Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 99 - 104)

II. Mục tiêu của ngoại thươngViệt Nam trong thời gian tới

1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong 10 năm tới cần được chuyển dịch theo hướng chủ yếu sau:

- Trước mắt huy động mọi nguồn lực hiện có thể để đẩy mạnh xuất khẩu,

tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ;

- Chủ động gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chủ trọng các sản phẩm co hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng thô;

- Mặt hàng, chất lượng, mẫu mã cần đáp ứng nhu cầu của từng thị trường;

Theo các hướng nói trên, chính sách mặt hàng được đề ra như sau:

1.1. Nhóm nguyên nhiên liu:

Hiện nay nhóm nguyên nhiên liệu, với hai mặt hàng chính là dầu thô và

than đá, đang chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tuy

nhiên dầu thô hiện nay đang có xu hướng giảm dần, dự kiến vào năm 2005, lượng dầu thô xuất khẩu chỉ còn khoảng gần 12 triệu tấn (hiện nay là 16 triệu

tấn). Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Australia, Singapore, Nhật Bản,

Trung Quốc và có thể có thêm Hoa Kỳ.

Việc giảm xuất khẩu dầu thô sẽ đi đôi với việc giảm nhập khẩu sản phẩm xăng dầu từ nước ngoài. Dự kiến đến năm 2010, sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được gần 80% nhu cầu về sản phẩm dầu khí, tức là khoảng 13 triệu tấn

sản phẩm/năm, trị giá trên 3 tỷ USD. Nhập khẩu xăng dầu vào năm 2010 chỉ

còn khoảng 4 triệu tấn, giảm 50% so với 8 triệu tấn hiện nay; nếu tính theo

giá hiện nay thì sẽ giảm khoảng 850-900 triệu USD.

Về than đá, do nhu cầu trong nước tăng nên xuất khẩu cũng chỉ dao động ở mức 4 triệu tấn/năm trong 10 năm tới, mang lại kim ngạch mỗi năm khoảng

120-150 triệu USD. Nhìn chung, giá xuất khẩu than khó có khả năng tăng đột

biến do nguồn cung trên thị trường thế giới tương đối dồi dào, vả lại vì lý do

môi trường nên cầu có xu hướng giảm. Nhiêm vụ chủ yếu trong những năm

tới là cố gắng duy trì những thị trường đã có như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu… và tăng cường thâm nhập vào thị trường Thái Lan, Hàn Quốc…

Khả năng tăng xuất khẩu các loại khoáng sản khác là rất hạn chế.

Như vậy, tới năm 2005, nhóm nguyên nhiên liệu có khả năng chỉ còn

đóng góp được khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu (2,5 tỷ USD) so với trên 20% hiện nay; đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm này sẽ giảm xuống còn chưa đầy 1% (dưới 5ô triệu USD) hoặc 3,5% (khoảng 1,7 tỷ USD), tuỳ theo

phương án khai thác dầu thô. Vì vậy, việc tìm ra các mặt hàng mới để thay thế

là một thách thức lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu.

1.2. Nhóm nông, lâm, thu sn:

Do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu (như

diện tích có hạn, khả năng khai thác và đánh bắt có hạn…) và thời tiết nên theo dự thảo chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 4%/năm trong toàn kỳ 2001-2010. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường thế giới

cũng có hạn và do giá cả lại không ổn định nên dù kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỷ trọng của nhóm sẽ giảm dần xuống còn 22% (tương đương 5,85

tỷ USD) vào năm 2005 và 17,2% (tương đương 8- 8,6 tỷ USD) vào năm

2010.

Hướng phát triển chủ đạo của nhóm hàng này trong 10 năm tới là chuyển

dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành, thậm chí trong từng loại sản

phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đối với thuỷ sản,

mục tiêu đặt ra là kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,2 - 3,5 tỷ USD vào năm 2010, chiếm 40% tổng kim ngạch của nhóm nông lâm

hải sản. Thị trường chính sẽ là Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…

Về gạo, do nhu cầu thế giới tương đối ổn định, khoảng trên 20 triệu

tấn/năm nên dự kiến trong suốt thời kỳ 2001-2010, ta chỉ có thể xuất khẩu được khoảng 4-4,5 triệu tấn/năm, thu về mỗi năm khoảng trên 1 tỷ USD. Để nâng cao hơn nữa kim ngạch, chúng ta cần đầu tư để cải thiện cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu; khai thác các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ và ổn định các thị trường đã có như Indonesia, Philippines…,

nghiên cứu khả năng phối hợp với Thái Lan để điều tiết nguồn cung, ổn định

giá cả thị trường, tăng cường hiệu quả xuất khẩu gạo.

Về nhân hạt điều: xuất khẩu tăng bình quân 7%/năm trong 10 tới và sẽ đạt 160-200.000 tấn, giá xuất khẩu cũng tăng từ 3.779 USD/tấn năm 1994 lên

Hạt tiêu: chỉ tiêu đưa ra là xuất khẩu đạt 230-205 triệu USD, thị trường

chính là Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Trung Đông.

Về các loại rau, hoa và quả khác, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định

số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/09/1999 phê duyệt đề án phát triển đến năm 2010, theo đó kim ngạch xuất khẩu rau, hoa và quả sẽ đưa lên khoảng 1,2-1,6 tỷ USD với thị trường là Nhật, Nga, Trung Quốc, Châu Âu.

Cà phê: xuất khẩu có thể đạt 750 ngàn tấn vào năm 2010 với kim ngạch

khoảng 850 triệu USD, đưa Việt Nam vượt qua Colombia để trở thành nước

xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới.

Cao su và chè: dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su có thể đạt 500 triệu USD vào năm 2010, chè: 200 triệu tấn, gấp 4 lần hiện nay.

Nhìn chung, kim ngạch của nhóm nguyên nhiên liệu và nông lâm hải sản

tổng cộng sẽ đạt từ 10 đến 10,35 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 20- 21% kim ngạch xuất khẩu so với trên 40% hiện nay theo hướng gia tăng chất lượng và giá trị gia tăng. Phần còn lại là các mặt hàng chế biến và chế tạo.

1.3. Sn phm chế biến và chế to:

Mục tiêu phấn đấu của kim ngạch ngạch của nhóm này vào năm 2010 là

20-21 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với hiện nay và chiếm khoảng 40% kim

ngạch xuất khẩu. Trong đó, hàng dệt may và giày dép là hai mặt hàng trọng

yếu. Kim ngạch của mỗi mặt hàng phải đạt 7-7,5 tỷ USD., dệt may phải tăng

bình quân 14%/năm, giày dép tăng bình quân 15-16% năm.

Về thị trường, chúng ta cần phải tiếp tục mở rộng thêm thị trường Trung Đông và Đông Âu, khai thác thêm các thị trường mới là Hoa Kỳ, Châu Đại Dương; ổn định và tăng thị phần trên các thị trường quên thuộc như EU, Nhật

Bản, đặc biệt là Nhật Bản bởi đây là thị trường phi quota; chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang nội địa hoá trên cơ sở tăng cường đầu tư sản xuất

FOB; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là từ EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài loan… để tăng cường năng lực thâm nhập trở lại các thị trường này và đi

vào các thị trường khác.

Thủ công mỹ nghệ: chỉ tiêu đặt ra cho kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này là 800 triệu USD vào năm 2005 và 1,5 tỷ USD vào năm 2010, trong

đó hàng gốm sứ chiếm khoảng 60%. Thị trường định hướng là EU, Nhật và Hoa Kỳ. Các thị trường như Trung Đông, Châu Đại Dương cũng là thị trường

tiềm tàng, cấn nỗ lực phát triển.

Hàng hoá tiêu dùng: mục tiêu kim ngạch vào năm 2005 là 200 triệu USD

và vào năm 2010 là 600 triệu USD. Thị trường chính trong thời kỳ 2001-2005 vẫn là Trung Quốc, Campuchia, các nước ASEAN và một số nước phát triển;

sang thời kỳ 2006-2010 cố gắng len vào các thị trường khác như EU, Nhật

Bản, Nga, Hoa Kỳ.

Sản phẩm cơ khí, điện: năm 2005, kim ngạch xuất khẩu là 300 triệu USD và năm 2010 là 1 tỷ USD.

1.4. Nhóm hàng vt liu xây dng:

Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng

không những có thể đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có khả năng xuất

khẩu lớn.

Theo chiến lược phát triển sản xuất xi măng thì các dự án phát triển xi măng trong vài năm tới có khả năng dư thừa hàng năm khoảng từ 2-3 triệu tấn để xuất khẩu.

Các sản phẩm gạch ốp lát và sứ vệ sinh bắt đầu có mặt trên các thị trường Nhật Bản, Nga, Myanmar, Bangladesh, Pháp, Ucraina. Đây là những

1.5. Sn phẩm hàm lượng công ngh và cht xám cao

Đây là ngành mới xuất hiện nhưng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu khá

lớn, khoảng 700 triệu USD vào năm 2000. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt

ra cho ngành là 2,5 tỷ USD vào năm 2005 (riêng phần mềm là 1 tỷ USD). Về

thị trường nhằm vào các nước công nghiệp phát triển (phần mềm) và các nước đang phát triển (phần cứng). Coi đây là một đột phá trong 5 năm cuối của kỳ

2001-2010.

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)