I. Vài nét về hoạt động xnk của Việt Nam từ 1996 đến nay
1. Về xuất khẩu
1.1. Xuất khẩu hàng hoá
Trong những năm gần đây, chúng ta đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đối
ngoại với các nước ASEAN, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, mở rộng được thị trường ra các khu vực, có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất
khẩu năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Từ năm 1996 đến năm 2002 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 15,03%, riêng 9 tháng đầu năm 2003 ước tính đạt trên 14,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 4: Kim ngạch XNK của Việt Nam từ 1996 đến nay
Đơn vị: Triệu USD
Năm Tổng xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
1996 6.904 2.985 3.924 1997 8.100 3.600 4.500 1998 11.800 5.300 6.500 1999 18.399 7.255 11.144 2000 21.011 9.268 11.742 2001 20.500 14.455 15.639 2002 34.327 15.027 19.300 9 tháng đầu năm 2003 29.889 11.907 17.982
Nguồn: Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2001 Báo cáo Bộ Thương mại
Trong những năm gần đây, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những bước hay đổi tích cực. Nhóm hàng xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm từ 91% trong
tổng số kim ngạch xuất khẩu vào năm 1994 xuống còn 72% vào năm 1998.
Rõ nét nhất là nhóm hàng chủ lực như: dầu thô, than, cao su, thuỷ sản, gạo cà phê, hạt điều, chè đạt tốc độ tăng bình quân 18%/năm, các mặt hàng khác có mức chế biến cao đạt mức tăng bình quân 41%/năm, nhờ đó tạo ra mức tăng trưởng bình quân các mặt hàng là 26%. Tăng trội hơn cả trong các mặt hàng chế biến là các mặt hàng giày dép và may mặc tăng tới 100%/năm và 50%
trong năm 1998. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến sâu (trong đó có hàng chế
tạo) năm 1994 chỉ chiếm 8,5 % năm 1997 đã lên đến 25%, năm 1999 đã tăng lên thành 30%, năm 2000 là 50% và năm 2001 là 55%.
Năm 1995, nhóm nông, lâm, thuỷ sản chiếm 46,3% kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng thì đến năm 2000 nhóm nông, lâm, thuỷ sản giảm xuống còn 30,1% còn nhóm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên và đạt 34,3%.
Trong thời gian này, xuất khẩu các mặt hàng đạt giá trị, khối lượng, tốc độ tăng đáng kể là dầu thô, gạo, hàng dệt may, cà phê, thuỷ sản, than đá, cao
su, hạt tiêu… Đặc biệt là xuất khẩu gạo đã đem lại cho đất nước nhiều ngoại
tệ, tính từ năm 1989 đến hết ngày 16/10/2003, nước ta đã xuất khẩu được 40
triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 8 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 11- 16% thị phần gạo thế giới.
Trong 9 tháng đầu năm 2003, hầu hết các mặt hàng chủ yếu có kim
ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2002. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô ước đạt 2,8 tỷ USD tăng 23,7% và đóng góp vào mức tang xuất khẩu chung là 18,1%; hàng dệt may xuất khẩu trên 2,9 tỷ USD tăng 53,1% và đóng góp 34%; giày dép tăng 24,4% và đóng góp 11%; cà phê tăng 57,5% (lượng xuất
khẩu giảm 7,8%) và đóng góp 4,2%; cao su tăng 39,6% (lượng xuất khẩu
giảm 3,3%); điện tử , máy tính tăng 37,3%; sản phẩm gỗ tăng 38,6%; dây điện và dây cáp điện tăng 57,7%; xe đạp và phụ tùng xe đạp tăng 28,6%; hạt điều tăng 32,3% (lượng tăng 34,7%). Riêng mặt hàng rau quả giảm 24,2% và chè giảm 40,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây, chúng ta tăng cường
quan hệ giao lưu buôn bán với các nước ASEAN, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, bước đầu mở cửa sang các thị trường mới, trong đó có Mỹ.
Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Á liên tục giảm qua các năm: 70,9% năm 1996; 63,8% năm 1997; 61,3% năm 1998; 55,1% năm 1999. Năm 2000 có tăng nhưng với tỷ lệ không đáng kể và chiếm 57,2%.
Xuất khẩu của nước ta sang châu Âu liên tục tăng từ 15,4% năm 1996; 22,7% năm 1997; 27,7% năm 1998 và đạt 28,1% năm 1999; năm 2000 giảm
xuống còn 24,5%. Trong đó EU chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta cũng bắt đầu nối lại quan hệ buôn
bán với các nước trong khối SEV nhưng kim ngạch xuất khẩu chưa lớn.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã tăng dần. Năm 1997 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 273 triệu USD, năm 2000 đạt
388,189 triệu USD; năm 2001 đạt 553,408 triệu USD, năm 2002 đạt 2394
triệu USD.
Với chính sách kinh tế mở, mở rộng mối quan hệ đa phương và song phương, Việt Nam đã dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thị trường xuất
khẩu của Việt Nam được mở rộng hơn, nhất là thị trường EU, Bắc Mỹ, thị trường Trung Cận Đông và nhiều khu vực khác mà hàng hoá Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh.