III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam
2. Đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại:
2.4. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục
hành chính quốc gia.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kinh tế đối ngoại phù hợp với pháp
luật và thông lệ thương mại quốc tế, tham gia vào các công ước có liên quan
thiện các khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động ngoại thương cần xây dựng và
ban hành các văn bản pháp lý sau:
+ Quy chế về mở cửa hàng, lập chi nhánh công ty ở nước ngoài của các
doanh nghiệp Việt Nam.
+ Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và
ngoài nước.
+ Quy chế về đại lý bán hàng của nước ngoài tại Việt Nam.
+ Quy chế về hình thức kinh doanh tạm nhập để tái xuất, tạm xuất để
tái nhập và hình thức kinh doanh chuyển khẩu.
+ Quy chế về quá cảnh hàng hoá.
+ Quy chế uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
+ Quy chế về giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu.
+ Những quy chế về đầu tư để hỗ trợ thêm cho luật đầu tư.
+ Các loại quy chế, thể lệ điều chỉnh hoạt động ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
+ Rà soát lại Luật Hải quan và các văn bản quy định dưới luật vì một số điều khoản của luật này còn cản trở các hoạt động ngoại thương, chưa khuyến
khích xuất, nhập khẩu.
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách, cơ chế và xây dựng các văn bản pháp luật về ngoại thương.
Một trong những vấn đề khá nổi cộm hiện nay là thiếu sự phối hợp chặt
chẽ giữa các bộ, ngành hữu quan trong việc ban hành các văn bản về chính sách, cơ chế và pháp lý có liên quan đến ngoại thương. Sự đơn phương và
riêng rẽ của một số Bộ, ngành trong việc ban hành các văn bản pháp lý cũng như quyết định điều hành nền vĩ mô sản xuất - kinh doanh của các ngành có
liên quan đến định hướng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu kết
hợp với thay thế nhập khẩu đã một mặt chỉ tính đến lợi ích toàn cục của nền
kinh tế. Mặt khác, làm giảm hiệu lực điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà
nước, giảm hiệu quả của chính các văn bản pháp lý đó. Vì thế, tăng cường sự
phối hợp giữa các bộ, ngành và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước
trong việc ban hành các văn bản pháp lý, chính sách và các quyết định quản lý, điều hành vĩ mô các hoạt động ngoại thương… được coi là một điều kiện,
biện pháp vĩ mô để tiếp tục hoàn chỉnh các công cụ chính sách ngoại thương.
- Tiếp tục giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm cải cách một bước nền hành chính nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương: tiếp tục rà soát các quy
định hiện hành trong chính sách và cơ chế quản lý để trình Chính phủ hoặc
Bộ Thương mại quyết định nhằm loại bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp. Bãi bỏ tiếp một số thủ tục hành chính đang còn tồn tại nhưng không cần
thiết, cần tiếp tục nghiên cứu xử lý, như: cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu, giao chỉ tiêu xuất nhập khẩu các mặt hàng theo kế hoạch định hướng.
Tiếp tục bãi bỏ cơ chế quản lý bằng kế hoạch định hướng đối với một số mặt hàng như phân bón, xe hai bánh gắn máy…, chỉ giữ lại 2 mặt hàng là gạo và
xăng dầu.
Đổi mới thủ tục của ngành Hải quan cũng là vấn đề hết sức cấp thiết.
Hoàn thiện hệ thống kiểm tra hải quan theo quy định của ASEAN về luồng xanh, đỏ, vàng. Đơn giản hoá thủ tục hành chính và giấy tờ song phải thít chặt được sự quản lý, điều hành và chống gian lận, buôn lậu thương mại, áp dụng
công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong quản lý.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI MỚI CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ... 1
I. Sự cần thiết phải đổi mới chính sách thương mại. ... 2
1. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam... 2
2. Vai trò của chính sách thương mại đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với ngoại thương nói riêng... 3
3. Tính cấp thiết phải đổi mới chính sách thương mại ... 5
II. Nội dung và quá trình đổi mới chính sách thương mại ... 6
1. Khái quát chính sách thương mại trước đổi mới. ... 6
1.1. Chính sách thương mại trước đổi mới. ... 6
1.2. Hoạt động ngoại thương trong thời kỳ 1976-1985:... 9
2. Nội dung cơ bản của đổi mới chính sách thương mại: ... 12
2.1. Mở rộng quyền tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế... 12
2.2. Chính sách đa dạng hoá mặt hàng và thị trường. ... 15
2.3. Thuế xuất, nhập khẩu có nhiều thay đổi căn bản và hoàn thiện hơn.... 20
2.4. Nhà nước tiến hành nới lỏng kiểm soát hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu và các biện pháp hạn chế số lượng... 25
III. Kinh nghiệm thực hiện chính sách thương mại của một số nước... 29
1. Những bài học thành công... 29
1.1. Chính sách thương mại của NICs Đông á.... 29
1.2. Chính sách thương mại của Trung Quốc. ... 35
2. Một số hạn chế. ... 39
2.1. Về chính sách thương mại của các NIC Đông á... 39
1.2. Về chính sách thương mại của Trung Quốc... 40
3. Áp dụng các bài học kinh nghiệm của các nước NIC Đông á và Trung Quốc vào đổi mới chính sách thương mại Việt Nam... 40
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY... 42
I. Vài nét về hoạt động xnk của Việt Nam từ 1996 đến nay ... 42
1. Về xuất khẩu. ... 42
1.1. Xuất khẩu hàng hoá... 42
1.3. Xuất khẩu dịch vụ... 48
2. Về nhập khẩu. ... 48
II. Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây.... 54
1. Thời kỳ 1986-1995... 54
1.1. Những thành quả đạt được:... 54
1.2. Một số hạn chế còn tồn tại: ... 64
2. Giai đoạn 1996 đến nay... 66
2.1. Những thành tựu đạt được... 66
2. Một số hạn chế còn tồn tại:... 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ... 92
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới. ... 92
1.Toàn cầu hóa kinh tế thế giới. ... 92
2. Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. ... 94
II. Mục tiêu của ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới. ... 97
A. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng: ... 97
1. Về xuất khẩu: ... 97 1.1. Xuất khẩu hàng hoá: ... 97 1.2. Xuất khẩu dịch vụ:... 98 1.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ... 98 2. Về nhập khẩu: ... 98 2.1. Nhập khẩu hàng hoá: ... 98 2.2. Nhập khẩu dịch vụ:... 99 2.3. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ:... 99
B. Về cơ cấu hàng hoá xuất – nhập khẩu và cơ cấu dịch vụ: ... 99
1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: ... 99
1.1. Nhóm nguyên nhiên liệu:... 100
1.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản: ... 101
1.3. Sản phẩm chế biến và chế tạo: ... 102
1.4. Nhóm hàng vật liệu xây dựng:... 103
1.5. Sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao ... 104
2. Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu ... 104
3. Cơ cấu hàng nhập khẩu ... 105
4. Cơ cấu dịch vụ nhập khẩu ... 107
1. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương... 108
2. Khu vực Châu Âu... 108
3. Khu vực Bắc Mỹ... 109
4. Châu Đại Dương... 110
5. Trung Cận Đông, Nam á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh... 110
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam . 111 1. Mục tiêu cơ bản mà chính sách thương mại Việt Nam cần hướng tới:.... 111
1.1. Thực hiện tự do hoá thương mại: ... 111
1.2. Xây dựng chiến lược thương mại phù hợp với điều kiện bên ngoài111 1.3. Sử dụng tổng hợp các công cụ tỷ giá hối đoái, trợ cấp và các biện pháp quản lý hành chính để điều chỉnh hoạt động thương mại theo các mục tiêu đã đặt ra... 111
2. Đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại: ... 112
2.1. Đổi mới chính sách thuế:... 112
2.2. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và chính sách công cụ phi thuế quan... 114
2.3. Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu: ... 116
2.4. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính quốc gia... 117
Kết luận
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976 -1985 ... 10
Bảng 2: Tăng trưởng GDP và đóng góp của xuất khẩu vào GDP ... 34
Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu của các NIC Đông á thời kỳ 1965-1986 ... 34
Bảng 4: Kim ngạch XNK của Việt Nam từ 1996 đến nay ... 43
Bảng 5: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1996 tới nay... 46
Bảng 6: Tổng hợp số lao động theo Công ty Việt Nam 1999-01/2002... 47
Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2003.. 50
Bảng 8: Xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1986-1995... 56
Bảng 9: Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-1995 ... 57
Bảng 10: Xuất khẩu phân theo nhóm hàng ... 59
Bảng 11: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo SITC ... 59
Bảng 12: Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1991-1995 ... 60
Bảng 13: Lạm phát, tỷ giá và cán cân thương mại giai đoạn 1989-1995... 61
Bảng 14: Mức đóng góp về thuế xuất khẩu, nhập khẩu ... 62 Bảng 15: Nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1986-1995 ... 63 Bảng 16: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng ... 64 Bảng 17: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam ... 67 Bảng 18: Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ... 68 Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực ... 69 Bảng 20: Xuất khẩu phân theo nhóm hàng ... 70
Bảng 21: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo SITC ... 70
giai đoạn 1996-1999... 70
Bảng 22: Cơ cấu trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997- 2001... 73
Bảng 23: Tình hình buôn bán của Việt nam với ASEAN ... 74
Bảng 24: Quan hệ thương mại Việt - Mỹ... 76
Bảng 25: Xuất khẩu của Việt nam với một số nước EU ... 77
Bảng 26: 10 nước và lãnh thổ đứng đầu về xuất khẩu (Tr.USD) ... 80
Bảng 27: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu dự kiến đến năm 2010... …99
LỜI MỞ ĐẦU
*********************
1. Sự cần thiết của đề tài:
Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình đổi mới đã có những thay đổi cơ bản và đang chuyển từ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương sang cơ chế thị trường cơ sự quản lý của Nhà nước, từng bước thực hiện
tự do hóa thương mại. Chính sách thương mại thời kỳ này đã có những bước
tiến phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với
những thay đổi trong nước và quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể. Nhờ đó mà hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những
kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là ở việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, từng bước đa dạng hóa mặt hàng gắn với chuyển hướng và đa dạng
hóa thị trường xuất nhập khẩu.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế
Việt Nam vẫn ở trình độ thấp kém. Cải cách kinh tế của Việt Nam theo hướng
kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi vào chiểu sâu đòi hỏi
những nỗ lực lớn. ảnh hưởng của xu thế tự do hóa thương mại ngày càng sâu sắc, thể hiện không chỉ ở việc thực hiện các cam kết theo lộ trình trong các hiệp định thương mại song phương (điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ), các cam kết quốc tế đối với các tổ chức khu vực (AFTA) và trong
tương lai WTO, mà cả sức ép cạnh tranh xuất khẩu và thu hút đầu tư giữa các nước trên thế giới. Trong thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam gặp nhiều khó khăn. Không chỉ các mặt hàng nông lâm thủy sản, mà cả
các mặt hàng như dầu thô, dệt may, da giày … tiếp tục giảm giá. Hàng rào thuế
quan giảm xuống thì các rào cản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, điều kiện lao động trở nên khó khăn hơn. Do vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi
sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp và một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó
là hoàn thiện các chính sách thương mại của Nhà nước.
Xuất phát từ những nhận thức trên, cộng với những kiến thức đã thu
lượm được trong thời gian học tập tại trường Đại học Ngoại thương, tôi đã lựa
chọn đề tài "Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương
Việt Nam trong những năm gần đây".
2. Mục đích của đề tài:
Nhìn nhận sự đổi mới của chính sách thương mại Việt Nam trong thời
gian qua, những điểm mới, tích cực và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất
nhập khẩu: thành tựu cũng như hạn chế, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách thương mại.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ giới hạn ở những vấn đề cơ bản
nhất có liên quan đến sự đổi mới của chính sách thương mại hiện nay, tác động
của nó tới hoạt động ngoại thương, những thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân và tích tổng hợp, phương pháp liệt kê và thống kê, phương
pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn…
5. Nội dung nghiên cứu:
Khóa luận bao gồm các phần chính sau đây:
Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đổi mới chính sách thương mại
của Việt Nam.
Chương II: Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập thương mại thế giới.
KẾT LUẬN
Thông qua đề tài này, tôi cũng mong muốn phần nào cung cấp được
những thông tin tổng quát nhất về chính sách thương mại của Việt Nam, nội
dung của quá trình đổi mới chính sách thương mại và hướng hoàn thiện. Song
các nội dung quan trọng nhất mà tôi muốn đề cập là những tác động của công
cuộc đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động ngoại thươngViệt Nam
trong những năm gần đây, thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
Đồng thời qua việc nghiên cứu những kết quả của hoạt động xuất nhập
khẩu những năm qua phần nào cho chúng ta thấy vai trò quản lý, điều hành của chính sách thương mại không chỉ quan trọng và cần thiết đối với hoạt động xuất
nhập khẩu mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Do thời gian có hạn và trình độ của người viết còn hạn chế, khóa luận không tránh được những sai sót và khiếm khuyết nhất định.
Cuối cùng cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương, những người đã chỉ bảo tôi trong quá
trình nghiên cứu, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng, người trực tiếp hướng