Đổi mới chính sách thuế:

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 112 - 114)

III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam

2.1.Đổi mới chính sách thuế:

2. Đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại:

2.1.Đổi mới chính sách thuế:

Tham gia vào quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi

hệ thống chính sách thuế nước ta phải có những bước cải cách phù hợp với

thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng mở cửa, tham gia vào phân công lao động quốc tế . Trong bối cảnh của

quá trình hội nhập, quá trình cải cách chính sách thuế cần đạt được một số

mục tiêu như đảm bảo ổn định thu phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế; góp

phần thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích đầu tư trong nước; tăng cường và thúc đẩy sản xuất xuất khẩu; phù hợp với xu hướng hội nhập

cũng như khả năng quản lý thuế.

Sau đây là một số đề xuất nhằm đạt được những mục tiêu cải cách, đổi

mới hệ thống thuế nên trên:

- Thực hiện đơn giản hoá các mức thuế: xây dựng hệ thống thuế trung

một cách hợp lý, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những lĩnh vực có

lợi thế so sánh lớn, có thể đạt được hiệu quả sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh được với hàng hoá các nước. Thực hiện cụ thể với từng sắc thuế như

sau:

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng một thuế suất thống

nhất cho mọi ngành sản xuất, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đồng thời cần nghiên cứu, xác định mức thuế suất hợp lý so với mặt bằng

chung trong khu vực.

+ Chúng ta đã chuyển sang thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT) thay

cho thuế doanh thu. Tuy nhiên, mức thuế suất thuế VAT cũng cần được

nghiên cứu, xác định một cách hợp lý để vừa có tác động thuận lợi về số thu,

vừa có tác động một các hiệu quả tới việc khuyến khích kinh doanh. Ngoài ra việc ban hành và áp dụng thuế VAT cả đối với hàng nhập khẩu còn tạo điều

kiện hạn chế phần giảm thu của ngân sách khi chúng ta phải thực hiện các bước cắt giảm thuế nhập khẩu.

- Thực hiện giảm những thuế suất cao: Việt Nam cần đặt mục tiêu thực

hiện kế hoạch giảm thuế quan trước năm 2003 đối với những ngành có lợi thế so sánh trước mắt và trước năm 2006 đối với những ngành có lợi thế so sánh

tiềm năng.

- Mở rộng diện chịu thuế: mở rộng diện chịu thuế có thể được thực hiện

thông qua các sắc thuế cụ thể như sau:

+ Hạn chế, loại bỏ những diện ưu đãi, miễn giảm trong mọi sắc thuế;

+ Mở rộng việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế tại nguồn đối với các trường hợp có nguồn thu phát sinh tại Việt Nam của các đối tượng cư trú nước ngoài;

+ Đối với thuế nhập khẩu, có thể nghiên cứu để nâng mức thuế suất 0%

cứ theo kế hoạch thương mại cũng như tình hình sản xuất để nâng lên mức 3- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5%. Như vậy sẽ bù đắp những thiếu hụt cho ngân sách khi thực hiện cắt giảm

thuế nói chung mà vẫn đảm bảo thực hiện các quy định của CEPT.

+ Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thực hiện sửa đổi theo hướng mở rộng

diện các mặt hàng phải chịu loại thuế này . Có thể áp dụng cả với hàng nhập

khẩu và hàng sản xuất trong nước, mở rộng thêm đối với một số mặt hàng tiêu dùng cao cấp như máy điều hoà nhiệt độ, tù lạnh…

+ Có thể nghiên cứu ban hành một số loại thuế mới một cách hợp lý.

- Hoàn thiện công tác quản lý thuế: trong vấn đề này cần tập trung chú ý

nhất việc quản lý thu thuế đối với những thu nhập được phát sinh từ nước

ngoài, tiến hành quản lý đối tượng nộp thuế bằng mã số. Ngoài ra tăng cường

chất lượng kiểm tra, thanh tra thuế và tạo mội trường đơn giản, rõ ràng để

khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của các đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 112 - 114)