Phương pháp tông hợp thông tin:
Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt
được, từ đó rút ra kết luận. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng
biểu để phân tích, đánh giá tình hỉnh phát triển NNL tại BIDV- Chi nhánh Từ Liêm. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp thông tin thu được từ phiếu khảo sát. Các thông tin chung về giới tính, độ tuổi, mức thu nhập và nghề nghiệp sẽ được nhập dưới dạng ký tự số. Trong đó, giới tính nam được ký hiệu là 1, nữ là 0;
các thông tin còn lại được nhập theo thứ tự từ 1 đến 4 theo thứ tự tăng dần. Việc mã
hóa thành ký tự số nhằm giúp cho việc phân tích số liệu với việc sử dụng các phần mềm thống kê.
Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp phân tổ thống kê
Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triến của hiện tượng trong thời gian đã qua tù’ đó đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ thống
kê để tiến hành so sánh: số tuổi, năm kinh nghiệm, giới tính, cơ cấu, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cũng như kỹ năng của NNL tại BIDV- Từ Liêm.
- Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết quả so sánh về thực trạng phát triển NNL tại BIDV- Từ Liêm trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời
gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả cùa phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích
và kỳ gốc. Phương pháp này dùng đề so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu cùa kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó,
từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh sô tương đôi: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích, được đo băng tỉ lệ %,
là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ
chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu
tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đối của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng phát triển của BIDV -Từ Liêm qua các kết quả hoạt động kinh
doanh. Mô tả quá trình phát triển NNL của Chi nhánh, qua đó thấy được những ưu -
nhược điếm của hoạt động này, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Phương pháp
thống kê mô tả, được dùng để đánh giá sự biến động số lượng, chất lượng NNL BIDV- Từ Liêm trong giai đoạn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia
nhăm xác định được kêt quả đạt được, những hạn chê, diêm mạnh, diêm yêu của
công tác phát triển NNL tại B1DV Chi nhánh Từ Liêm. Tham khảo ý kiến
chuyên gia như phòng tố chức cán bộ, phòng Kinh doanh và Quản lý rủi ro... về cách thức phát triển đội ngũ nhân lực B1DV. Bên cạnh đó, tác giả xin ý kiến các
cán bộ quản lý của Chi nhánh và cán bộ của Viện Đào tạo cán bộ của B1DV về
r
một sô gợi ý của giải pháp.
2.3. Mẩu nghiên cứu
Mầu nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các bảng hỏi và mẫu khảo sát được thiết kế phù hợp đối với từng phương pháp nghiên cứu như sau:
Mau khảo sát
Đối tượng khảo sát là các CBCNV của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN-Chi nhánh Từ Liêm gồm 79 người.
Trong 79 mẫu được chọn phần lớn là cán bộ cấp quản lý cấp trung, đối tượng
này có thâm niên làm việc lâu năm nên các nhận xét, đánh giá, nhỉn nhận thực trạng của phát triển nguồn nhân lực là tương đối chính xác. Mầu khảo sát được lấy theo
phương pháp ngẫu nhiên, thuận tiện.
2.4. Thiết kế hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Nhóm chỉ tiêu tình hình kinh doanh của BIDV- Từ Liêm
- Kết quả huy động vốn
- Kết quả hoạt động dịch vụ theo loại hình của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2017-2019
- Kêt quả hoạt động tín dụng của BIDV Từ Liêm giai đoạn 2017-2019.
Nhóm các chỉ tiêu đánh giá phát triển NNL tại BIDV- Từ Liêm
- Chỉ tiêu đánh giá quy mô, số lượng, cơ cấu (tuổi, giới tính, kinh nghiệm,...) của NNL giai đoạn 2017-2019: luận văn có so sánh số lượng NNL trong giai đoạn 3 năm từ năm 2011 đến 2019. về cơ cấu nhân sự, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm tỷ lệ cán bộ được phân bồ ở bộ phận chính trong ngân hàng ( ban giám đốc, khối hỗ trợ
tác nghiệp, khối quan hệ khách hàng). Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về giới tính, độ tuổi được phân làm 4 nhóm ( dưới 30 tuổi, từ 30 đến 40 tuổi, từ 41 đến 50 tuổi, từ
51 tuổi trở lên)
- Chỉ tiêu đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ NNL tại Chi nhánh: với chỉ tiêu này, luận văn đánh giá về trình độ văn hóa của NLL được chia thành các cấp: trên
đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trình độ khác. Thêm vào đó, các chỉ tiêu về
trình độ chuyên môn được phân cấp (Giám đốc, phó giám đốc; Trưởng, phó phòng; Lao động chuyên môn, Lao động giản đơn) cũng được tác giả đề cập. Các chỉ tiêu về thâm niên công tác cũng nằm được chia thành 3 tiêu chí: hợp đồng dưới 1 năm, hợp đồng từ 1-3 năm, hợp đồng không kỳ hạn cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ của NNL được nhắc đến trong luận văn.
- Chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng làm việc của NNL
- Chỉ tiêu đánh giá về kỹ năng mềm của NNL: với chỉ tiêu này, chỉ đề cập đến chỉ tiêu về trình độ ngoại ngừ ( Tiếng Anh) và tin học của NNL so sánh qua giai
đoạn năm 2017-2019.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá động lực thúc đẩy phát triển NNL tại BIDV Từ Liêm
- về công tác đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm: độ tuối, bằng cấp; đào tạo để đề bạt,
- về tiền lương, tiền thưởng: theo mức lương vị trí, năng sưất lao động
- về môi trường và điều kiện làm việc: chú trọng đến đào tạo để phát triển
nguồn nhân lực, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc.
- về chế độ khen thưởng: khen thưởng theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khen thưởng quyết toán định kỳ hàng quý, khen thưởng các ngày lễ lớn trong
năm,...
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 càn cứ vào cơ sớ lý luận chương 1 cùng với việc tham khảo các mô hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực học viên xây dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực. Trong luận văn
học viên sử dụng phương pháp chủ yếu: thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông
qua việc điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, thu thập số liệu từ các báo cáo của B1DV
Từ Liêm nói riêng và của BIDV nói chung; phương pháp so sánh; phương pháp
phân tích, thống kê; phương pháp sử dụng các công thức tính toán về tăng trưởng, tỷ trọng. Căn cứ vào những phương pháp này học viên sẽ vận dụng nhằm làm rõ và
cụ thể hóa bằng con số thực phát triển nguồn nhân lực BIDV Từ Liêm.
CHƯƠNG 3. THỤC• • TRẠNG PHÁT TRIẺN NGUÒN NHÂN LỤC•
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÀU Tư VÀ PHÁT TRIỀN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỪ LIÊM
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Từ Liêm nhánh Từ Liêm
3.1.1, Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là: Bank for
Investment and development of Viet Nam, tên viết tắt là BIDV được thành lập theo
Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 cùa Thù tướng Chính phù. Trải
qua gần 60 năm hoạt động, bản thân tên gọi của Ngân hàng đã nói lên mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ:
- Từ năm 1957 đến năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết việt Nam
- Từ năm 1981 đến năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Từ ngày 01/05/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
B1DV đã có những bước dài trong hoàn thiện mô hình tố chức, mô hình kinh doanh, thị phần và định hướng phát triển sản phẩm như:
về tín dụng, BIDV có nhũng đột phá về xóa bao cấp trong đầu tư xây dụng cơ bản, đột phát trong việc tự lo một phần tới lo toàn bộ nguồn vốn cho đầu tư trung và
dài hạn các công trình, dự án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhà nước.
về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ: Từ hoạt động tín dụng theo kế hoạch đã phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới theo đòi hỏi của thị trường như cho vay đa
thành phần kinh tế, thanh toán quốc tế, cho thuê tài chính, các dịch vụ ngân hàng
điện tử...
về tổ chức, mạng lưới và thị phần: BIDV đã hoàn thiện mạng lưới kinh doanh trải khắp các tỉnh thành trong nước. Từ thị trường trong nước đã từng bước chọn lọc và mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế với việc liên doanh liên kết mở rộng
mạng lưới thanh toán, đại lý với các ngân hàng toàn cầu.
BIDV Từ Liêm là chi nhánh tách ra từ chi nhánh gôc Câu Giây. Địa chỉ tại tòa nhà Sunsquare, số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà
Nội được chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 2015 với mục tiêu ra đời:
+ Chiếm lĩnh và khai thác tốt thị trường phía tây của Hà Nội. Đây là một thị trường có nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có nhiều ngân hàng tiếp cận.
+ Cùng chi nhánh gốc cầu Giấy gia tăng ảnh hưởng, vị trí, uy tín, thị phần và
năng lực cạnh tranh của B1DV trên địa bàn.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.2. ỉ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chức năng: BIDV Từ Liêm là một chi nhánh cùa hệ thống BIDV. Vì vậy, BIDV Từ Liêm cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng
tống hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn:
+ BIDV Từ Liêm được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện
pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy
định của BĨDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
4- Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn. Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc có chức năng lãnh đạo
và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Dưới Ban Giám đốc gồm 7 phòng chức năng và 04 phòng giao dịch.
Ban Giám đôc > Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp Khối Quản lý nôi• bô• Khối trực thuôc* ▼ V V - p. Quản trị tín dụng - p. Giao dich KH Các phòng giao dịch (4 phòng) -P.KHDN 1 -P.KHDN 2 -P.KH cá nhân P. Quản lý rủi ro p. Quản lý nội bô•
So' đồ 3,1 Cư cấu tổ chức của BIDV Từ Liêm
Giám đôc: người đứng đâu chi nhánh, chịu trách nhiệm cao nhât tại chi nhánh.
Thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định cùa pháp luật và quy
định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giám đốc phân công, ủy
thác cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng các phòng nghiệp vụ, giải quyết một số
công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.
2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Phòng Quản lý nội bộ:
+ Bộ phân tô chức hành chính:
- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình liên quan đến công tác tố chức, quản lý nhân sự và phát triển NNL của Nhà nước và của
BIDV đến toàn bộ CBNV trong chi nhánh.
- Quản lý hồ sơ lý lịch của toàn thề CBNV trong chi nhánh và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng và quý. Xây dựng triển khai,
đôn đốc thực hiện chương trinh giao ban nội bộ chi nhánh.
4- Bộ phận tài chính kế toán
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý thông tin và lập các báo cáo kế toán tài chính,
hạch toán kê toán chi tiêt, kê toán tông hợp.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, hợp lý của các số liệu về báo
cáo tài chính và báo cáo kế toán theo đúng quy định của nhà nước và B1DV.
+ Bộ phận kế hoạch tông hợp
- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định
hướng của BIDV. Tổng hợp kết quả giao ban tháng cúa chi nhánh.
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng và quý. Xây dựng triển khai, đôn đốc thực hiện chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trinh Marketing, trực tiếp tiếp thị
và bán sản phẩm.
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải quyết được duyệt. Mở
tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện • •tại và tài khoản mới.
- Chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả cúa khoản vay được đề xuất
quyết định cấp tín dụng.
Phòng quản lý rủi ro:
- Tham gia các văn bản dự thảo về quy trình nghiệp vụ sản phẩm dịch vụ ngân
hàng mới liên quan đến quản trị rủi ro để trình lên Giám đốc phê duyệt theo thấm quyền. - Tham mưu, xây dựng hệ thống hạn mức áp dụng cho các hoạt động kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ nhàm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạn mức, chấp hành các quy định, quy
trình nghiệp vụ của các hoạt động kinh doanh.
Phòng quản trị tín dụng:
- Trục tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh với khách hàng
theo quy trình, quy định của BTDV.
- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quản phân loại nợ của
phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, giám sát khách hàng tuần thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng Giao dịch khách hàng
- Trực tiếp quản lý tài khoản, thực hiện các tác nghiệp các giao dịch với khác hàng.
Tiếp nhận thông tin ý kiến phản hồi từ khách hàng và đưa ra hướng giải quyết.
- Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu vi phạm theo