Các yếu tố trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 38 - 43)

- Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà DN muốn phấn đấu đạt

được, được sử dụng làm định hướng cho các nhà soạn thảo quyết định

Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản

cùng các giải pháp, chính sách nhăm sử dụng một cách tôt nhât các nguôn lực, lợi

thế, 2 cơ hội • của DN để đạt 9 được các 9 mục tiêu đề ra trong một thời hạn nhất định.

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải xây dựng cho mình mục tiêu

và chiến lược kinh doanh riêng. Làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó hình

thành hệ thống chiến lược của DN. Chiến lược kinh doanh và chiến lược NNL trong DN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi doanh nghiệp theo chiến lược đối mới,

đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thì chiến lược nguồn nhân lược phải chú trọng đến tính sáng tạo, đổi mới trong nhân viên. Điều này dẫn đến việc tuyển dụng nhân viên

sẽ hướng đến người lao động có hiểu biết rộng, đa ngành nghề hơn những người có chuyên môn hẹp. về phát triển NNL, mục tiêu và chiến lược sể chú trọng đến toàn bộ quá trình: thu hút - đào tạo và phát triển - duy trì NNL của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ người, với những phẩm chất, kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt các công việc theo chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi DN có

chiến lược phát triến nhân lực tốt, sự gắn bó giữa nhân viên và DN sẽ tăng lên, tạo

động lực cho người lao động cống hiến hết mình cho DN. .[Trần Kim Dung (2011)].

Thực tiễn cho thấy, ngoài hoạch định và phát triển nguồn nhân lực thì hoàn

thiện công tác tổ chức quản lý là một nội dung quan trọng; trong công tác hoạch định, việc đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý là một mục tiêu cần ưu tiên. Do vậy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và quản trị nguồn nhân lực của tổ chức này thì chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh và mô hình tổ chức có vai trò quyết định. Vì vậy, mỗi DN phải có chiến lược phát triền NNL hiệu quả phù

hợp, giúp cho DN không rơi vào tình trạng thiếu hụt dư thừa nhân sự khi DN phát

triển hay thay đổi chiến lược góp phàn tạo nên sự thành công của DN.

Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

*Trình độ văn hỏa, năng lực của NNL

Các hoạt động dịch vụ trong hệ thống NHTM có nội dung phức tạp, đa dạng

đòi hòi cán bộ, viên chức ngân hàng phải có kiến thức chuyên môn sâu và các kiến

thức về ngoại ngữ và tin học. Hiện nay các NHTM rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu gắn với ngân hàng và công nghệ. Một

trong những điêm yêu lớn của ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay là khan hiêm

nghiêm trọng nguồn lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế... và đặc biệt là

các chuyên gia Tài chính - ngân hàng có bằng cấp quốc tế. Tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao, các chương trình đào tạo đại học thay đổi rất

chậm so với xu thế. Thực tiễn này, đòi hỏi cần quan tâm đào tạo và phát triến nguồn

nhân lực chất lượng cao, đảm bảo đủ khả năng ứng dụng CNTT, phương thức làm việc tiên tiến trong điều kiện số hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

* Thê chất của NNL

Thể chất của NNL (bao gồm việc nâng cao sức khỏe, thể chất của NNL). Không có sức khỏe thì bất cứ ai cũng khó có thể hoàn thành được công việc. Sức khỏe không chỉ biểu hiện chất lượng NNL mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Sức

khỏe này hàm chứa khỏe cả thể chất và tinh thần của NNL. Neu NNL có sức khỏe tốt

sẽ đảm đương các công việc, áp lực của công việc và ngược lại.

Trong mối quan hệ với phát triền kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng NNL cả hiện tại và tương lai. Người lao

động có sức khoe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai

và khả năng tập trung trong khi làm việc. Nhờ thể lực tốt, con người có thể tiếp thu

nhanh chóng nhũng kiến thức, kỹ năng trong quá trình giáo dục. Việc chăm sóc tốt

sức khỏe làm tăng chất lượng NNL trong tương lai bằng việc kéo dài tuồi lao động. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển, nên yêu cầu bảo vệ và

nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi chính đáng mà xà hội phải đảm bảo.

Tuy nhiên mức độ bảo đảm sức khỏe cho dân cư mỗi quốc gia rất khác nhau bởi sự khác nhau về tình hình dân số và các điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khác.

* Vốn xã hội của NNL

vốn xã hội (VXH) được xem là một dạng vốn được sở hữu bởi các thành viên của một nhóm hoặc mạng lưới xã hội. Do vậy, VXH cũng có những đặc trưng cơ bản của “vốn” như “tích lũy”, “đầu tư”, “sinh lợi”, "sử dụng", "chuyển giao",... Tính tích lũy được• thể hiện• ở chỗ các mối quan JL hệ • xã hội được • • tạo thành• và được• tích lũyJ

qua thời gian đê tạo thành vôn. Vi vậy, VXH đòi hỏi phải có một sự đâu tư, ít nhât

là về thời gian để duy trì và phát triến các mối quan hệ. Từ đó, các lợi ích vật chất và tinh thần mà các cá nhân mong đợi sẽ được sản sinh thông qua sự tương tác giữa các cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, VXH còn có đặc trưng cùa một “tài sản công” mà mỗi thành viên của một nhóm hay mạng lưới xã hội có thế tiếp cận được và huy động cho các mục đích riêng. Đây là một đặc trưng đế phân biệt

VXH với các loại vốn khác. Một đặc trưng quan trọng nừa của VXH làm cho nó

khác với các loại vốn khác là VXH chỉ tồn tại và sinh ra lợi ích khi có một sự tương

tác được lặp lại giữa ít nhất hai cá nhân. Bởi vì thông qua sự tương tác lặp lại đó thì VXH mới được duy trì và sản sinh ra các lợi ích [Nguyễn Văn Khánh, 2010].

Vốn xã hội của NNL trong các NHTM được thể hiện thông qua khả năng liên

kết, tinh thần làm việc tập thể, ý thức trách nhiệm của người lao động, vốn xã hội

góp phần hình thành nên nhân cách, phấm chất của NNL trong các NHTM, nó giúp họ • • • • • •thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

* Kỉnh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn

Đó là kinh nghiệm làm việc qua các năm của đội ngũ nhân lực trong các

NHTM khi thực hiện những dịch vụ kinh doanh của ngành.

Kinh nghiệm công tác bị chi phối, ảnh hưởng của hai yếu tố chính là thời gian

công tác và cường độ tiếp nhận thông tin của chủ thể công tác. Thời gian công tác

càng lâu và cường độ tiếp nhận/hấp thụ thông tin càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều. Tuy nhiên, thời gian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích lũy kinh nghiệm.

Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm trong công tác của NNL ngân hàng phụ

thuộc vào chính khả năng nhận thức, phân tích, tổng hợp, tích lũy và ghi nhớ của

bản thân từng người. Chính kinh nghiệm này cũng góp phần cho việc hình thành

năng lực thực tiễn của NNL trong các NHTM và tăng hiệu quả các dịch vụ mà họ phải đảm nhiệm.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày nhừng vân đê lý luận cơ bản vê phát triên NNL trong DN và các NHTM. Luận văn đà tập trung phân tích sâu nội dung của phát triển NNL trên các tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL. Đồng thời

phân tích cách thức phát triển NNL cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL trong các NHTM. Luận văn cũng đưa ra những kinh nghiệm về phát triển

NNL của một số NHTM trong nước, từ đó rút ra được bốn bài học kinh nghiệm cho

BĨDV chi nhánh Từ Liêm.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ liêm (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)