Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 50 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp phân tổ thống kê: những thông tin sau khi thu thập được phân tổ theo các tiêu chí về chất lượng đội ngũ công chức như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong công việc, các kỹ năng thực thi công vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, thái độ, ý thức trong thực thi công, kết quả đánh giá, xếp loại công chức...

- Phương pháp so sánh:

+ So sánh tuyệt đối: xác định mức chênh lệch giữa chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu so với giá trị gốc được lựa chọn so sánh

∆Y =

Trong đó: là chỉ tiêu phân tích ở thời kỳ nghiên cứu là chỉ tiêu năm gốc

41

+ So sánh tương đối: Xác định quan hệ tỷ lệ giữa chỉ tiêu phân tích ở kỳ nghiên cứu so với giá trị gốc được lựa chọn để so sánh

Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ biến động = x 100%

- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan thuộc UBND huyện Bảo Yên. Dựa trên các số liệu thống kê, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan thuộc UBND huyện Bảo Yên được mô tả để thấy được quá trình phát triển, thay đổi của chất lượng đội ngũ công chức theo thời gian, tạo cơ sở thực hiện các phương pháp so sánh, phân tích dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.

- Sử dụng thang đo Likert: Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng các câu hỏi khảo sát. Người tham gia khảo sát lựa chọn mức độ đồng ý với lựa chọn số 1 nghĩa là “Rất không đồng ý” với phát biểu và lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai (Trang 50 - 51)