III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam
2. Đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại:
2.2. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và chính sách
công cụ phi thuế quan.
Tham gia vào quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực, cùng với các nước ASEAN xây dựng khu vực tự do, chúng ta không thể đi ngược lại với xu
thế chung của quá trình tự do hoá thương mại để tiếp tục duy trì hàng rào bảo
hộ mậu dịch. Do đó vấn đề bảo hộ cho sản xuất trong nước cần được thực
hiện như sau:
- Nguyên tắc bảo hộ chung:
+ Chỉ bảo hộ những mặt hàng sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu có
tiềm năng phát triển về sau, tăng thu ngân sách và giải quyết lao động.
+ Nguyên tắc bảo hộ phải được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần
kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
+ Cơ sở bảo hộ được quy định cho một số ngành nghề và có thời hạn cụ
+ Việc bảo hộ phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thương mại và các hiệp định quốc tế mà Chính phủ đã ký kết.
+ Trên cơ sở những yêu cầu về mức độ bảo hộ, xây dựng tiến trình cắt
giảm thuế quan cho các mặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời một cách
thích hợp, theo hướng những mặt hàng nào cần được bảo hộ ở mức cao nhất
sẽ được đưa vào cắt giảm thuế sau cùng và những mặt hàng nào không cần
bảo hộ sẽ được cắt giảm thuế sớm hơn.
+ Phối hợp việc cắt giảm thuế với việc loại bỏ các rào cản phi thuế
quan một cách linh hoạt và thích hợp để có thể duy trì bảo hộ cho các ngành sản xuất trong những trường hợp cụ thể.
Đồng thời với việc xác định chính sách bảo hộ, cần gấp rút triển khai việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp phi thuế quan hữu hiệu, phù hợp và được thông lệ quốc tế cho phép.
Trước mắt chúng ta cần phải xác định rõ danh mục những mặt hàng cần được ưu tiên bảo hộ và phân loại chúng theo các cấp độ bảo hộ khác nhau.
Việc tính toán đưa ra danh mục hàng cần được ưu tiên bảo hộ phải dựa trên kết quả của những phân tích định lượng và định tính tình hình cung cầu trong nước, sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa và các diễn biến của thị trường
quốc tế.
Có thể dự kiến phân loại các mặt hàng bảo hộ của Việt Nam theo các cấp độ sau:
+ Bảo hộ cấp độ 1 (cao nhất): những mặt hàng thuộc danh mục nhạy
cảm
+ Bảo hộ cấp độ 2: những mặt hàng thuộc cân đối lớn của nền kinh tế như ôtô, xe máy, phân bón, thuốc trừ sâu, xi măng, sắt thép…
Những mặt hàng không thuộc các danh mục bảo hộ trên có thể huỷ bỏ
ngay các hàng rào thuế và phi thuế quan, thực hiện tự do hoá mậu dịch.
Hệ thống chính sách phi thuế quan của Việt Nam có thể xây dựng thành bốn loại sau dựa trên cơ sở sắp xếp lại các biện pháp phi thuế quan cũ và xây dựng thêm một số biện pháp mới phù hợp với quy định của WTO:
+ Loại 1: những biện pháp phi thuế quan phổ thông trong khuôn khổ
WTO
+ Loại 2: những biện pháp kỹ thuật
+ Loại 3: những biện pháp hành chính
+ Loại 4: những chính sách vĩ mô khác có tác động điều tiết gián tiếp
xuất nhập khẩu