3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngăn hàng Họp tác xã Việt Nam
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDNDTW) được chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (NHHTVN) từ 1/7/2013 theo Thông tư
31/2012/TT-NHNN của NHNN là bước chuyển đổi quan trọng, nhằm tăng cường các năng lực và điều kiện pháp lý đảm bảo xác lập rõ hơn vai trò của NHHT đối với hệ thống QTDND, tạo cơ sở hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tái cơ Cấu các QTDND.
Đen năm 2013 thì QTDNDTW được chuyển đổi thành NHHTVN theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và từ ngày 24/06/2013, tên và logo mới của NHHT được sử dụng thay thế tên
và logo cũ cùa Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Ngân hàng hợp tác (Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam) là một TCTD hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân; Làm đầu mối và giữ vai trò điều hòa vốn cho hệ thống Quỹ TDND, giữ vai trò điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ cho các QTDND; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các QTDND thành viên về tố chức, quản trị, điều hành; Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Đào tạo hướng dẫn một số nghiệp vụ cho các QTDND; Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng: huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ.... Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và 32 Chi nhánh, 66 Phòng giao dịch và 1.182 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường trong phạm vi toàn quốc. Ngân hàng Hợp tác có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và tổ chức quốc tể. Có 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo và Bồi dường nghiệp vụ. Là thành viên cùa Hiệp hội QTDND Việt Nam, Hiệp hội các Liên đoàn Hợp tác xã tín dụng Châu Á (ACCƯ).
Theo Luật các tô chức tín dụng và Thông tư sô 31/2012/TT-NHNN Ngân hàng Hợp tác xã được xác định là “Đây là một bước tiến lớn, khắng định rõ nét hơn vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã đối với hệ thống. Nhiệm vụ của NHHTVN không chỉ là tổ chức điều hòa vốn, quản lý Quỹ bảo toàn mà còn là đơn vị đầu mối tố chức cung ứng các sản phấm, dịch vụ ngân hàng như: Dịch vụ thanh toán, thẻ, tư vấn, hỗ trợ đào tạo, nhân lực (khi cần thiết), kiểm tra, kiểm toán... cho các QTDND trong toàn hệ thống. Đây là những hoạt động không chỉ mang tính liên kết đơn thuần mà còn cao hơn là hỗ trợ nâng cao nhiều tiện ích, dịch vụ cho QTDND để hỗ trợ ngày càng tốt hơn nhu cầu của Thành viên QTDND, nâng cao vị thế và vai trò cùa hệ thống.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại NHHT hoạt động theo mô hình Hợp tác xã với chủ sở hữu là nhà nước, các TCTD khác. Cơ cấu bộ máy của NHHT để đáp ứng yêu cầu phát triển sẽ bao gồm: Các ban trực thuộc HĐQT, Phòng Kiểm toán trực thuộc Ban kiếm soát, các phòng Nghiệp vụ, trung tâm, các Chi nhánh ở tỉnh, thành phố và các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Mô hình tổ chức trên đảm bảo NHHT thực hiện song song hai vai trò: đầu mối liên kết hệ thống và kinh doanh cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng
cho khách hàng là doanh nghiệp, các nhân và các QTDND thành viên.
Năm 2013, QTDND Trung Ương được chuyển thành NHHT với cơ cấu tổ chức gồm Hội sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch, các Quỹ tín dụng nhân dân, tính đến năm 2020 nguồn nhân lực lên đến 1.785 người
Bảng 3.1. Tình hình nguôn nhãn lực của NHHT giai đoạn 2015 - 2020
STT TRÌNH ĐÕ• Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Sau đai hoc♦ • 3,08% 3,31% 4,43% 5,12% 5,45% 5.64% 2 Đai hoc• • 78,05% 78,22% 78,04% 78,45% 79,98% 86,98% 3 Cao đẳng 4,40% 4,94% 4,65% 5,12% 6,45% 3,67% 4 Trung cấp 6,16% 5,81% 5,15% 4,89% 3,58% 0% 5 Chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng 0,57% 0,46% 0,45% 0,43% 0,12% 0% 6 Sơ cấp 0,76% 0,70% 0,73% 0,71 % 0,71 % 0% 7 Phổ thông trung học 6,98% 6,56% 6,55% 5,28% 3,71% 3,71%
(Nguôn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019, 2020)
Với sô liệu thông kê vê trình độ nguôn nhân lực cho thây, giai đoạn từ 2015 - 2019: cơ câu trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong nguồn nhân lực NHHT có
trình độ đại học và trên đại học đạt tỷ lệ từ 70% đến 80%, còn lại khoảng 20% đến 30% có trình độ từ phô thông trung học đến cao đăng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2020, trình độ đại học đạt đến 86,98%, trình độ cao đảng giảm còn 3,67%, sau đại học tăng lên 5, 64%, các trình độ còn lại là 0%. Nguyên nhân, trong giai đoạn 2015 - 2020: NHHT đã chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cua chính NHHT và tăng cường hỗ trợ đào tạo cho các QTDND, tạo điều kiện và hỗ trợ 50% học phí để khuyến khích các nhân viên có trình độ là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng tham gia các lớp đào tạo đại học; riêng các lao động có trình độ phố thông trung học thì chủ yếu tập trung vào nhân viên phục vụ nên có tỷ lệ tương đối ốn định trong giai đoạn 2015 - 2020.
Đối với thẻ ngân hàng, Ban lãnh đạo ngân hàng đã thực hiện đào tạo các nghiệp vụ sau
Tự tố chức các khóa đào tạo: Khóa Tâp huấn triển khai sản phâm thâu chi tài khoản thanh toán và tâp huân sử dụng phần mềm BCTK theo thông tư 35/2015/TT- NHNN với sự tham gia của 127 học viên (năm 2016); Nghiệp vụ then chốt trong quản lý một Ngân hàng thương mại”; khóa học “Kỹ năng lãnh đạo và quản lý”; Hội
thảo “Thách thức và giải pháp phòng, chông rửa tiên trong hoạt động ngân hàng”; triển khai đào tạo và phát triến công nghệ ngân hàng; các khoá đào tạo về quản trị rủi ro, phân tích tài chính, thâm định dự án, kiểm toán nội bộ cho các học viên từ
lãnh đạo đến nhân viên quỹ
NHHT đã tô chức nhiều khóa tâp huân và đào tạo dành riêng cho QTDND. Ví dụ nhu: “Triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử CF-eBank”, Khóa đào tạo Nghiệp vụ thanh toán qua thẻ cho 232 học viên (năm 2014), Tích cực tìm kiếm các cơ hội liên kết với các trương, trung tâm, cơ sở đào tạo uy tín để xây dựng và tô chức các chương trình đào tạo phu hợp dành cho các cán bộ đang làm việc trong hệ thống NHHT.
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo chủ yếu nhằm vào các đối tượng là các cán bộ quản lý, đầu tư tài chính cho đào tạo vẫn còn khá khiêm tốn. Đốn nay mới chi hơn 50% cán bộ nghiệp vụ thẻ ngân hàng của ngân hàng được tham gia các khoá đào tạo ngắn ngày về các nghiệp vụ có liên quan.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1.3.1. Công tác huy động vốn
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn cho toàn hệ thống, Ngân hàng Hợp tác cũng tập trung phát triển những định hướng sau:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động, nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động truyền thống, phát triển các sản phẩm mới về huy động vốn
- Chú động điều hòa vốn hết sức linh hoạt hỗ trợ cho hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả. Theo đó, NHHT luôn bám sát diễn biến lãi suất thị trường
cũng như tính mùa vụ trong hoạt động của hệ thống đế có cơ chế lãi suất và mức phí điều hòa vốn hợp lý, linh hoạt nhằm một mặt khuyến khích các Chi nhánh và các QTDND có khả năng huy động vốn tích cực gửi tiền về Trụ sở chính, mặt khác đảm bảo cung úng vốn cho các Chi nhánh và QTDND khi có nhu cầu kể cả khi thị trường căng thẳng, khan hiếm về vốn.
Bảng 3.2. Tình hình huy động vôn tiên gửi của NHHT giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Co’ cấu huy động
vốn tiền gửi 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nguồn vốn huy động
(Tỷ đồng) 14.208 15.708 19.079 22.865 26.455 27326
Tiền gửi QTDND
(%) 63,1% 64,9% 63,5% 56,0% 56,3% 54,1 %
Tiền gửi dân cư &
TCKT (%) 33,4% 25,8% 20,7% 17,3% 15,3% 16,4%
Tiền gửi của các tổ
chức TD khác (%) 3,5% 9,4% 15,8% 26,7% 28,3% 29,5%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019, 2020)
Nguồn vốn huy động của NHTHX chủ yếu từ tiền gửi của QTDND, nhưng đang có dấu hiệu ngày càng giảm dần, từ mức 63.1% năm 2015 giảm còn 54.1% trong tổng huy động vốn trong năm 2020; thay vào đó tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng lên (từ tỷ trọng 3.5% trong năm 2015, tăng mạnh lên 29.5% trong năm 2020).
Ngoài các nguồn vốn huy động tại chỗ để cho vay, NHHT còn tìm và khai thác các nguồn vốn dự án như ADB-1990, JICA, RDFII, RDFIII... để cho vay khách hàng theo lãi suất ưu đãi với số vốn cam kết tài trợ tới gần 3.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế còn hỗ trợ NHHT và hệ thống QTDND nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao năng lực thề chế, tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động hiệu quả, đào tạo, phát triển và hiện đại hóa công nghệ,...
3.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2015 - 2020, NHHT đã chù động điều hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, tập trung hỗ trợ hoạt động của các ỌTDND, đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hướng an toàn.
Bảng 3.3. Tình hình dư nợ cho vay của NHHTgiai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
ỹ
Co’ cấu dư nọ’ cho vay 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 9.488 16.085 18.195 20.600 23.875 24.578 Dư nợ cho vay QTDND 47,8% 28,5% 26,7% 28,3% 31,1% 31,8% Dư nợ cho vay DN, cá nhân 52,2% 71,5% 73,3% 71,7% 68,9% 68,2%
(Nguôn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019, 2020)
Bảng 3.3 cho thấy, NHHT chủ yếu thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, năm 2020 chiếm tỷ trọng 68.2% trong tổng dư nợ cho vay. Đối tượng khách hàng mà NHHT tập trưng tăng trưởng dư nợ cho vay chủ yếu là cho vay không có bảo đảm bàng tài sản đối với các cán bộ công nhân viên,
giáo viên và cá nhân, hộ gia đình vay phát triền kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ năng lượng sạch quy mô nhỏ (hầm khí Biogas). Tỷ trọng cho vay lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 51% tống dư nợ; cho vay khách hàng doanh nghiệp nhở và vừa chiếm 4,4% tống dư nợ
Các sản phẩm cho vay đối với QTDND cũng đa dạng, phong phú như: Sản phẩm cho vay liên kết với QTDND để triển khai cho vay không có đảm bảo bàng tài sản đối với giáo viên tại các trường học, sản phấm cho vay hợp vốn của NHHT với QTDND để cho vay thành viên của QTDND. số tiền vay của các QTDND từ Ngân hàng Hợp tác đang có chiều hướng giảm; việc các QTDND dần giảm phụ thuộc nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác là một xu hướng tất yếu; đã giúp các QTDND giảm bớt áp lực thừa vốn, góp phần tăng cường tính liên kết, an toàn của hệ thống, khồng vì mục tiêu lợi nhuận.
Biêu đô 3.1, Tỉ lệ nợxâu/tông dư nợ cho vay của NHHT giai đoạn 2015 - 2020
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kỉnh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,
2019,2020)
Biểu đồ 3.1 cho thấy, NHHT có tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ mức 1.99% năm 2015 giảm còn 1.46% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 1,5% trong năm 2020. Với Ngân hàng Hợp tác, địa bàn hoạt động của Ngân hàng Hợp tác và hệ thống QTDND lại chủ yếu là khu vực kinh tế nông nghiệp - nông thôn vốn chịu nhiều rủi ro bởi thời tiết thất thường, thị trường bấp bênh..., tuy nhiên trong giai đoạn 2015 -2020: tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức dưới 3% so với tổng dư nợ, thấp hơn với yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu (dưới mức 3% so với tổng dư nợ) theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định 1058/QĐ của Thủ tướng Chính phủ phế duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Chứng tở NHHT đà khá thành công trong công tác xử lý nợ xấu như: Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý nợ xấu và các Tiểu ban xử lý nợ xấu tại Trụ sở chính do các thành viên Ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, tại Chi nhánh• • • • 1 • z • thành lập Tổ xử lý nợ xấu do Giám đốc Chi nhánh làm Tổ trưởng; Giao kế hoạch thu hồi nợ xấu cho các Chi nhánh, trong đó giao cụ thể các chỉ tiêu về thu hồi nợ cơ cấu, nợ xấu nội bảng, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC.
3.1.3.3. Hoạt động khác
Trong giai đoạn 2015 - 2020: ngân hàng triển khai các hoạt động như:
- Tiếp tục triển khai Hệ thống ngân hàng điện tử (CF-eBank) kết nối giao dịch điện tử các QTDND đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của NHHT, kết nạp
100 QTDND thành viên tham gia thanh toán chuyển tiền.
- Tập trung triển khai hệ thống ngân hàng lồi, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng, mạng truyền thông, hệ thống an toàn bảo mật giao dịch điện tử
- Triến khai tích cực các Dự án tín dụng quốc tể trong hạn mức đã đăng ký với nhà tài trợ; Đồng thời tiếp tục tìm kiểm cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính, kỹ thuật quốc tế khác để nâng cao năng lực thể chế, phát triển sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức và tăng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn khác về cho hệ thống Ngân hàng Hợp tác nói riêng và hệ thống QTDND nói chung.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hinh ảnh thương hiệu, vai trò và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác và hệ thống QTDND.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng Hợp tác trong giai đoạn mới
3.1.3.4. Ket quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2015 - 2020, với thị trường tiền tệ, tài chinh, chứng khoán được Chính Phủ và NHNN điều hành chù động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thanh khoản của các TCTD được đảm bảo, mặt bằng lãi suất ốn định, tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và chất lượng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các chương trình, chính sách tín dụng theo ngành, lĩnh vực, tín dụng cho người nghèo và các đối tượng khác theo chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; NHHT đà chủ động điều
hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, tập trung hỗ trợ hoạt động của các QTDND, đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hướng an toàn; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và triển khai mạnh mẽ đến các QTDND như sản phẩm cho vay liên kết, dịch vụ chuyển tiền điện tử, sản phẩm thẻ ghi nợ. NHHT điều hành lãi suất linh hoạt, thay đổi lãi suất huy động vốn phù hợp với biến động của thị
trường, mở rộng hạn mức giao dịch liên ngân hàng với các TCTD, đây mạnh giao dịch mua bán Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu TCTD để tăng thanh khoản cho hệ thống. Kết quả hoạt động giai đoạn 2015 - 2020