III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam
1.2. Xây dựng chiến lược thương mại phù hợp với điều kiện bên ngoà
ngoài
Từ việc xác định thị trường trọng điểm, quy hoạch mặt hàng xuất - nhập
khẩu, thực hiện chính sách đầu tư thích hợp, tổ chức mạng lưới phân phối
hàng hoá hữu hiệu.
1.3. Sử dụng tổng hợp các công cụ tỷ giá hối đoái, trợ cấp và các biện pháp quản lý hành chính để điều chỉnh hoạt động thương mại theo các mục tiêu đã đặt ra.
Để phù hợp với điều kiện kinh tế mới và tránh những đột biến có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói
riêng trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã có nhiều biện pháp thích hợp để điều chỉnh tỷ giá và quản lý ngoại hối.
Hiện nay, để điều tiết hàng hoá xuất nhập khẩu, chúng ta còn đang sử
dụng nhiều công cụ hành chính như cấm, tạm ngừng, hạn ngạch, chỉ tiêu, giấy
phép không tự động, phụ thu và giá tính thuế tối thiểu. Các công cụ này đều là
đối tượng phải bỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. So với thực tiễn
quản lý phổ biến trên thế giới thì nước ta chưa áp dụng một số công cụ như
hạn ngạch thuế quan , thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp… Đây là những công cụ được các tổ chức thương mại
quốc tế và khu vực thừa nhận, chí ít là cũng không đặt ra yêu cầu xoá bỏ. Vì vậy, định hướng cơ bản của cơ chế quản lý trong thời gian tới sẽ là giảm dần
các công cụ phi thuế thuộc nhóm thứ nhất và tăng dần các công cụ thuộc
nhóm thứ hai.