Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm thẻ ngân hàng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 42)

3.1.3.1. Công tác huy động vốn

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt vai trò điều hòa vốn cho toàn hệ thống, Ngân hàng Hợp tác cũng tập trung phát triển những định hướng sau:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động, nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động truyền thống, phát triển các sản phẩm mới về huy động vốn

- Chú động điều hòa vốn hết sức linh hoạt hỗ trợ cho hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả. Theo đó, NHHT luôn bám sát diễn biến lãi suất thị trường

cũng như tính mùa vụ trong hoạt động của hệ thống đế có cơ chế lãi suất và mức phí điều hòa vốn hợp lý, linh hoạt nhằm một mặt khuyến khích các Chi nhánh và các QTDND có khả năng huy động vốn tích cực gửi tiền về Trụ sở chính, mặt khác đảm bảo cung úng vốn cho các Chi nhánh và QTDND khi có nhu cầu kể cả khi thị trường căng thẳng, khan hiếm về vốn.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vôn tiên gửi của NHHT giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Co’ cấu huy động

vốn tiền gửi 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn vốn huy động

(Tỷ đồng) 14.208 15.708 19.079 22.865 26.455 27326

Tiền gửi QTDND

(%) 63,1% 64,9% 63,5% 56,0% 56,3% 54,1 %

Tiền gửi dân cư &

TCKT (%) 33,4% 25,8% 20,7% 17,3% 15,3% 16,4%

Tiền gửi của các tổ

chức TD khác (%) 3,5% 9,4% 15,8% 26,7% 28,3% 29,5%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,

2019, 2020)

Nguồn vốn huy động của NHTHX chủ yếu từ tiền gửi của QTDND, nhưng đang có dấu hiệu ngày càng giảm dần, từ mức 63.1% năm 2015 giảm còn 54.1% trong tổng huy động vốn trong năm 2020; thay vào đó tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng lên (từ tỷ trọng 3.5% trong năm 2015, tăng mạnh lên 29.5% trong năm 2020).

Ngoài các nguồn vốn huy động tại chỗ để cho vay, NHHT còn tìm và khai thác các nguồn vốn dự án như ADB-1990, JICA, RDFII, RDFIII... để cho vay khách hàng theo lãi suất ưu đãi với số vốn cam kết tài trợ tới gần 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế còn hỗ trợ NHHT và hệ thống QTDND nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao năng lực thề chế, tư vấn chuyển đổi mô hình hoạt động hiệu quả, đào tạo, phát triển và hiện đại hóa công nghệ,...

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn 2015 - 2020, NHHT đã chù động điều hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, tập trung hỗ trợ hoạt động của các ỌTDND, đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hướng an toàn.

Bảng 3.3. Tình hình dư nợ cho vay của NHHTgiai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Co’ cấu dư nọ’ cho vay 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 9.488 16.085 18.195 20.600 23.875 24.578 Dư nợ cho vay QTDND 47,8% 28,5% 26,7% 28,3% 31,1% 31,8% Dư nợ cho vay DN, cá nhân 52,2% 71,5% 73,3% 71,7% 68,9% 68,2%

(Nguôn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,

2019, 2020)

Bảng 3.3 cho thấy, NHHT chủ yếu thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, năm 2020 chiếm tỷ trọng 68.2% trong tổng dư nợ cho vay. Đối tượng khách hàng mà NHHT tập trưng tăng trưởng dư nợ cho vay chủ yếu là cho vay không có bảo đảm bàng tài sản đối với các cán bộ công nhân viên,

giáo viên và cá nhân, hộ gia đình vay phát triền kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ năng lượng sạch quy mô nhỏ (hầm khí Biogas). Tỷ trọng cho vay lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 51% tống dư nợ; cho vay khách hàng doanh nghiệp nhở và vừa chiếm 4,4% tống dư nợ

Các sản phẩm cho vay đối với QTDND cũng đa dạng, phong phú như: Sản phẩm cho vay liên kết với QTDND để triển khai cho vay không có đảm bảo bàng tài sản đối với giáo viên tại các trường học, sản phấm cho vay hợp vốn của NHHT với QTDND để cho vay thành viên của QTDND. số tiền vay của các QTDND từ Ngân hàng Hợp tác đang có chiều hướng giảm; việc các QTDND dần giảm phụ thuộc nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác là một xu hướng tất yếu; đã giúp các QTDND giảm bớt áp lực thừa vốn, góp phần tăng cường tính liên kết, an toàn của hệ thống, khồng vì mục tiêu lợi nhuận.

Biêu đô 3.1, Tỉ lệ nợxâu/tông dư nợ cho vay của NHHT giai đoạn 2015 - 2020

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kỉnh doanh của NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018,

2019,2020)

Biểu đồ 3.1 cho thấy, NHHT có tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ mức 1.99% năm 2015 giảm còn 1.46% trong năm 2019 và tăng nhẹ lên 1,5% trong năm 2020. Với Ngân hàng Hợp tác, địa bàn hoạt động của Ngân hàng Hợp tác và hệ thống QTDND lại chủ yếu là khu vực kinh tế nông nghiệp - nông thôn vốn chịu nhiều rủi ro bởi thời tiết thất thường, thị trường bấp bênh..., tuy nhiên trong giai đoạn 2015 -2020: tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức dưới 3% so với tổng dư nợ, thấp hơn với yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu (dưới mức 3% so với tổng dư nợ) theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định 1058/QĐ của Thủ tướng Chính phủ phế duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Chứng tở NHHT đà khá thành công trong công tác xử lý nợ xấu như: Thành lập Ban Chỉ đạo xử lý nợ xấu và các Tiểu ban xử lý nợ xấu tại Trụ sở chính do các thành viên Ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, tại Chi nhánh• • • • 1 • z • thành lập Tổ xử lý nợ xấu do Giám đốc Chi nhánh làm Tổ trưởng; Giao kế hoạch thu hồi nợ xấu cho các Chi nhánh, trong đó giao cụ thể các chỉ tiêu về thu hồi nợ cơ cấu, nợ xấu nội bảng, nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC.

3.1.3.3. Hoạt động khác

Trong giai đoạn 2015 - 2020: ngân hàng triển khai các hoạt động như:

- Tiếp tục triển khai Hệ thống ngân hàng điện tử (CF-eBank) kết nối giao dịch điện tử các QTDND đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của NHHT, kết nạp

100 QTDND thành viên tham gia thanh toán chuyển tiền.

- Tập trung triển khai hệ thống ngân hàng lồi, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng, mạng truyền thông, hệ thống an toàn bảo mật giao dịch điện tử

- Triến khai tích cực các Dự án tín dụng quốc tể trong hạn mức đã đăng ký với nhà tài trợ; Đồng thời tiếp tục tìm kiểm cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính, kỹ thuật quốc tế khác để nâng cao năng lực thể chế, phát triển sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức và tăng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn khác về cho hệ thống Ngân hàng Hợp tác nói riêng và hệ thống QTDND nói chung.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hinh ảnh thương hiệu, vai trò và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác và hệ thống QTDND.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng Hợp tác trong giai đoạn mới

3.1.3.4. Ket quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2015 - 2020, với thị trường tiền tệ, tài chinh, chứng khoán được Chính Phủ và NHNN điều hành chù động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thanh khoản của các TCTD được đảm bảo, mặt bằng lãi suất ốn định, tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và chất lượng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các chương trình, chính sách tín dụng theo ngành, lĩnh vực, tín dụng cho người nghèo và các đối tượng khác theo chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; NHHT đà chủ động điều

hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, tập trung hỗ trợ hoạt động của các QTDND, đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hướng an toàn; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và triển khai mạnh mẽ đến các QTDND như sản phẩm cho vay liên kết, dịch vụ chuyển tiền điện tử, sản phẩm thẻ ghi nợ. NHHT điều hành lãi suất linh hoạt, thay đổi lãi suất huy động vốn phù hợp với biến động của thị

trường, mở rộng hạn mức giao dịch liên ngân hàng với các TCTD, đây mạnh giao dịch mua bán Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu TCTD để tăng thanh khoản cho hệ thống. Kết quả hoạt động giai đoạn 2015 - 2020 cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHHT giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Tình hình kinh

doanh 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Thu nhập 1947,8 2012,32 2020,43 2232,63 2940,77 3025,58 Chi phí 1570,43 1789,23 1870,25 2066,77 2726,12 2805,45 Chênh lêch thu - chi• 377,37 223,09 150,18 165,86 214,65 220,13

(Nguôn: Báo cáo hoạt động thẻ của Trung tâm thẻ NHHT năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020)

Bảng 3.4 cho thấy, trong những năm qua, chênh lệch thu - chi của NHHT luôn dương. Mặc dù giai đoạn 2015 -2017, chênh lệch thu - chi ngày càng giảm từ 377.37 tỷ đồng còn 150.18 tỷ đồng do dư nợ cho vay mở rộng tín dụng của NHHT đối với QTDND bị giảm, các QTDND phải thực hiện quy định của Thông tư 04/2015/TT-NHNN về địa bàn hoạt động, cũng như điều kiện về thành viên nên phần lớn các QTDND đều không thể tăng trưởng về tín dụng dẫn đến nguồn vốn dư thừa nhiều phải gửi về NHHT; Tuy nhiên, giai đoạn 2018 -2020, tình hình kinh doanh của NHHT khá tốt với chênh lệch thu - chi từ mức 150.18 tỷ đồng năm 2017, tăng dần lên 165.86 tỷ đồng năm 2018 và đạt mức 220,13 tỷ đồng năm 2020. Đó là nhờ NHHT đã chủ động điều hành hoạt động kinh doanh linh hoạt, tập trung hỗ trợ hoạt động của các QTDND, đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng theo định hướng an toàn; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và triển khai mạnh mẽ đến các ỌTDND như sản phẩm cho vay liên kết, dịch vụ chuyển tiền điện tử, sản phẩm thẻ ghi nợ. NHHT điều hành lãi suất linh hoạt, thay đổi lãi suất huy động vốn phù họp với biến động của thị trường, mở rộng hạn mức giao dịch liên ngân hàng với các TCTD, đẩy mạnh giao dịch mua bán Trái phiếu Chính phù, Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, Trái phiếu TCTD để tăng thanh khoản cho hệ thống. NHHT cũng tích cực tìm kiếm và tiếp tục triển khai các dự án tín dụng, dự án hỗ trợ kỹ thuật tù' các tổ chức quốc tể cho hệ thống QTDND..., qua đó góp phần nâng cao uy tín và vị thể của hệ thống QTDND, giừ vững sự phát triển ổn định của hệ thống.

3.2. Kêt quả hoạt động phát triên sản phâm thẻ ngân hàng

Năm 2010, Ngân hàng Hợp tác (tiền thân là Quỹ tín dụng Trung ương), được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ là đầu mối phối hợp với DID - Cơ quan phát triển quốc tế Canada để triển khai Dự án “Liên kết nông thôn - Thành thị góp phần chóng đói nghèo”. Nội dung cơ bản của Dự án hướng đến khách hàng ở nông thôn và đưa ra cách thức tiếp cận với tài khoản ngân hàng từ bất cứ đơn vị nào và thực hiện được các giao dịch gửi một nơi/rút nhiều nơi. Với trách nhiệm đầu mối, Quỹ tín dụng Trung ương đã xây dụng, nghiên cứu và triển khai sản phẩm Thẻ đầu tiên dành cho đối tượng khách hàng là Quỹ tín dụng nhân dân với tên gọi Thẻ ghi nợ Bông lúa vàng.

Đến năm 2013, với tiền đề cùa Dự án, Quỹ tín dụng Trung ương triển khai sản phẩm, dịch vụ Thẻ ghi nợ đến các Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước, mở rộng ra các đối tượng khách hàng của Ngân hàng Hợp tác. Tháng 7/2013, Quỹ tín dụng Trung ương được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Giấy phép chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Từ đây, các dịch vụ trên sản phẩm Thẻ của NHHT được tạo điều kiện để đa dạng hóa dịch vụ, triển khai nhiều tiện ích đến mọi• • • • • • y • • đối tượng khách hàng.

Từ 2013 đến nay, tuy chưa có nhiều hình thức, sản phẩm Thẻ nhưng NHHT luôn nâng cấp các dịch vụ, tiện ích sản phấm Thẻ ghi nợ, từ việc chỉ là chiếc Thẻ đế đáp ứng nhu cầu gửi một nơi/rút nhiều nơi đã trở thành sản phấm Thẻ ghi nợ, Thẻ thấu chi thực hiện được nhiều hình thức giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, mua

sắm hàng hóa... Việc hên tục ký kết tham gia là thành viên các tổ chức cung ứng dịch vụ (NAPAS, Hiệp hội Thẻ...) giúp NHHT cải tiến, mở rộng dịch vụ Thẻ của NHHT trên đa thiêt bị. Kêt quả hoạt động phát triên sản phâm thẻ của NHHT giai đoạn 2015 - 2020 cụ thể như sau:

3,2.1. Tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành

Ngày 10/3/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1388/NHNN-TT xác nhận đăng ký các loại thẻ ngân hàng cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam). Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã đăng ký phát hành thêm 2 loại Thẻ ghi nợ nội địa (Thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn; Thẻ ghi nợ nội địa dành riêng cho thành viên cùa các QTDND) tại NHNN theo mẫu với các chức năng, tiện ích đi kèm được nêu tại Giấy đáng ký thẻ ngân

hàng ngày 25/02/2014 của Ngân hàng Hợp tác xà Việt Nam.

NHNN yêu cầu, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần thực hiện đúng theo các quy định của NHNN tại Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN, đồng thời tuân thủ quy định về các nguyên tắc rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, quy định về việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet.

Ngân hàng Họp tác chính thức đưa dịch vụ thẻ Bông lúa vàng đến với khách hàng trên thị trường vói nhiều tiện ích, dịch vụ nâng cao. Dù “sinh sau đẻ muộn” hơn so với một số Ngân hàng khác nhưng dịch vụ thẻ cùa Ngân hàng Họp tác đang từng bước gia tàng các tiện ích nhằm tạo sự khác biệt giúp thu hút và giữ chân khách hàng

Bảng 3.5. Quy mô khách hàng sử dụng thẻ của NHHT

Đơn vị tính: Thẻ, %

Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Thẻ ghi nợ nội địa đang

sử dụng 4.625 5.783 7.305 9.073 11.591 12.452

% tăng trưởng 25,04% 26,32 % 24,20% 27,75% 7,43%

Thẻ ghi nợ Bông lúa vàng 1366 1724 1993 2558 3302 3656

% tăng trưởng 26,27% 15,60% 28,35% 29,09% 7 ớ, 72 %

Tỷ trọng 29,5% 29,8% 27,3% 28,2% 28,5% 29,4%

Thẻ ghi nợ nội địa ỌTDND 3259 4059 5312 6515 8289 8796

% tăng trưởng 24,55% 30,87% 22,65% 27,23% 6,72%

Tỷ trọng 70,5% 70,2 % 72,7% 71,8% 71,5% 70,6 %

Thẻ ghi nợ quốc tế 0 0 0 0 0

Thẻ tín dụng quốc tế 0 0 0 0 0

Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Số dư tiền gửi thẻ

(triệu đồng) 28.563 36.870 34.655 23.731 52.046 48.541

(Nguôn: Báo cáo hoạt động thè của Trung tâm thẻ NHHT năm 2015, 2016, 2017,

2018, 2019,2020)

Hiện nay, đôi với thẻ ghi nợ nội địa của NHHT gôm có thẻ ghi nợ nội địa - thương hiệu thẻ “Bông lúa vàng” phát hành rộng rãi tới các đối tượng khách hàng khác nhau của NHHT và thẻ ghi nợ nội đại QTDND phát hành cho khách tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, theo bảng 3.5 thẻ ghi nợ nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm thẻ ngân hàng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)