Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức

Qua phân tích thực trạng ở chương 3, đội ngũ công chức của huyện Bảo Yên ngày càng tăng về số lượng nhưng vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Thiếu CBCC hành chính chuyên ngành, cán bộ quản lý giỏi, thừa CBCC không đủ phẩm chất, năng lực yếu không đáp ứng được nhu cầu công việc. Cơ cấu đội ngũ CBCC theo ngạch bậc theo loại D (ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên) còn cao. Ngoài ra, cơ cấu CBCC nữ trong đội ngũ CBCC còn ít. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ về công tác tuyển dụng và bình đẳng giới trong khâu tuyển dụng.

Do vậy, để lựa chọn tuyển dụng được người thích hợp với công việc, phát huy được năng lực của họ phải làm tốt các công việc sau:

- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh và thực trạng công chức để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho phù hợp. Trước khi thực hiện việc tuyển dụng cần rà soát lại đội ngũ công chức hiện có, tiến hành sắp xếp công chức theo yêu cầu về số lượng và chức danh theo quy định. Xác định những chức danh còn thiếu và lấy đó làm căn cứ để tuyển dụng.

- Đối với những CBCC không có năng lực, hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, kiên quyết đưa ra khỏi hàng ngũ CBCC để nâng cao chất lượng công chức.

- Cần nâng cao nhận thức, quan điểm của các cấp ủy, chính quyền về sự cần thiết và sự ưu điểm của việc trẻ hóa đội ngũ CBCC, có các chủ trương, chính sách về việc trẻ hóa cán bộ. Nhằm nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ CBCC của huyện cần xem xét tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ngạch chuyên viên hạn chế tối đa việc tổ chức thi tuyển ngạch cán sự và nhân viên.

- Thay đổi hình thức tuyển dụng từ xét tuyển sang hình thức thi tuyển công chức để đảm tính tính khách quan, công bằng, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, lựa chọn được những người có trình độ, năng lực nhất tham

119

và cơ chế bảo đảm thực thi thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía Nhà nước, hệ thống chính trị và nhân dân đối với CBCC nhất là việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng, thuận lợi; đồng thời phải có quy định rõ việc CBCC phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình gây ra bằng cách quy định chế độ kỷ luật đối với CBCC.

- Thứ ba, để bảo đảm hoạt động của CBCC được đúng đắn, thực sự hướng tới phục vụ nhân dân, rất cần thiết phải có những quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát những hoạt động của CBCC, còn cần phải có các quy định về kiểm tra, sát hạch thường xuyên và định kỳ đối với CBCC; kết quả đó phải được công bố công khai, là cơ sở để xét nâng bậc lương, để bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và xét hưởng các chế độ đãi ngộ khác.?

4.3. Khuyến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, đảm bảo trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cho CBCC cấp huyện.

- Đề nghị Chính phủ cần có chính sách "đầu ra" để giải quyết số CBCC hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao, sức khỏe yếu... như chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đang thực hiện đối với CBCC, viên chức nhà nước, vì thực tế hiện nay trong đội ngũ CBCC cơ sở của các địa phương trong vùng còn chiếm một tỷ lệ lớn thuộc diện này nhưng chưa có cách giải quyết.

- Chính phủ xây dựng tập trung chức danh tiêu chuẩn phù hợp với nhiệm vụ của mỗi vị trí công chức đảm nhận và xây dựng Bản mô tả công việc đối với từng vị trí công việc tại các phòng ban thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

để mỗi địa phương dễ dàng định hướng cho từng vị trí cụ thể phù hợp với địa phương mình làm tiêu chí bố trí, sử dụng công chức cho phù hợp, và thuận tiện cho khâu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của CBCC.

- Hoàn thiện cơ chế tiền lương cho từng vị trí việc làm nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đủ chi tiêu cho đội ngũ công chức, tạo động lực và định hướng cho từng công chức phấn đấu mục tiêu nghề nghiệp, làm cho công chức luôn chăm lo tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, tăng chất lượng hoàn thành công việc, từ đó tăng hiệu quả quản lý nhà nước.

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Lào Cai

- Đề nghị với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Trường chính trị tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh liên kết với các Trường Đại học như: Học viện Nông nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Đại học Thái Nguyên,…mở các lớp về chuyên ngành Luật Kinh tế, Tài chính, Kinh tế nông nghiệp, nông lâm, thủy sản, Trung cấp lý luận chính trị,…nhằm tạo điều kiện cho CBCC cấp huyện còn trẻ, con em địa phương, chưa qua đào tạo được cử đi đào tạo và quay trở về phục vụ quê hương.

- Đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng quy chế chung về thu hút sinh viên chính quy tốt nghiệp bằng giỏi, xuất sắc về công tác tại các địa bàn cơ sở.

- Tích cực chỉ đạo thực hiện luân chuyển cán bộ có năng lực, trình độ, có chiều hướng phát triển ở tỉnh, huyện về xã để đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ở cấp xã; thực hiện nghiêm túc quy định đối với lãnh đạo chủ chốt cấp huyện bắt buộc phải giữ chức vụ người đứng đầu ở cấp xã ít nhất 2 năm trở lên trước khi được giao vị trí chủ chốt cấp huyện.

- Chỉ đạo các cơ quan tổ chức cán bộ, các ngành, các địa phương thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ; thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ

121

cán bộ lãnh đạo chủ chốt hằng năm; kiên quyết điều động đối với những cán bộ yếu về phẩm chất chính trị, uy tín và năng lực chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Kiện toàn về tổ chức bộ máy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức cán bộ cấp huyện, nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác cán bộ cấp huyện, cấp xã.

4.3.3. Đối với UBND huyện Bảo Yên

+ Phòng Nội vụ huyện có vai trò quan trọng, chủ trì phối với với các ban ngành, địa phương liên quan hàng năm cần thực hiện công tác rà soát, thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp huyện.

+ Chủ trì phối hợp các ngành có liên quan, hợp đồng với các trường trong và ngoài tỉnh để tổ chức thực hiện đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC cấp huyện theo quy hoạch, kế hoạch. + Thực hiện luân chuyển cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản xuống cơ sở để công tác. Thông qua việc luận chuyển để nhằm củng cố, xây dựng cơ sở vững mạnh mà còn là nơi thử thách cán bộ bằng thực tiễn. Muốn làm được, trước hết Huyện ủy phải có chủ trương và kèm theo đó là chính sách ưu đãi cho cán bộ xuống tăng cường ở cấp cơ sở trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và căn cứ vào điều kiện kinh tế của huyện.

+ Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xây dựng quy chế cho việc đánh giá CBCC cấp huyện cuối năm.

KẾT LUẬN

Đội ngũ CBCC là nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố then chốt ảnh hướng đến sự thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam nói chung và huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói riêng. Nhận thức được điều này, thời gian quan Đảng bộ và Chính quyền huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC để từng bước đưa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đứng vững và phát triển trong tình hình mới.

Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức, chất lượng đội ngũ công chức, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019, qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nhìn chung, đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bảo Yên tương đối ổn định về số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức đã có sự trẻ hóa và chất lượng ngày càng được nâng cao. Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và kỹ năng tin học đã được cải thiện đáng kể, số lượng công chức đạt trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng, mang lại những hiệu quả tích cực trong công việc. Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND huyện ngày càng được quan tâm, và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: công tác tuyển dụng đã có sự đổi mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng. Tuy nhiên, đối chiếu với các văn bản quy định về tiêu chuẩn đối với đội ngũ CBCC, có thể thấy, rất nhiều CBCC của huyện còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định. Một số chỉ tiêu về tâm lực và trí lực cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND huyện như: quy hoạch tạo nguồn, bố trí sử dụng công chức, đánh giá thực hiện công việc, thanh tra, giám sát... tuy đã được thực hiện, song hiệu quả trên thực tế chưa cao, một số hoạt động còn mang tính hình thức. Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, song một số nguyên

123

nhân chủ yếu như: do quy trình, thủ tục quy hoạch cán bộ đang còn lúng túng, mặt bằng dân trí của huyện còn thấp nên chất lượng CBCC về trình độ chuyên môn chưa cao, do tiền lương của CBCC còn thấp, chưa đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống nên CBCC còn thờ ơ với công việc, do địa phương chưa thực hiện phân tích công việc, chưa xây dựng bản mô tả công việc, không có phân công phụ trách mảng công việc rõ ràng, dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc hoặc phân công công việc không đúng trình độ chuyên môn.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của UBND huyện Bảo Yên trong thời gian tới, bao gồm các giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đội ngũ CBCC; Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức; Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thực hiện tốt bố trí, luân phiên, luân chuyển, thay đổi vị trí làm việc; Đổi mới công tác đánh giá việc thực hiện công việc của công chức; Đảm bảo chế độ, chính sách đối với CBCC; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ của công chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII (2008), Luật CBCC, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, Hà Nội;

2. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV (2019), Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật viên chức, thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019, Hà Nội;

3. Bộ nội vụ (2014), Đánh giá phân loại công chức số 4393/BNV-CCVC ngày 17 tháng 10 năm 2014, Hà Nội;

4. Bộ Nội vụ, (2019), Nghị định hợp nhất số 02/NĐHN-BNV về quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức ngày 21/05/2019;

5. Chi cục thống kê huyện Bảo Yên (2019), Niên giám thống kê huyện Bảo Yên năm 2019;

6. Đinh Thị Hương (2017), “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Huyện ủy huyện Mỹ Đức”, luận văn thạc sỹ, Đại học Thương Mại;

7. Đinh Trần Hưng (2018), “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC UBND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế;

8. HĐND tỉnh Bảo Yên (2018), Nghị quyết số 27/2018NQ-HĐND về Quy định mức chi dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh Bảo Yên; https://tcnn.vn/news/detail/39301/Chat_luong_cong_chuc_va_chat_luong_doi_ngu _cong_chucall.html

9. Tạ Ngọc Hải - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2018), Chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức, Tạp chí tổ chức nhà nước;

10. UBND huyện Bảo Yên (2010), Đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của huyện Bảo Yên đến năm 2020;

11. UBND huyện Bảo Yên (2019), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo Yên năm 2019;

12. UBND tỉnh Bảo Yên (2010), Quyết định số 213/2010/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế đánh giá, phân loại CBCC hàng năm tỉnh Bảo Yên;

125

13. UBND huyện Bảo Yên (2013), Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND về ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và CBCC nhà nước tỉnh Bảo Yên;

14. UBND tỉnh Bảo Yên (2015), Quyết định số 63/2015/QĐ-UBND về ban hành quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm và luân chuyển công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức trên địa bàn tỉnh Bảo Yên;

PHỤ LỤC 1

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC UBND HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI

Kính gửi quý Anh/Chị

Tôi tên Sùng Thị Sua, hiện đang là học viên Cao học Lớp Quản lý kinh tế K15M tại Lào Cai, trường Đại học Kinh tế và QTKD, ĐH Thái Nguyên. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp về Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai ”.

Tôi thực hiện Phiếu khảo sát này nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho bài nghiên cứu, rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian để điền vào phiếu khảo sát này. Ý kiến đóng góp của quý Anh/Chị là nguồn thông tin quý giá giúp tôi hoàn thiện đề tài. Mọi thông tin trên phiếu khảo sát này đều không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của anh chị, thông tin tổng hợp chỉ được phục vụ cho đề tài nghiên cứu và không được sử dụng với bất cứ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn!

I. Thông tin cá nhân

Anh/Chị vui lòng đánh dấu X vào một trong các ô vuông 1. Giới tính  Nam  Nữ

2. Độ tuổi: Dưới 31 Từ 31 đến 50 Từ 51 đến 60 Trên 60 3. Đơn vị công tác: ... 4. Trình độ chuyên môn:  Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Sau đại học

II. Nội dung khảo sát:

“Đánh giá công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của UBND huyện Bảo Yên”

Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình về các nội dung dưới đây. Đối với mỗi nội dung Anh/Chị hãy khoanh tròn vào một trong năm mức độ tương ứng như sau:

127

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Không ý

kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

ST T

Nội dung khảo sát Mức độ đồng ý

I Đào tạo

1 Công tác đào tạo có hiệu quả 1 2 3 4 5

2 Đi học nhằm nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 117)