I. Vài nét về hoạt động xnk của Việt Nam từ 1996 đến nay
1. Về xuất khẩu
1.2. Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một chiến lược phát triển được Đảng và Nhà nước
ta hết sức coi trọng, vì nó không những góp phần giải quyết vấn đề việc làm, thu hút thêm nhiều ngoại tệ về cho đất nước mà qua thời gian làm việc ở nước
ngoài, ý thức làm việc, tay nghề và trình độ quản lý của người lao động được
nâng cao từ đó nâng cao khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Trong
những năm qua, áp dụng nền kinh tế mở, từng bước chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều
chính sách mới nhằm khuyến khích và hỗ trợ người lao động có nhu cầu đi
xuất khẩu lao động như nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991, nghị định
số 07/CP ngày 10/11/1995, nghị định 81/CP ngày 27/07/2003, nghị định
320/CP về việc cho người lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động dưới 20
xuất khẩu lao động. Số lượng lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngày một tăng và thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng.
Với cơ chế mới, đến nay cả nước đã có trên 160 doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động
sang gần 40 nước và lãnh thổ khác nhau, trong đó ngoài những thị trường cũ như Liên Xô, CHLB Đức, Tiệp Khắc, Bungary, Irắc, chúng ta còn khai thác
thêm được những thị trường mới như các nước Đông Bắc á, Đông Nam á, Tây á, Trung Đông, Bắc Phi.
Từ năm 1996 đến nay, xuất khẩu lao động đã đạt được những thành tựu sau:
- Về số lượng: tăng đều và tăng rất nhanh qua các năm, năm 1991 mới
chỉ xuất khẩu được 1.022 lao động nhưng đến năm 2001 con số này là 37.000
lao động.
- Về chất lượng: số lao động có nghề ngày một tăng, trình độ ngoại ngữ được cải thiện rõ rệt.
Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động là ngành thu ngoại tệ quan
trọng. Bình quân giai đoạn 1996-2000, mỗi năm ta đưa ra nước ngoài khoảng
2 vạn lao động với thời hạn hợp đồng từ 3-5 năm, riêng năm 2000, dự kiến là 3 vạn lao động. Hiện nay số người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài vào khoảng 9 vạn người. Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.000 USD/năm, ước tính kim ngạch xuất khẩu lao động năm 2000 sẽ đạt 450 triệu
USD.
Bảng 5: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1996 tới nay
Đơn vị: người
Năm Số lượng lao động đưa đi làm viêc ở nước ngoài
1996 12.661
1998 12.238
1999 21.810
2000 31.468
2001 37.000
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Trong số 160 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mười doanh nghiệp có số lượng lao động xuất khẩu được lên tới con số hàng nghìn (Xem Bảng 6).
Tính đến tháng 8/2003, chúng ta đã xuất khẩu được khoảng gần 200.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, với thời hạn thông thường là 02 năm và
mức thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ đi các loại chi phí) khoảng 350 USD/tháng. Như vậy, trong những năm qua số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đem về cho đất một nguồn ngoại tệ đáng kể, hơn 1,47 tỷ USD. Hơn nữa, nhờ tạo được công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động ở nước ngoài, đã giảm bớt được gánh nặng tạo công ăn việc trong nước, nhất là Nhà nước có thể tiết kiệm được khoảng 800 tỷ đồng đầu tư tạo việc làm mới cho lao động này (mức đầu tư bình quân cho mỗi chỗ làm việc là 5 triệu đồng) và hàng ngàn tỷ đồng khác liên quan đến các dịch vụ cho người lao động.
Bảng 6: Tổng hợp số lao động theo Công ty Việt Nam 1999-01/2002
STT Công ty Việt Nam 1999 2000 2001 2002 Tổng số
lao động 1 VIETTRACIMEX 647 3029 1811 1367 6854 2 TRAENCO - 1111 994 927 3032 3 LOD 147 871 225 286 1522 4 TRACIMEXCO 57 460 556 293 1366 5 VINACONEX 20 1115 123 65 1386
6 AIRSERCO - - 540 976 1516 7 DLKS THAI BINH - 169 533 574 1276 8 SÔNG ĐÀ 5 406 216 543 1171 9 INTRACO - 38 624 415 1077 10 SONA 100 255 282 409 1046 11 TỔNG 976 7517 5854 5855 13.392
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước