II. Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động ngoạ
2. Giai đoạn 1996 đến nay
2.1. Những thành tựu đạt được
2.1.1. Chính sách cơ cấu mặt hàng đã có những tác động tích cực
đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bước hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong
tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1994 xuống còn 72% vào năm 1998.
Rõ nét nhất là nhóm hàng chủ lực như: dầu thô, than, cao su, thuỷ sản, gạo cà phê, hạt điều, chè đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm, các mặt hàng khác có mức chế biến cao đạt mức tăng bình quân 41%/năm, nhờ đó tạo ra mức tăng trưởng bình quân các mặt hàng là 26%. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50%
trong năm 1998. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế
tạo) năm 1994 chỉ chiếm 8,5 % năm 1997 đã lên đến 25%. Năm 1999 đã tăng
lên thành 30%.
Năm 2001, cơ cấu xuất khẩu tăng tuy chậm nhưng vẫn tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, nhất là chế biến sâu.
Tỷ trọng của 4 nhóm hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ tinh chế và điện tử
này đều gặp khó khăn gay gắt trong năm 2001. Nhóm nguyên liệu thô và mặt hàng sơ chế chủ lực (bao gồm dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, cao su, điều nhân)
chỉ còn chiếm 45% kim ngạch xuất khẩu ( năm 2000 chiếm 50% ). Nếu phân
theo ngành kinh tế thì nhóm nông sản, thuỷ sản chỉ còn chiếm 37% kim ngạch
xuất khẩu, nhóm sản phẩm công nghiệp ( kể cả của công nghiệp khai khoáng) đã chiếm tới 63%. Đây là một bước chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất
khẩu của Việt nam, thể hiện :
+ Việt nam đã bắt đầu chuyển từ một nước xuất khẩu nguyên vật liệu
sang chế biến các sản phẩm đạt giá trị cao hơn để xuất khẩu. Việc này giúp cho xuất khẩu đóng góp nhiều hơn vào GDP và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và từng bước đưa hàng hóa Việt nam có chỗ đứng
trên thị trường thế giới.
+ Năng lực sản xuất chế biến của Việt nam đã tăng lên và hàng hóa Việt nam đã dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới và khu vực.
+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước “xuất khẩu chuyển mạnh sang các
mặt hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô” đang được thực hiện đúng hướng và có kết quả:
Bảng 17: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt nam
Đơn vị:%
Cơ cấu xuất khẩu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng CN nặng& KS 34 28.8 25.5 28.9 24.8 23.9 Hàng CN nhệ &TTCN 17.6 23.1 28.4 28.9 38.5 38.2 Nông, Lâm, Thuỷ sản 48.4 48.1 46.1 42.2 36.7 37.9
Đi kèm với việc giảm tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô,
xuất khẩu Việt nam đã hình thành một số mặt hàng chủ lực có triển vọng như:
dầu mỏ, gạo, dệt may, thuỷ sản, cao su, cà phê. đây là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn có khả năng tác động nhất định trên thị trường thế giới
và khu vực, nó đảm bảo cung cấp một bộ phận thu nhập ngoại tệ ổn định,
giúp cho việc lập kế hoạch và cân đối lớn nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu
của một số mặt hàng tăng mạnh với những con số nổi bật như: kim ngạch xuất
nhập khẩu than năm nay sẽ đạt 134 triệu USD, vượt 17,5% kế hoạch (114
triệu USD), sản lượng than xuất khẩu thực hiện năm 2002 đạt 5,6 triệu tấn,
bằng 133,3% so với kế hoạch năm (4,2 triệu). Đây là mức xuất khẩu kỷ lục
của ngành than từ trước tới nay. Xuất khẩu cao su tăng gần 42% trong 8 tháng đầu năm 2003, xuất khẩu đạt được 202 triệu USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất sang 30 quốc gia trong đó nhiều nhất là các nước Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Mỹ.
Bảng 18: Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dệt may ( Tr.USD) 496 850 1150 1394 1351 1450 Dầu thô ( 1000 tấn) 6940 7650 8705 9574 12145 14000 Gạo (1000 tấn) 1983 1991 3000 3553 3749 3900 Giầy dép (Tr.USD) 122 296 530 965 1000 1100 Thuỷ sản (Tr.USD) 551 621 697 781 918 900 Cà phê ( 1000 tấn) 176 248 284 389 382 389 Máy vi tính + điện tử 474 550 Cao su (1000 tấn) 136 138 111 194 191 194 Hạt điều (1000 tấn) 17 33 26 33
Than đá (1000 tấn) 2070 2820 3650 3449 3162 3650
Nguồn: 1997 - 2001 TC Hải quan và TC thống kê.
Trong giai đoạn 1994-1997, chúng ta đã đầu tư để hình thành dần các
ngành sản xuất hàng hoá, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công
nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã tạo ra thêm ba mặt hàng chủ lực
mới có khối lượng và giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD như dệt may, cao
su, cà phê. Hai năm cuối của kế hoạch 1997 - 1998, Việt nam chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành CNH - HĐH đất nước nên đã hình thành thêm ba mặt hàng chủ lực là giầy
dép, hạt điều và lạc nhân. Như vậy đến cuối năm 1998, Việt nam đã hình thành 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà giá trị xuất khẩu của mỗi mặt hàng là trên 100 triệu USD: dầu thô, gạo, thuỷ sản, lâm sản, hành dệt may, cà phê, cao su, giầy dép, hạt điều, lạc nhân. Những mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng
nhanh, có sức cạnh tranh và có chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Đến nay, tuy mới xuất hiện nhưng mặt hàng điện tử và linh kiện lắp giáp
máy tính ( chủ yếu là mạch điện tử ) đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta. Năm 2001 đã đạt 50 triệu USD, đứng hàng thứ 7
trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chính. Doanh nghiệp xuất khẩu chính là công ty trách nhiệm hữu hạn sản phẩm máy tính Fujitsu Việt nam.
Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực
Đơn vị: triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000 Kim ngạch xuất khẩu 7256 9185 9361 11500 15200
Dầu thô 1346 1413 1232 2091 3500 Dệt may 1150 1350 1351 1747 1815 Thuỷ sản 651 718 818 951 1475 Gạo 855 870 1024 1025 668 Giầy dép 530 966 1001 1391 1402 Cà phê 337 491 594 585
Cao su 163 191 128 147 175 Hạt điều 100 133 117 109 128 Thủ công mỹ nghệ 121 111 168 235 Điện tử 100 400 474 584 790 Tổng kim ngạch MHCL 5156 6359 6899 8798 Tỷ trọng 72% 70% 74% 77%
Nguồn: Theo VASC
Ngoài mười mặt hàng chính nói trên còn có một số mặt hàng khác, đáng
chú ý là hạt tiêu đạt 64,5 triệu USD (tăng 2,7%), rau quả đạt 53,4 triệu USD
(giảm 22%), chè đạt 50,5 triệu USD (tăng 5,4%) và lạc nhân đạt 42 triệu USD
(giảm gần 6%).
Xét về cơ cấu xuất khẩu theo ngành hàng thì tổng kim ngạch xuất khẩu
thời kỳ 1996 - 2000 đạt 28,408 tỷ USD và được chia theo cơ cấu các nhóm hàng như sau:
Bảng 20: Xuất khẩu phân theo nhóm hàng
Đơn vị: % Năm Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 1. Hàng CNnặng và khoáng sản 25,4 23,8 22,9 20,6 35,6 2. Hàng CNnhẹ và TTCN 29,4 27,6 31,6 34,8 34,3 3. Hàng nông sản và NSCB 34,4 34,8 35,2 35,7 4. Hàng lâm sản 2,1 1,8 1,7 1,5 19,8 5. Hàng thuỷ sản 8,7 12,2 18,6 17,4 10,3 Tổng số 100 100 100 100 100
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại
Bảng 21: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam phân theo SITC giai đoạn 1996-1999
Đơn vị: %
Tỷ trọng xuất 1996 1997 1998 1999 Sản phẩm nhóm 1 60,4 58,5 59,3 57,8 Sản phẩm nhóm 2 36,9 38,6 39,1 40,0 Sản phẩm nhóm 3 3,7 2,9 2,1 3,2
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại
Chất lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt nam đã được nâng lên đáng kể, bước đầu tạo sức cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới, đồng
thời gây tác động tích cực với chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay,
gạo, thuỷ sản , hàng may mặc, giầy dép xuất khẩu từ Việt nam đã được thừa
nhận đạt chất lượng quốc tế. Đi theo hàng xuất khẩu và để chống lại sự cạnh
tranh của hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng
nâng cao chất lượng khá nhanh, nhiều hàng nội đã có chất lượng như hàng
ngoại mà giá cả lại rẻ hơn. Nhìn chung việc sản xuất hàng xuất khẩu đã tác
động lớn đến chất lượng hàng ở trong nước và hàng Việt nam đã có sức cạnh
tranh với một số hàng cùng loại của một số nước khu vực và thế giới.
2.1.2. Thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ thị trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu.
Bên cạnh việc chủ động tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế,
khai thông các mối quan hệ thương mại với Mỹ, mở rộng quan hệ buôn bán
với EU và khôi phục lại thị trường truyền thống Đông Âu và Nga, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các biện pháp tháo gỡ trong chính sách tín dụng, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và sắp tới sẽ hỗ trợ
doanh nghiệp 0,2% trên giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được, sửa đổi chính
sách thuế và các biện pháp phi thuế quan để thực hiện lịch trình AFTA, APEC, hiệp định thương mại VIệt - Mỹ. Chính nhờ những thay đổi này mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam đạt được nhiều thành công đáng
khích lệ, các doanh nghiệp tự tin thâm nhập vào các thị trường mới và thị trường khó tính, từ đó thị trường xuất nhập khẩu của ta ngày càng được mở
rộng.
- Về cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu
Nếu năm 1994 thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt nam thì năm 1997 giảm xuống còn 75,8 % và năm 2001 chỉ
còn chiếm 61,3% (trong đó khu vực ASEAN chiếm 24,3%). Riêng thị trường Đông Bắc Á, năm 1998 chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
nam nhưng đến năm 2000 chỉ còn chiếm 44%.
Thị trường xuất khẩu Việt nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu
có dấu hiệu phục hồi. Nếu năm 1994 thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ
trọng 9,79% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp 2 đạt 17,16% và năm 2000 tiếp tục tăng lên 21,5%. Năm 2001 là 27,7% ( trong đó EU là 22,5% ).
Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở
rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 1994 Châu Mỹ mới chỉ
chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim ngạch của Việt nam thì năm 1997 đã
tăng lên 2,76% và năm 2000 chiếm tới 4,48%, năm 2001 chiếm 5%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu úc hay Châu Đại Dương, đặc biệt là Ôxtrâylia. Năm 1994 thị trường này mới
chiếm tỷ trọng 0,96% trong tổng kim ngạch của Việt nam, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 2,78%, đến năm 2001 đạt 5,3%.
Quan hệ buôn bán giữa nước ta với thị trường Châu Phi cũng liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2003 có thể đạt 180 triệu USD, tăng 50 triệu
so với năm 2002. Trong đó mặt hàng có thế mạnh là gạo, hạt tiêu, giày dép, quần áo may sẵn và màn tẩm thuốc tránh muỗi.
Bảng 22: Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1997- 2001 (Tính bằng % của tổng số) Các khu vực thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 Châu Á + Đông Bắc Á + Đông Nam Á
+ Nam Á và Trung Đông
75.80 72.40 50.0 21.0 1.40 69.6 49.0 19.0 1.60 67.7 44.0 22.0 1.70 61.3 Châu Âu + Tây Bắc Âu + SGN và Đông Âu
+ Liên Bang Nga
17.17 17.80 15.0 2.80 1.48 16.80 13.0 3.80 2.36 21.50 19.0 2.5 1.37 27.7 Châu úc 1.07 1.04 0.82 2.78 5.3 Châu Phi 0.56 0.70 0.70 0.80 0.7 Châu Mỹ + Bắc Mỹ + Mỹ Latinh + Hoa kỳ Tổng cộng 2.76 2.59 0.17 100 4.33 3.40 0.93 3.10 100 4.22 3.70 0.52 3.43 100 4.48 3.80 0.68 3.21 100 5.0 100
Nguồn: Vụ Thương mại - dịch vụ, Bộ kế hoạch và đầu tư
Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt nam Năm 2001
Trên quan điểm thương mại và công nghệ, từ năm 1996 đến nay bản thân các nước ASEAN đã có những nỗ lực tạo nên sự ổn định từ thế tiếp cận với
các thị trường công nghệ nguồn, có lượng tiêu thụ lớn ( Mỹ, Nhật bản, Tây
âu). ảnh hưởng của ASEAN đối với vùng Châu á và thế giới ngày càng lớn. Đối với Việt nam, ASEAN ngày càng có vai trò quan trọng hơn. Từ khi tham
gia tổ chức này, Việt nam đã thực thi tương đối các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi nước thành viên của mình, thông qua đó đã có tiếng nói, vai trò và vị thế vững mạnh trên trường quốc tế.
Tuy khả năng về vốn công nghệ của các nước ASEAN không phải là lớn nhưng đây là thị trường mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm vì đây là những nước láng giềng. Trong lịch sử đã có những mối quan hệ quốc tế, chính trị, văn hoá lâu đời. Kinh nghiệm phát triển của các nước này đã trở thành bài học
quý báu cho Việt Nam, Việt Nam thông qua ASEAN từng bước tham gia thực
hiện phân công lao động quốc tế.
Trong những năm qua Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã có những bước tiến đáng kể.
Bảng 23: Tình hình buôn bán của Việt nam với ASEAN
( Đơn vị: Triệu USD )
Nước 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 ASEAN 1568 1976 2030 2345 2107 Singapore 1149 1400 1440 1739 1475 Philippine 11 67 65 19 250 Thái lan 141 160 170 323 195 Malaysia 87 134 135 131 157 Indonesia 198 215 220 151 40
Nguồn: Vụ Châu Á Thái Bình Dương – Bộ Thương mại
Giá trị thương mại giữa ASEAN và Việt nam ngày càng tăng. Tuy nhiên
nam á làm cho thương mại giữa Việt nam và ASEAN giảm. Nhập khẩu từ
ASEAN sẽ tăng lên và xuất khẩu sang ASEAN sẽ giảm đi. Do đó chúng ta
cần có những biện pháp để khắc phục điều này. Chúng ta cũng cần có những
chính sách phù hợp cho từng nước trong khu vực để có khả năng xuất khẩu
tốt hơn.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một trong ba trung tâm công nghệ của thế giới. Nhật bản có
thế mạnh về kinh tế, công nghiệp, thương mại, thị trường. Ta có thể khai thác
thế mạnh về thiết bị kỹ thuật hiện đại của Nhật trong các ngành hoá chất, điện
tử, máy chế tạo, đóng tàu.. Nhật đang có những thay đổi lớn trong chiến lược
hợp tác với Việt nam cả về buôn bán và đầu tư. Nhật coi Việt Nam như một
nhân tố giúp cho sự ổn định của Nhật. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản là một
trong những bạn hàng lớn nhất của chúng ta Việt Nam xuất siêu cho Nhật
những mặt hàng là nguyên liệu thô (dầu thô), hàng công nghiệp may mặc, than đá, các mặt hàng thuỷ sản… Nhật Bản là một trong những nước chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên giai đoạn
này giảm nhiều và liên tục so với giai đoạn 1991-1995: Nhật Bản từ 30,2%
xuống còn 21,3% năm 1996; 17,79% năm 1998 và 15,8% năm 1999.
Về nhập khẩu từ Nhật, nước ta thường nhập khẩu nhiều mặt hàng của
Nhật như máy móc, trang thiết bị điện tử tin học, nguyên liệu, phân bón, hàng
tiêu dùng… để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Thị trường Mỹ.
Ngày 03/02/1997, Mỹ đã bỏ cấm vận đối với Việt nam và hiện nay phía
Mỹ đã đưa ra một số chương điều về MFN trong dự thảo hiệp định thương
mại. Nếu những vấn đề này được giải quyết sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi