Các yếu tố ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 36 - 38)

- Các yếu tố kinh tế

Tình hình kinh tế có ảnh hưởng lớn đến phát triển NNL tại một doanh nghiệp. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế bao gồm chu kỳ kinh tế chung, nguồn cung cấp tiền, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, chính

sách tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán... Khi biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động kinh doanh cũng như về vấn đề nhân sự để có thế thích nghi với hoàn cảnh. Việc tuyển dụng người lao động cũng chặt chẽ hơn, cần chọn lọc người có trình độ nghề và kỹ năng chuyên môn cao. Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ không mở rộng quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh và

nhân lực để đảm bảo sự ổn định.

- Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của nhà nước và ngân hàng

Với chức năng quản lý xã hội, Nhà nước đưa ra các chính sách đế thúc đẩy sự

phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ lao động trong tất

cả các ngành nghề, vấn đề phát triển NNL được coi là yếu tố quan trọng trong mọi

lĩnh vực ngành, nghề và ở hầu hết các quốc gia. Vì vậy, các chính sách phát triền NNL có tác động đến NNL quốc gia cũng như các ngành trong đó có ngân hàng

thương mại.

- Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là sự gắn kết nền kinh tế của mồi quốc gia vào các tố chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các nước thành

viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối. Nói một cách khái

quát, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tể đối ngoại khác.

Đối với ngành ngân hàng, HNKTQT sẽ tác động cả hai mặt tích cực và tiêu cực. về cơ hội: HNKTQT sẽ làm cho mạng lưới hệ thống ngân hàng được mở rộng

với sự tăng lên của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng 100% vốn

nước ngoài. Quy mô vôn của các ngân hàng trong hệ thông cũng tăng nhanh nhờ

vào việc tìm kiếm đối tác chiến lược quốc tế; bên cạnh đó là cơ hội tiếp cận công nghệ quản trị tiên tiến, vốn đàu tư, nhân lực chất lượng cao. Áp lực cạnh tranh từ

các ngân hàng nước ngoài buộc các NHTM trong nước phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ nhàm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hoặc hợp tác với ngân hàng nước ngoài. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng cũng đồng thời tạo ra

động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách

nhiệm, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng

Tuy nhiên, HNKTỌT cũng đem lại không ít thách thức cho hệ thống ngân hàng, đó là:

- Khi hội nhập dòng vốn đổ vào Việt Nam tăng khiến cho giá tài sản tài chính,

bất động sản và các tài sản khác tăng, góp phần tăng thêm mất cân đối cơ cấu kỳ hạn và loại tiền của bảng cân đối của ngân hàng và doanh nghiệp, gây nguy cơ nợ

xấu gia tăng. Thị trường tài chính vì thế mà càng trở nên dễ tổn thương. Hội nhập cũng tạo ra sức ép không nhỏ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là, với tiềm lực tài chính nhỏ bé, chất lượng tài sản thấp, danh mục sản phẩm dịch vụ còn nghèo

nàn... đã tạo ra khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới.

HNKTQT làm tăng giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là cơ chế thanh tra, giám sát thiếu sự phối hợp

chặc chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan...

- Hội nhập đòi hởi các NHTM phải có một NNL không chỉ có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn phải am hiểu Luật Thương mại quốc tế và được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự

báo theo mô hình và chuẩn mực quốc tế, trong khi NNL của các NHTM Việt Nam

còn rất yếu kém về các kiến thức và kỹ năng trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ mới CMCN 4.0, hiện nay các ngân hàng tập trung mạnh vào các sản phẩm và dịch vụ kết hợp kỹ thuật mới như

ngân hàng điện tử (internet banking) và ngân hàng qua điện thoại di động (mobile

banking), những sản phẩm/dịch vụ không đòi hởi phát triển mạng lưới khách hàng

thông qua các chi nhánh. Sự phát triên của các dịch vụ trực tuyên đang ngày càng

phố biến khiến nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng giảm, và dự báo xu hướng này sẽ

còn tiếp tục tăng tốc trong thời gian tới, đặc biệt là tạo châu Âu. Đây cũng là một thách thức mà các ngân hàng phải tính đến trong thời gian tới.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, có nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư

vào và các NHTM mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường quốc tế. Các đối thủ trạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao. Các NHTM luôn tìm mọi biện pháp

để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng

với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, mang lại sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần. Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung

cấp những sản phấm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với ngân hàng khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận

ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường.

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ liên quan đến tiền tệ, chính vì

vậy, năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng để thể hiện chất

lượng của sản phấm dịch vụ của ngân hàng đó. Đội ngũ nhân viên làm việc tại ngân

hàng phải luôn được đào tạo và phát triền các kỹ năng, chuyên môn ngành cũng như tạo được sự tin tưởng với khách hàng bằng phong cách chuyên nghiệp, am hiểu

trong nghiệp vụ qua đó tư vấn được cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Trong

môi trường cạnh tranh càng gay gắt giữa các ngân hàng thì việc đào tạo và phát triển NNL chất lượng cao là một lợi thể cạnh tranh hàng đầu giúp ngân hàng tồn tại

và đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 36 - 38)