Cơ cấu hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 105 - 107)

II. Mục tiêu của ngoại thươngViệt Nam trong thời gian tới

3.Cơ cấu hàng nhập khẩu

Đối với hàng nhập khẩu thì phương châm chung là:

- Ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Cố gắng sử dụng vật tư, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được để

tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao trình độ sản xuất.

- Hạn chế tới mức tối đa có thể được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng. - Tạp trung vào nhập thiết bị iện đại từ các nước có công nghệ nguồn

(Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu); giảm nhanh tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ

lạc hậu hoặc công nghệ trung gian.

Nhu cầu nhập khẩu tăng năm 2010 dự kiến như sau:

Tỷ trọng (%)

Nhóm hàng Kim ngạch 2010

(triệu USD) 2000 2010

1. Máy móc thiết bị 18.000 27 36

2. Nguyên nhiên vật liệu 30.000 69 60

3. Hàng tiêu dùng 2.000 4 4

Tổng kim ngạch nhập khẩu 50.000 100 100

Nguồn: Bộ Thương mại

Cơ cấu nhập khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng máy, thiết bị

công nghiệp và công nghệ từ 27% năm 2000 lên 36% năm 2010, giảm tỷ

trọng nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ 69% năm 2000 xuống còn 60% năm

2010, giữ nguyên tỷ trọng hàng tiêu dùng ở mức 4% như hiện nay. Khả năng

này có hiện thực vì trong những năm tới ta sẽ giảm nhập khẩu xăng dầu, một

số đồ dùng lâu bền, phân bón và các loại vật liệu xây dựng…, hàng tiêu dùng nhập khẩu đang được thay thế dần bằng hàng sản xuất trong nước, nhất là vào những năm cuối thời kỳ 2001-2010.

Mục tiêu thời kỳ tới là kiềm chế nhập khẩu, giảm dần tỷ lệ nhập siêu, khống chế nhập siêu hàng năm ở mức không quá 10% kim ngạch xuất khẩu,

tiến tới cần bằng xuất khẩu và xuất siêu vào cuối thời kỳ của chiến lược 2001- 2010.

Về thị trường nhập khẩu cần chuyển dịch theo hướng giảm thiểu tỷ trọng

của thị trường ASEAN nói riêng, châu Á nói chung xuống còn khoảng 55%.

Tỷ trọng cung ứng công nghệ nguồn như Nhật, EU, Bắc Mỹ hiện rất thấp

(Nhật khoảng 12%, EU khoảng 10%, Bắc Mỹ chưa đầy 4%), do đó cần nâng

dần tỷ trọng của Nhật, EU, Bắc Mỹ lên trên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010.

Cần chủ động thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu theo hướng tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế “hợp lệ” như các hàng rào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, môi trường…, hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, công bố lộ trình rõ ràng cho việc dỡ bở hàng rào bảo hộ, khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng trước hết

bảo hộ nông sản. Giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn

thu ngân sách. Cải cách biểu thuế và tích cực xúc tiến việc sắp xếp lại các

doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả

và sức cạnh tranh của từng ngành hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn "TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " potx (Trang 105 - 107)