm vi kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp

Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 57/1998/CP của Chính phủ

thì phạm vi được kinh doanh vẫn phụ thuộc vào nội dung đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại do nhiều cơ

quan khác nhau cấp mà không có những quy định thống nhất, nên khi khai báo hàng hoá nếu không có ngành hàng phù hợp, doanh nghiệp lại phải quay

về bổ sung giấy đăng ký kinh doanh, điều này gây tốn kém và bỏ lỡ cơ hội

kinh doanh của mình.

Vì thế, tại kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội khoá X đã thông qua “Luật

doanh nghiệp” khắc phục những tồn tại của Nghị định 57 và đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc mở rộng quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu

cho mọi đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh.

Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và thay vào đó là thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Quyết định QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng chính phủ xoá bỏ 165

loại giấy phép kinh doanh.

Năm 1989, Nhà nước bắt đầu sử dụng hạn ngạch xuất nhập khẩu để quản

lý hoạt động ngoại thương theo cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch

hoá tập trung trước đó. Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này là Nghị định 64/HĐBT ngày 10/06/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị

114/HĐBT tháng 05/1990 (sau này được thay thế bằng Nghị định 114/HĐBT). Số lượng mặt hàng đưa vào quản lý bằng hạn ngạch năm 1989

gồm 24, trong đó đối với xuất khẩu là 10, nhập khẩu là 14.

Sau đó Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý đối

với hoạt động xuất nhập khẩu đã cắt giảm tối đa số lượng mặt hàng xuất nhập

khẩu quản lý bằng hạn ngạch để chuyển sang chế độ quản lý xuất nhập khẩu

theo “kế hoạch định hướng” với mục đích xoá thêm một bước “kế hoạch

cứng” trước đây.Kết quả là, số lượng mặt hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng

hạn ngạch giảm rất nhanh trong giai đoạn 1989-1995: năm 1989 gồm 24 mặt hàng trong đó xuất khẩu là 10, nhập khẩu là 14; năm 1990 gồm 19 mặt hàng

trong đó xuất khẩu là 7, nhập khẩu là 12; năm 1992 đối với xuất khẩu chỉ còn một mặt hàng gạo và 4 mặt hàng nhập khẩu là ôtô du lịch 12 chỗ ngồi, xe hai

bánh gắn máy, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá, linh kiện và phụ kiện điện

tử CKD (Quyết định số 294/TMDL/XNK ngày 09/04/1992).

Năm 1993 đối với xuất khẩu ngoài gạo ra còn hai mặt hàng được quản lý

bằng hạn ngạch là dệt may vào Nauy và Canada, do yêu cầu từ phía các nước

nhập khẩu. Đối với nhập khẩu hạn ngạch áp dụng cho một mặt hàng là nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá (Quyết định số 405/TM-XNK ngày 13/09/1993).

Năm 1994 theo Quyết định số 78/TTg ngày 28/02/1994 của Thủ tướng

Chính phủ và Thông tư 04/TM-XNK ngày 15/03/1995 của Bộ Thương mại

hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch chỉ còn một mặt hàng là dệt may. Các

mặt hàng quản lý bằng kế hoạch định hướng giảm so với năm 1994. Đối với

xuất khẩu chỉ còn một mặt hàng là gạo và nhập khẩu chỉ còn đối với 7 mặt hàng là xăng dầu, thép, xi măng, phân bón, đường, ôtô dưới 12 chỗ ngồi và xe hai bánh gắn máy.

Từ năm 1996, Việt Nam chuyển sang điều hành xuất nhập khẩu theo một cơ chế ổn định hơn trước đây. Các mặt hàng nhập khẩu quản lý theo kế hoạch

định hướng vẫn được duy trì theo phướng thức Bộ Thương mại kết hợp với

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ chuyên ngành liên quan xây dựng kế

hoạch nhập khẩu trên cơ sở đánh giá nhu cầu và khả năng sản xuất trong nước. Hàng năm vào quý I, Bộ Thương mại ra các Thông tư hướng dẫn chính

sách mặt hàng và công bố khối lượng nhập khẩu cho các doanh nghiệp.

Những hàng hoá nhập khẩu theo kế hoạch định hướng chia làm hai nhóm chính:

-Nhóm hàng liên quan đến cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước là những mặt hàng thiết yếu của sản xuất và tiêu dùng: xăng dầu, phân bón, vật

liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đường.

- Nhóm hàng liên quan đến phương tiện vận tải: xe hai bánh gắn

máy,linh kiện lắp ráp đồng bộ, xe du lịch 12 chỗ ngồi trở xuống. Hạn ngạch

xuất khẩu vẫn được duy trì đối với hai mặt hàng là gạo và dệt may.

Hạn ngạch xuất khẩu gạo do Bộ thực hiện kết hợp với Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thon quản lý theo mục đích là để bảo đảm an toàn lương

thực quốc gia và ổn định giá cả mặt hàng này.

Hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may do Bộ Thương mại và Bộ Công

nghiệp phối hợp thực hiện trên kết quả đàm phán song phương của nước ta

với EU (do Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên buôn bán mặt hàng này chưa được điều chỉnh theo Hiệp định dệt may ATC).

Năm 1998, theo Quyết định 11/1998 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

giấy phép nhập khẩu được xoá bỏ đối với hàng tiêu dùng, phôi thép, clinker, xe tải, xe trên 12 chỗ ngồi và một số chủng loại giấy, thép.

Đối với quy định cấm xuất, cấm nhập thì tuỳ thuộc vào từng giai đoạn Nhà nước có các quy định cụ thể. Ví dụ như ôtô dưới 12 chỗ ngồi và xe gắn máy đã qua sử dụng lúc cấm nhập, lúc cho phép nhập khẩu, năm 1997 Nhà

nước cấm nhập khẩu một số mặt hàng như giấy viết và giấy trong các loại,

các loại vật liệu xây dựng, đường…

Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

xoá bỏ tất cả các hạn chế định lượng nhập khẩu trừ xăng dầu và nguyên liệu.

Giấy phép nhập khẩu vẫn được duy trì đối với một số mặt hàng như kính, dầu

thực vật, vài sản phẩm thép, xi măng, đường, xe máy và phụ tùng thay thế, các phương tiện vận tải dưới 9 chỗ ngồi đến hết ngày 31/12/2002.

Ngoài những thay đổi thể hiện trong các chính sách nói trên, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu như chính sách thu hút đầu tư

sản xuất - xuất khẩu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường tạo cơ sở hạ tầng cho hệ thống thông tin thương mại, hỗ trợ vốn kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và thương mại của Việt Nam nói chung ngày càng phát triển và phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại đang diễn ra

mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)